Siêu âm 4d ở Tuần 32 để Làm Gì?
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC
Hầu hết các mẹ bầu đã biết hoặc tìm hiểu siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì? Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết hết được toàn bộ những ý nghĩa của siêu âm ở tuần thai thứ 32 này. Bài viết dưới đây sẽ viết chi tiết toàn bộ các thông tin về siêu âm 4D ở tuần thứ 32.
Xem thêm:
- Siêu âm 3D và 4D khác nhau như thế nào?
- [Giải đáp]Siêu âm 3D, 4D có hại cho thai nhi không?
- Siêu âm 3D khác gì 2D và 4D? Khi nào nên siêu âm 3D?
1. Siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì?
Em bé ở tuần thứ 32 đang dần hoàn thiện quá trình phát triển cơ thể, những đường nét cuối cùng của bé cũng được hình thành như lông mày, tóc trên đầu, lông mi trở nên rất rõ ràng. Chắc chắn mẹ cũng đang rất tò mò mong muốn được biết về con nhiều hơn nữa thông qua các hình ảnh siêu 4D. Cùng tìm hiểu một số lý do chính mà mẹ nên lựa chọn siêu âm 4D để thực hiện ở tuần thứ 32.
1.1. Siêu âm 4D tuần 32 giúp tăng trải nghiệm quan sát con
Về mặt chuyên môn, ở tuần thứ 32 mẹ có thể lựa chọn siêu âm 2D hoặc 4D đều được. Tuy nhiên, siêu âm 4D lúc này là lựa chọn lý tưởng nhằm giúp mẹ quan sát những hình ảnh siêu âm thai 32 tuần chính xác nhất.
- Tư thế nằm em bé: Thông thường, ở tuần thai thứ 32 ngôi thai bắt đầu sẽ chuyển về tư thế thuận, em bé sẽ quay đầu xuống dưới để chuẩn bị thuận lợi cho kỳ sinh và mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy hình ảnh này từ hình ảnh siêu âm 4D.
- Làn da: Lông tơ rụng bớt, mỡ dưới da dày lên khiến các nếp nhăn căng ra, da trở nên mịn màng, màu da dần giống màu da thật của trẻ sơ sinh.
- Biểu cảm trên khuôn mặt: Não của bé ở tuần 32 gần như hoàn thiện rồi vì vậy sẽ có rất nhiều biểu cảm như: ngáp, nhăn, mặt, cau mày, lè lưỡi, cười, chớp mắt,…
- Các mẹ có thể quan sát được chân, tay phát triển rõ rệt, móng chân, móng tay dài đến đầu ngón.
- Mẹ có thể quan sát được sự chuyển động tay chân của bé linh hoạt.
- Ngoài ra mẹ cũng có thể quan sát được tóc ở trên đầu bé, lông mày, lông mi.
Chính vì vậy, ở tuần 32 siêu âm 4D thường được ưa chuộng hơn 2D. Đây cũng là là một trong những lý do giúp giải đáp thắc mắc siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì?
Mẹ cũng cần lưu ý là sau thời điểm này, việc siêu âm 4D cũng trở nên khó khăn do khoang ối đã trở nên chật hẹp làm hạn chế việc thăm khám. Để hiểu rõ hơn về lựa chọn loại siêu âm 2D hay 4D mẹ vui lòng xem thêm bài viết: 17 – 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D. (1)
1.2. Siêu âm 4D ở tuần thứ 32 giúp xác định tình trạng sức khỏe thai nhi
Ngoài việc tăng trải nghiệm quan sát con thì một trong những lý do quan trọng giải đáp siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì chính là để xác định được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn về đích, đây cũng là cột mốc khám thai quan trọng cuối cùng trước khi em bé chào đời. Cụ thể:
Siêu âm giúp kiểm tra vị trí em bé nằm trong tử cung và lượng nước ối. Bên cạnh đó,
- Xác định các chỉ số của bé ở tuần thứ 32, trung bình bé sẽ có đường kính lưỡng đỉnh BPD là 82mm, chiều dài xương đùi FL là 63mm, chu vi bụng AC 280mm, chu vi đầu HC 296mm và cân nặng ước tính là 1702g.
- Xác định ngôi thai: Siêu âm còn xác định ngôi thai. Nếu ngôi thai của bé chưa thuận vào thời điểm này thì mẹ cũng không cần quá lo lắng, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ phương pháp giúp bé xoay về đúng chiều cần thiết. Ở tuần thai thứ 32, thường ngôi thai thuận với đầu bé quay xuống dưới sẽ dễ dàng sinh nở hơn.
- Xác định lượng nước ối: Ở tuần thai thứ 32, bác sĩ sẽ khảo sát lượng nước ối đục hay trong, nhiều hay ít. Nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến nước ối như đa ối hay thiểu ối trong thời điểm này sẽ chuyển bác sĩ sản khoa và y học bào thai xử lý. Thông thường từ tuần thứ 32, lượng nước ối bao quanh bé giảm dần để giúp di chuyên xuống dưới đáy tử cung. Bé sẽ không nằm lơ lứng như trước nữa để chuẩn bị cho ngày chào đời.
