SIÊU ÂM BỤNG CẤP CỨU Ở TRẺ EM - Bệnh Viện Sản Nhi An Giang
Có thể bạn quan tâm
Phó khoa CĐHA BS, CKI NGUYỄN VĂN TRÌNH
ECHOGRAPHIE DES URGENCES ABDOMINALES NON TRAUMATIQUES CHEZ L’ENFANT
SIÊU ÂM & CÁC TRƯỜNG HỢP ĐAU BỤNG CẤP Ở TRẺ EM KHÔNG DO CHẤN THƯƠNG
Định nghĩa
– Cấp cứu bụng nhi khoa đứng hàng thứ 3 về tần suất cấp cứu nhi, sau cấp cứu hô hấp và chấn thương.
– Lâm sàng : đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy, đi cầu ra máu.
– Đòi hỏi xử trí cấp cứu nội hoặc ngoại khoa trong vòng 24 giờ.
Phương tiện chẩn đoán
– Chụp X quang bụng không chuẩn bị: tắc ruột , táo bón, các vôi hóa ổ bụng.
– Siêu âm : rẻ tiền, đơn giản , hiệu quả , không nhiễm tia , dễ lập lại.
– Chụp X quang cản quang đường tiêu hoá: hiện nay ít sử dụng.
– CT Scanner, MRI : kém hiệu quả , đắt tiền.
Vai trò của siêu âm
– Khẳng định chẩn đoán ban đầu: định vị tổn thương, sự lan tràn , các bất thường kết hợp.
– Xác định chẩn đoán trong trường hợp nghi ngờ.
– Định hướng điều trị nội hay ngoại khoa Theo dõi sau điều trị.
Phương tiện và kỹ thuật khám
– Đầu dò: đầu dò convex 5 → 7 Mhz (3,5 → 5), đầu dò linear 7 → 10 Mhz ( 5 → 7,5 ).
– Doppler màu và doppler năng lượng.
– Giải thích cho bệnh nhân.
– Khám toàn thể ổ bụng, hố chậu, đáy phổi, khoang sau phúc mạc, thành bụng, các lỗ thoát vị.
Cấp cứu bụng nguồn gốc tiêu hoá
– Trẻ từ sơ sinh đến 3 tháng: hẹp phì đại môn vị, ruột quay bất toàn và xoắn ruột.
– Trẻ từ 3 tháng đến 3 năm: lồng ruột cấp, dị dạng ruột đôi.
– Trẻ lớn: nhiễm Rotavirus, ban xuất huyết dạng thấp , bệnh Crohn, Viêm hạch mạc treo, viêm dạ dày ruột, viêm đoạn cuối hồi tràng, viêm tụy cấp, bệnh do ký sinh trùng ruột và đường mật tụy
Cấp cứu bụng nguồn gốc ngoài tiêu hoá
– Tiết niệu: sỏi hệ tiết niệu, giãn đường tiết niệu, viêm thận bể thận cấp.
– Tiểu khung : nang buồng trứng, xoắn buồng trứng, xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, thoát vị bẹn nghẹt.
– Phổi : viêm đáy phổi, tràn dịch màng phổi.
Hẹp phì đại môn vị
– Phì đại cơ vòng vùng hang môn vị, dày và phù nề niêm mạc ống môn vị.
– Tuổi phát hiện 3 → 4 tuần.
– Tỷ lệ 4 nam /1 nữ.
– Cấp cứu về rối loạn nước điện giải do nôn nhiều
Hẹp phì đại môn vị
– Tiêu chuẩn hình thái học: môn vị phì đại nằm kéo dài , hình cocard trên lát cắt ngang, tăng sinh mạch máu trong cơ.
– Tiêu chuẩn động học: bất thường trong mở cơ môn vị , ứ đọng dịch dạ dày, nhu động ngược chiều.
– Tiêu chuẩn kích thước: dài >15mm, đường kính > 10mm, bề dày cơ > 3mm.
Hẹp phì đại môn vị
Hẹp phì đại môn vị
Hẹp phì đại môn vị ( tăng sinh mạch máu )
Hẹp phì đại môn vị ( hình ảnh Xquang )
Xoắn ruột và ruột quay bất toàn
– Trong thời kỳ bào thai các quai ruột quay ngược chiều kim đồng hồ 270˚ quanh động mạch mạc treo tràng trên.
