Sĩ Quan Là Gì? Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan Quân đội Nhân Dân Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Sĩ quan là gì?
- 2 2. Quy định về sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:
- 2.1 2.1. Một số quy định đối với sĩ quan:
- 2.2 2.2. Về việc chuyển đổi chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
- 3 3. Một số quy định đối với hạ sĩ quan:
1. Sĩ quan là gì?
Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau. Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam 2020 tại Điều 1:
“Điều 1. Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.”
Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, sĩ quan chính là người cán bộ hoạt động, công tác và làm việc trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ phục vụ cho Nhà nước Việt Nam và hoạt động trong mảng quân sự. Người sĩ quan chính là lực lượng nòng cốt giúp xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Người sĩ quan Quân đội đảm nhiệm những chức vụ sau: Lãnh đạo, chỉ huy và quản lý. Họ trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ như là: Lái máy bay, tàu chiến ngầm, làm công tác điện báo,… để đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam luôn ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao phó.
“Điều 3. Lãnh đạo, chỉ huy, quản lý sĩ quan
Đội ngũ sĩ quan đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.”
Sĩ quan trong Tiếng Anh là “Officer”.
2. Quy định về sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam:
2.1. Một số quy định đối với sĩ quan:
Thứ nhất, ngạch sĩ quan
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
– Sĩ quan tại ngũ là những sĩ quan thuộc lực lượng thường trực đang công tác trong quân đội hoặc đang được biệt phái. Sĩ quan biệt phái là sĩ quan tại ngũ được cử đến công tác ở cơ quan, tổ chức ngoài quân đội.
– Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ.
Thứ hai, Nhóm ngành sĩ quan
Sĩ quan gồm các nhóm ngành sau đây:
– Sĩ quan chỉ huy, tham mưu. Đây là ngành sĩ quan đảm nhiệm công tác tác chiến, huấn luyện và xây dựng lực lượng về quân sự.
– Sĩ quan chính trị. Sĩ quan chính trị là sĩ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
– Sĩ quan hậu cần. Sĩ quan hậu cần là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về vật chất cho sinh hoạt, huấn luyện và tác chiến của quân đội.
– Sĩ quan kỹ thuật. Đây là sĩ quan đảm nhiệm công tác bảo đảm về kỹ thuật vũ khí, trang thiết bị.
– Sĩ quan chuyên môn khác.
Thứ ba, về Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Cấp bậc quân hàm dành cho chức vụ sĩ quan được quy định chung đó là sĩ quan sẽ được giao cho các chức vụ thấp hơn so với chức vụ đang đảm nhận; chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất phải thấp hơn so với cấp quân hàm hiện tại của sĩ quan.
Theo quy định, người sĩ quan Quân đội sẽ được Nhà nước phong Quân hàm với 3 cấp. Các cấp được phong lần lượt sẽ là cấp Úy và cấp Tá, cấp Tướng. Mỗi cấp bậc khác nhau sẽ cấp hiệu, phù hiệu, quân phục và giấy chứng nhận sĩ quan khác nhau và được Chính phủ trực tiếp Quy định cụ thể tại Thông tư 153/2007/TT-BQP.
“Điều 10. Hệ thống cấp bậc quân hàm sĩ quan
Hệ thống cấp bậc quân hàm của sĩ quan gồm ba cấp, mười hai bậc:
1. Cấp Úy có bốn bậc:
Thiếu úy;
Trung úy;
Thượng úy;
Đại úy.
2. Cấp Tá có bốn bậc:
Thiếu tá;
Trung tá;
Thượng tá;
Đại tá.
3. Cấp Tướng có bốn bậc:
Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân;
Thượng tướng, Đô đốc Hải quân;
Đại tướng.”
Thứ tư, về tiêu chuẩn của một sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam
Căn cứ vào Điều 12, theo luật Sĩ quan Quân đội, mọi sĩ quan Quân đội Nhân dân phải đáp ứng được các quy định sau:
Một, Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
Hai, Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với Nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
Ba, Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hóa, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
Bốn, Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khỏe phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
Các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của người sĩ quan được quy định cụ thể tại Thông tư 153/2007/TT-BQP
2.2. Về việc chuyển đổi chế độ quân nhân chuyên nghiệp:
Đối tượng, điều kiện để xét chuyển đổi sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp được thực hiện theo khoản 1, khoản 2 tại Điều 6 của Nghị định 18/2007/NĐ-CP.
Về Thời gian xét chuyển:
– Xét chuyển theo thời gian hàng năm, tiến hành từ 1 cho đến 2 đợt xét. Thời điểm thực hiện xét duyệt sẽ được quy định bởi Bộ Tổng tham mưu.
