Siết Răng Khi Niềng Diễn Ra Như Thế Nào? Có đau Không? | Up Dental

Siết răng khi niềng là gì?

Siết răng khi niềng là giai đoạn sau khi bạn đeo mắc cài, tùy thuộc vào loại mắc cài mà bệnh nhân sẽ được tiến hành siết răng theo tình trạng dịch chuyển của răng. Nếu đeo mắc cài kim loại, bệnh nhân sẽ cần phải tái khám định kỳ để thay chun, kiểm tra lực siết cũng như mức độ di chuyển của răng trên cung hàm. Và nếu bệnh nhân đeo mắc cài tự động thì sẽ phải tái khám tại nha khoa trung bình từ một tháng đến một tháng rưỡi.

Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành siết răng tới vị trí ban đầu đã dự định, bệnh nhân sẽ có cảm thấy đau khi kéo lò xo, tăng lực siết và cảm giác như răng mình đang dịch chuyển. Đây là một dấu hiệu tốt bởi vì điều này cho thấy răng đang trong quá trình phục hình, sắp xếp và bạn sẽ hết đau trong 3 - 5 ngày tiếp theo.

Tại sao phải siết răng khi niềng?

Tại sao phải siết răng khi niềng răng

Mục đích chính và quan trọng nhất của mỗi ca niềng răng là để nắn chỉnh những chiếc răng mọc lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Vì vậy, siết răng khi niềng là việc siết chặt mắc cài khi niềng là cách tốt và nhanh nhất để điều chỉnh những chiếc răng khấp khểnh, giúp hàm răng của bạn trở nên hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Không giống như những phương pháp thẩm mỹ khác, niềng răng là một quá trình dài và cần sự kiên trì của bệnh nhân, vì trung bình mỗi ca niềng thường kéo dài từ 12 - 36 tháng tùy vào mức độ nặng nhẹ của răng. Vì vậy, bệnh nhân cần phải tái khám thường xuyên theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

[cta-braces-tea]

Quá trình siết răng khi niềng diễn ra thế nào

Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cần gặp bác sĩ chỉnh nha 3 - 6 tuần một lần để được kiểm tra tổng quát và siết răng theo sự tiến triển của răng bạn. Quy trình siết răng khi niềng sẽ được diễn ra theo các bước sau đây:

  • Đầu tiên, bác sĩ tiến hành tháo dây nối đàn hồi (dây nối đàn hồi có tác dụng giữ giá đỡ cho dây vòm)

  • Tiếp theo, tháo dây vòm chính ra khỏi giá đỡ

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng chạy răng và tiến hành siết răng để di chuyển chúng tới vị trí mong muốn. Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau ở bước này do có sự can thiệp của việc kéo lò xo và tăng tác dụng lực

  • Đặt dây vòm trở lại giá đỡ, sau đó cấy thêm các mối ghép đàn hồi để giữ cố định giá đỡ và dây vòm chính. Kết thúc quá trình siết răng.

Quá trình siết răng khi niềng

Sau khi siết răng khi niềng, cảm giác đau nhức và khó chịu sẽ là điều mà bạn không tránh khỏi. Tuy nhiên, tình trạng đau nhức sẽ chỉ diễn ra từ 3 đến 5 ngày và sẽ hết ngay sau đó. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng mà hãy tìm hiểu một số cách để giảm đau sau khi siết răng.

Còn nếu tình trạng này kéo dài và khiến cho vùng má của bạn bị tổn thương thì hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chỉnh nha để được thăm khám và điều trị một cách nhanh chóng nhất.

5 cách giảm đau sau khi siết răng khi niềng

Những cơn đau buốt khó chịu là nỗi lo của rất nhiều bệnh nhân sau khi siết răng khi niềng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây.

1. Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh là phương pháp giảm đau mà bạn có thể sử dụng ở nhiều vị trí trên cơ thể. Bạn có thể dùng một túi đá lạnh hoặc bọc vài viên đá vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm vào xung quanh vùng má bị ê buốt cho đến khi cơn đau giảm dần. Bạn có thể sử dụng cách giảm đau này nhiều lần trong ngày hoặc bất cứ khi nào cơn đau ập đến.

2. Chườm nóng

Ngoài cách chườm lạnh, người bệnh cũng có thể đẩy lùi cơn đau bằng cách chườm nóng. Hãy cho nước ấm vào chai thủy tinh hoặc dùng một chiếc khăn sạch nhúng vào nước ấm để chườm lên chỗ đau. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chỉ nên dùng nước ấm vì nước nóng có thể làm bỏng vùng da của bạn.

Cách giảm đau khi siết răng

3. Súc miệng bằng nước muối

Không chỉ có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn răng miệng mà nước muối còn tác dụng trong việc giảm đau sau khi siết mắc cài. Cho vài hạt muối biển vào nước ấm để làm nước súc miệng và súc miệng mỗi ngày khoảng từ 2- 3 lần sau khi ngủ dậy và sau khi ăn để giảm thiểu tình trạng đau buốt một cách hiệu quả.

4. Ăn thức ăn mềm

Việc răng bị siết chặt cũng có nghĩa là tình trạng ê buốt và đau nhức sẽ xảy ra, tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn ăn thức ăn cứng, dai và khó nhai. Vì vậy, hãy ăn các đồ ăn lỏng, mềm và xốp để tránh việc tác dụng lực lớn lên hàm răng, từ đó mắc cài sẽ được giữ tốt và ít đau nhức hơn.

5. Massage nướu răng của bạn

Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể sử dụng ngón tay để nhẹ nhàng massage nướu răng, giúp các mô được thích ứng với dụng cụ niềng và giảm các cơn đau do siết mắc cài.

Bài viết trên đây là tổng quan các thông tin về siết răng khi niềng cũng như quá trình và cách giảm đau sau khi siết mắc cài. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin bổ ích và cần thiết nhất. Chúc các bạn nhanh chóng sở hữu một hàm răng đẹp với cụ cười tỏa nắng!

>>Xem thêm: Giá niềng răng mới nhất tại nha khoa Up Dental

UP DENTAL – Niềng răng cao cấp dành cho bạn trẻ

  • Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

  • Đội ngũ Bác sĩ 100% tốt nghiệp Đại học Y dược TPHCM - được đào tạo chuyên sâu về niềng răng.

  • Group Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/groups/nhatkyniengrang

  • Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/NiengRangUpDental

  • Fanpage: https://www.facebook.com/niengranghoupdental

  • Website: https://updental.vn

  • Liên hệ: 0981.805.250 - 0902.657.078

Thẩm định răngThẩm định răng

Từ khóa » Siết Răng Niềng