– Khi không có sự quay hoặc quay không hoàn toàn sẽ tạo ra các vị trí bất thường như ruột non ở bụng ( P ), đại tràng ở bụng ( T ), rễ mạc treo ngắn, dây chằng Ladd.
Xoắn ruột và ruột quay bất toàn
– Ruột quay bất toàn là dị dạng bẩm sinh và không gây ra triệu chứng lâm sàng nhưng là tiền đề cho bệnh lý tắc ruột và xoắn ruột.
– Hình ảnh chính của ruột quay bất toàn là tĩnh mạch mạc treo tràng trên nằm trước trái của động mạch mạc treo tràng trên.
– Chụp dạ dày tá tràng cản quang có giá trị cao hơn siêu âm.
Xoắn ruột và ruột quay bất toàn
– Bệnh thường gặp ở trẻ < 1 tuổi, tắc ruột cao, nôn, choáng, giai đoạn muộn sẽ có dấu hiệu nhiễm trùng nhiễm độc, tiên lượng tử vong cao.
– 25 → 45 % tuần đầu sau sinh.
– 50 → 64 % trong tháng đầu.
– 70 → 90 % trong năm đầu.
̏”Trước bệnh nhi sơ sinh có bụng xẹp và nôn ra mật xanh cần được coi như một bệnh cảnh xoắn ruột trên ruột quay bất toàn cho đến khi tìm được các dấu hiệu loại trừ ̋
Ruột quay bất toàn
Ruột quay bất toàn
Tắc ruột do dây chằng Ladd
– Giãn và ứ trệ dạ dày – tá tràng
– Hình ảnh ruột quay bất toàn
Xoắn ruột trên ruột quay bất toàn
Hình ảnh siêu âm
– Khối bất thường trước cột sống.
– Dấu hiệu xoắn của mạch máu : tĩnh mạch xoắn quanh động mạch, giãn tĩnh mạch.
Hình ảnh siêu âm
– Các dấu hiệu của tắc ruột và thiếu máu ruột non : phù nề thành ruột, giảm tưới máu, dãn các quai ruột, tăng nhu động, dịch ổ bụng.
̏- Hoại tử ruột : dịch ổ bụng lượng nhiều, lợn cợn hồi âm, hơi tự do ổ bụng.
Lồng ruột cấp
– Cấp cứu nhi khoa hay gặp nhất ở tuổi nhủ nhi.
– Là bệnh cảnh lồng của đoạn ruột trên và mạc treo của nó vào đoạn ruột dưới.
– Lồng hồi – đại tràng 90% ( vô căn ).
– Lồng hồi – hồi tràng 8%.
– Lồng đại – đại tràng rất hiếm, thường do bệnh lý polyp đại tràng có tính gia đình.
– Tần suất 1→ 4 /1000.
– Thể vô căn thường gặp ở trẻ 3 – 36 tháng.
– Thể thứ phát gặp ở trẻ < 3 tháng hoặc > 5 tuổi.
– Lâm sàng : đau bụng từng cơn, khóc thét, nôn, đi cầu máu, sờ được khối lồng.
* Siêu âm có vai trò :
– Chẩn đoán xác định cũng như loại trừ (độ tin cậy 100%).
– chẩn đoán biến chứng.
– theo dõi sau điều trị.
– chẩn đoán nguyên nhân trong một số trường hợp.
Hình ảnh siêu âm lồng ruột cấp
– Vị trí thường ở hông phải – HSP.
– Cắt ngang qua búi lồng : hình tròn nhiều vòng đồng tâm, hình củ hành, xen lẫn mạc treo ruột và hạch, đường kính # 2,5 → 4 cm.
– Cắt dọc : hình nhiều lớp chồng lên, hay hình giả thận, hình bánh mì sandwich, chiều dài > 3 cm.
– Mạc treo ruột có nhiều hạch.
– Các quai ruột còn lại từ bình thường → ứ dịch tăng nhu động.
Biến chứng của lồng ruột
– Ruột non dãn, ứ dịch.