– Xét chuyển các đối tượng là học viên ở các học viên, trường đào tạo thuộc Quân đội hoặc ngoài Quân đội theo đúng kế hoạch đào tạo của Bộ Quốc Phòng.
– Đối với những trường hợp khác và các đối tượng thuộc trường hợp đặc biệt thì việc xét tuyển còn tùy vào những yêu cầu, nhiệm vụ của Quân đội, do Thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu đưa ra quyết định.
Căn cứ vào Điều 17 của Luật sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, thời gian được thăng quân hàm và các mức quân hàm của người sĩ quan như sau:
1. Các điều kiện thăng quân hàm cho các sĩ quan tại ngũ
– Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều số 12 của Luật Sĩ quan Quân đội
– Có cấp bậc quân hàm ở hiện tại thấp hơn so với cấp quân hàm cao nhất đối với chức danh, chức vụ đang điểm nhiệm
– Có đủ thời hạn để xét thăng quân hàm, theo quy định tại Khoản 2 Điều 17
2. Thời gian xét thăng quân hàm cho sĩ quan tại ngũ
– Thiếu uy thăng lên Trung úy: 2 năm
– Trung úy thăng lên Thượng úy: 3 năm
– Thượng úy thăng lên Đại úy: 3 năm
– Đại úy thăng lên Thiếu tá: 4 năm
– Thiếu tá thăng lên Trung tá: 4 năm
– Trung tá thăng lên Thượng tá: 4 năm
– Thượng tá thăng lên Đại tá: 4 năm
– Đại tá thăng lên Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)
– Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải Quân thăng lên Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)
– Trung tướng và Phó Đô đốc Hải quân thăng lên Thượng tướng và Đô đốc Hải quân: 4 năm (tối thiểu)
– Thượng tướng và Đô đốc Hải quân thăng lên Đại tướng: 4 năm (Tối thiểu)
Thời gian mà người sĩ quan học tại trường sẽ được tính cả vào trong thời hạn để xét tuyển thăng quân hàm.
3. Quy định khác
Đối với sĩ quan tại ngũ thì việc xét thăng quân hàm từ cấp Đại tá lên Thiếu tướng và Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá đội tuổi 57. Sĩ quan quân đội nếu như tạo ra được những thành tích đặc biệt xuất sắc trong suốt thời gian hoạt động thì sẽ được đưa vào diện xét duyệt để thăng quân hàm vượt bậc. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo không vượt quá so với mức quân hàm cao nhất tại chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm.
3. Một số quy định đối với hạ sĩ quan:
Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là quân nhân có quân hàm Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
Thứ nhất, Quân hàm và chức vụ của Hạ sĩ quan, binh sĩ:
1. Binh nhất, binh nhì: chiến sĩ.
2. Hạ sĩ, binh nhất: Phó tiểu đội trưởng.
3. Trung sĩ, hạ sĩ: Tiểu đội trưởng.
4. Thượng sĩ, trung sĩ: Phó trung đội trưởng, tiểu đội trưởng.
Thứ hai, Việc phong, thăng, giáng và tước cấp bậc quân hàm, bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức của hạ sĩ quan, binh sĩ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật ảnh hưởng tới việc hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, trong khi chờ quyết định hình thức kỷ luật, sĩ quan giữ chức từ Trung đoàn trưởng và tương đương trở lên được quyền đình chỉ chức vụ đối với hạ sĩ quan thuộc quyền không quá 30 ngày và tạm thời chỉ định người thay thế, nhưng phải báo cáo lên cấp trên có thẩm quyền xét và quyết định.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2020
– Thông tư 153/2007/TT-BQP
Từ khóa » Cấp Bậc Trung Sĩ Là Gì
-
Trung Sĩ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội - Thư Viện Pháp Luật
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Và Công An Theo Quy ...
-
Chi Tiết Hệ Thống Cấp Bậc, Quân Hàm Trong Công An Nhân Dân
-
Cập Nhật Chi Tiết Hệ Thống Cấp Bậc Trong Quân đội - LuatVietnam
-
Chức Vụ, Cấp Bậc Quân Hàm đối Với Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ Như Thế Nào?
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân Và Công An ...
-
Quy định Mới Về Quân Hàm Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ QĐND
-
Quy định Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Trong Quân đội Nhân Dân
-
Hệ Thống Cấp Bậc Quân Hàm Công An Nhân Dân Việt Nam Hiện Nay
-
Hệ Thống Cấp Bậc Hàm Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Chiến Sĩ CAND
-
Bộ Công An
-
Hệ Thống Cấp Bậc Hàm Công An Nhân Dân Vũ Trang - VietLaw
-
Cấp Bậc Hàm Của Sĩ Quan Quân đội Gồm? - Luật Hoàng Phi