- Xác định vị trí bánh rau: chẩn đoán ở tuần 32 chính xác hơn.
- Khảo sát sự lưu thông máu trong dây rốn, động mạch não giữa…
- Đánh giá sự phát triển chức năng các cơ quan của thai nhi dựa trên khảo sát một số bất thường xảy ra muộn tại tim và não như đánh giá động mạch rốn, động mạch não giữa, ống tĩnh mạch…, qua đó cũng phát hiện được dị tật thai. Nếu thai nhi chậm phát triển, bác sĩ siêu âm sẽ chuyển mẹ bầu đến các bác sĩ y học bào thai để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị tiếp theo.
- Đánh giá sự phát triển về kích thước thai dựa trên các thông số siêu âm bao gồm BPD, HC, AC, FL, cân nặng, chiều dài thai theo bảng tiêu chuẩn, từ đây so sánh với sự phát triển chuẩn ở tuổi thai 32 tuần.
1.3. Siêu âm 4D ở tuần 32 giúp kiểm tra sức khỏe của người mẹ
Ở tuần thứ 32, em bé đã lớn nhất định và chiếm nhiều không gian trong bụng mẹ. Đây cũng là chính nguyên nhân khiến mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong sinh hoạt. Mẹ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như khó thở, đau lưng, buồn đi tiểu thường xuyên… Tuy nhiên nếu các thay đổi làm mẹ quá đau hoặc khó chịu thì mẹ cần đi kiểm tra ngay.
Bằng siêu âm 4D, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai, tư thế em bé nằm trong tử cung, đánh giá tình trạng chung của mẹ bầu như thận giãn do chèn ép niệu quản, gan mật, bàng quang, màng phổi hai bên của mẹ bầu gây ra các trạng thái như trên. Nếu thấy các biểu hiện như giãn thận, dịch màng phổi… gây bất lợi đối với mẹ, khiến mẹ không chịu đựng được thì ngay thời điểm này, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Bây giờ các bạn đã biết thêm được lý do siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì rồi phải không nào?
1.4. Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho con và mẹ
Dinh dưỡng cho mẹ và cho bé suốt thai kỳ giống như giải một bài toán cần trải qua rất nhiều bước, trong đó mỗi bước đòi hỏi những căn cứ riêng. Từ tuần thứ 32 trở đi, mẹ và bé đều đang tăng cân mạnh, đồng thời mẹ cũng cần tích trữ năng lượng bước vào giai đoạn vượt cạn, trong khi đó con cần dưỡng chất để phát triển toàn diện chuẩn bị chào đời.
Hình ảnh siêu âm chính là căn cứ để bác sĩ đưa ra lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho mẹ lúc này. Việc tự ý bổ sung quá nhiều dưỡng chất dẫn đến thừa dinh dưỡng, thừa cân hoặc tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Bác sĩ sẽ tùy theo thể trạng của mẹ mà chỉ định thêm các xét nghiệm như máu, nước tiểu hoặc có thể kê thêm thuốc hoặc thực phẩm chức năng để mẹ bổ sung dưỡng chất trực tiếp vào cơ thể.
1.5. Siêu âm 4D tuần 32 giúp phát hiện các dị tật xuất hiện muộn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để giải đáp thắc mắc siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì? Siêu âm 4D có thể phát hiện dị tật ở tuần 32 như nhẵn não, tắc ruột, giãn bể thận giai đoạn muộn, các bất thường tim mạch… Mặc dù này không có biện pháp can thiệp được nữa nhưng cũng có thể giúp gia đình chuẩn bị tâm lý về sau.
2. Hình ảnh, video siêu âm 4D thai nhi 32 tuần tuổi
Một trong những điểm nổi bật hàng đầu của siêu 4D đó là quan sát chính xác nhất hình ảnh em bé trong bụng mẹ. Dưới đây là một số hình ảnh siêu âm 4D ở tuần thứ 32 giúp mẹ quan sát bé rõ ràng:
Hình ảnh siêu âm 4D ở tuần thứ 32 cho mẹ thấy bé đang ngậm ngón chân khá rõ
Còn đây là hình ảnh ở tuần thai thứ 32 siêu âm 4D bé đang cười với mẹ
Còn đây là hình ảnh tổng hợp siêu âm 4D ở tuần thứ 32 cho thấy các cảm xúc của bé
Hình ảnh siêu âm 4D cho thấy nước ối của bé. Từ đây bác sĩ có thể xác định nước ối trong hay đục, nhiều hay ít để kịp thời can thiệp
Hình ảnh cho thấy ngôi thai quay đầu xuống phía dưới của bé. Ở tuần thai thứ 32 ngôi thai thuận để chuẩn bị cho kỳ sinh thuận lợi
Video siêu âm 2D và 4D bé gái ở tuần 32 để mẹ tham khảo
3. Từ tuần 32 mẹ nên siêu âm mấy lần?
Ngoài quan tâm đến siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì thì cũng rất nhiều mẹ quan tâm đến việc siêu âm mấy lần từ tuần thứ 32. Tùy tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường sau tuần 32 bác sĩ sẽ khuyên mẹ thực hiện thêm các đợt siêu âm vào:
- Tuần 34-36
- Tuần 36-39
- Sau tuần 39
Mục đích các lần siêu âm này chủ yếu đánh giá sự phát triển về thể chất, cử động thai nhi, lượng nước ối, ngôi thai và đánh giá tuần hoàn bánh rau thai nhi qua dây rốn. Vì khi này mẹ có thể sinh bất cứ lúc nào, do đó việc kiểm tra thường xuyên sẽ giúp mẹ và gia đình chuẩn bị tâm lý cũng như những đồ cần thiết cho quá trình sinh.
Bên cạnh đó, vì tuần 32 đã rất gần ngày sinh nên mẹ cần đi khám thai đúng định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, ngoài siêu âm, mẹ cũng cần thực hiện đo lường cân nặng, huyết áp, kiểm tra dấu hiệu phù, xét nghiệm máu, nước tiểu,… để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con trước ngày chuyển dạ.
Để tìm hiểu các xét nghiệm cần thực hiện, mẹ xem thêm tại mục 5: Thai 32 tuần cần xét nghiệm thêm những gì?” của bài viết 17 – 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D (1)
4. Lưu ý cho mẹ ở tuần thai thứ 32
Bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ, trong khi cơ thể bé ngày càng lớn để chuẩn bị chào đời, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau để kỳ sinh được thuận lợi và an toàn:
- Trước tiên, mẹ sẽ gặp một số triệu chứng mới xuất hiện như ợ chua, khó thở, mất ngủ…. Hiểu về các triệu chứng và khắc phục chúng nhờ những lời khuyên kịp thời từ bác sĩ sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn. Để biết cụ thể về các triệu chứng có thể gặp, mẹ xem thêm tại mục 6 “ Cơ thể mẹ thay đổi thế nào ở tuần 32?” ở bài viết 17 – 32 tuần nên siêu âm 2D hay 4D (1)
- Bên cạnh đó mẹ nên bổ sung, cân bằng dinh dưỡng: Sắt, Canxi, Đạm, Vitamin C, chất xơ,…Các loại hoa quả như cam, bưởi hoặc gạo lứt, bông cải xanh và các loại đậu còn nguyên vỏ sẽ rất có lợi cho hai mẹ con trong thời gian này.
- Cố gắng đi bộ, ngồi thiền, tập yoga, massage thường xuyên,…
- Cẩn trọng trước các dấu hiệu chuyển dạ và sinh non như: không thấy thai cử động, ra máu- ra dịch âm đạo, đau bụng từng cơn…
- Thăm khám thai định kỳ, chỉ siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ hoặc khi người mẹ có thấy dấu hiệu bất thường.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin giúp mẹ trả lời câu hỏi “Siêu âm 4D ở tuần 32 để làm gì?” Mẹ cần nhớ đây là thời điểm quan trọng, siêu âm 4D giúp mẹ ghi lại hình ảnh rõ nhất của con đồng thời đánh giá được sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn cuối thai kỳ nên mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua nhé!
Nếu mẹ cần tư vấn thêm, mẹ vui lòng gọi đến số Hotline 19003366 nhé!
Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1/5 - (1 vote)ĐẶT LỊCH KHÁM SẢN PHỤ KHOA
Thăm khám và tư vấn với Bác sĩ sản phụ khoa MEDIPLUS
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Bé Gái 32 Tuần Tuổi
-
Lý Do Siêu âm Thai 32 Tuần Là Mốc Quan Trọng Cuối Cùng Của Thai Kỳ
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 32 | Vinmec
-
Thực Hiện Siêu âm 32 Tuần để Làm Gì? Có Quan Trọng Không?
-
Siêu âm Thai Tuần 32-33: Mốc Quan Trọng Cuối Cùng - Vitamin Cho Bà ...
-
Thai Nhi 32 Tuần Tuổi: Mẹ Cần Lưu ý Và Chuẩn Bị Những Gì | Huggies
-
Thai 32 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Là đạt Chuẩn WHO? - MarryBaby
-
Siêu âm Thai 32 Tuần Tuổi: Chỉ Số Phát Triển, Kiểm Tra Dị Tật, Tư Vấn ...
-
Thai 32 Tuần Nặng Bao Nhiêu Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi - Fitobimbi
-
Khám Thai 32 Tuần – Mốc Quan Trọng Của Thai Kỳ, Mẹ Chớ Bỏ Qua
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 32
-
Nhịp Tim Thai Nhi Và Những điều Mẹ Bầu Cần Biết
-
[CHI TIẾT] Kích Thước Thai Nhi Bình Thường Mà Mẹ Bầu Cần Biết
-
Thai 33 Tuần Tuổi Nặng Bao Nhiêu? Chỉ Số Thai Nhi 33 ... - Hello Bacsi