– Tăng nhu động ruột.
– Thành ruột phù nề.
– Tăng hoặc giảm tưới máu thành ruột.
– Dịch ổ bụng.
– Hơi ổ bụng.
– Dấu lưỡi liềm: xuất tiết dịch trong lòng quai ruột ngoài.
Lồng ruột chức năng (lồng hồi – hồi tràng)
– Đường kính < 2 cm, chiều dài < 3 cm.
– Lỏng lẻo, có thể tự tháo.
– Có thể kèm bệnh lý ruột non.
– có thể tiến triển thành lồng ruột cấp.
Dị dạng ruột đôi
– Dị dạng hiếm gặp của ống tiêu hoá.
– Có thể gặp ở tất cả các đọan, nhưng hay gặp nhất là hồi tràng và thực quản.
– Lâm sàng: khối ở bụng gây đau, gây lồng, đôi khi tình cờ phát hiện, có thể phát hiện trước sinh.
Dị dạng ruột đôi
– Khối dạng dịch, có hồi âm hoặc trống âm.
– thành có cấu trúc lớp tương tự ống tiêu hoá, ống tiêu hoá.
– Thành liên tục với ống tiêu hóa kế cận, có thể có nhu động.
– Có thể thông hoặc không thông với ống tiêu hoá ( chụp cản quang ).
Ruột thừa viêm cấp
– Ruột thừa bình thường :
+ Cấu trúc ống tiêu hoá có giới hạn đường kính < 6 mm, thành < 3 mm.
+ Đè xẹp, không có nhu động.
– Viêm ruột thừa cấp :
+ Đường kính > 6 mm, thành dày > 3 mm, có thể tăng tưới máu.
+ Đè không xẹp, đau nhiều khi đè ấn.
+ Lòng chứa dịch.
+ Phản ứng viêm quanh ruột thừa.
Ban xuất huyết dạng thấp Scholein – Henoch
– Bệnh cảnh viêm mao mạch di ứng – miễn dịch
– Thương tổn da, ống tiêu hoá ( tá tràng và hổng tràng ), thận ( niệu quản, thận, bàng quang ), thành bụng, khớp.
– Lâm sàng có thể sốt, đau bụng, bụng chướng hoặc giả bụng ngoại khoa, xuất huyết tiêu hoá.
– Biến chứng : thủng ruột, lồng ruột, nhồi máu ruột.
– Vai trò của siêu âm :
+ Chẩn đoán sớm : dày thành ống tiêu hoá, kém phân biệt cấu trúc lớp, tăng sinh mạch máu.
+ Chẩn đoán biến chứng : lồng ruột, hematome thành ống tiêu hoá (tá tràng ), hematome thành bụng, hoại tử ruột.
Viêm hạch mạc treo
– Bệnh cảnh nhiễm virus : toàn thân , tai mũi họng, đường tiêu hoá…
– Đau bụng, nôn nhiều, hội chứng ruột thừa.
– Khám siêu âm : hạch vùng hố chậu phải và gốc mạc treo hình bầu dục, bờ đều , tăng sinh mạch máu, vùng trung tâm tăng hồi âm, đường kính 6 -10 mm.
– Không có dấu bệnh lý khác.
Viêm dạ dày ruột và viêm đoạn cuối hồi tràng
– Triệu chứng lâm sàng rầm rộ, triệu chứng siêu âm nghèo nàn.
– Trong các trường hợp điển hình thường không cần đến siêu âm.
– Trường hợp không điển hình ( hội chứng ruột thừa, bệnh cảnh giống lồng ruột…) siêu âm có vai trò quyết định chẩn đoán.
– Viêm dạ dày ruột : ruột non ứ dịch, tăng nhu động, thành không phù nề hoặc phù nề nhẹ, viêm hạch mạc treo, không kèm bất thường nào khác.
– Viêm đoạn cuối hồi tràng : hồi manh tràng viêm phù nề, hạch mạc treo, ± dịch xuất tiết vùng hố chậu phải, ruột thừa bình thường.
Nang bạch mạch mạc treo
– Tắc hệ thống dẫn lưu bạch mạch của ruột non, thường gặp ở vùng hổng tràng.
– Triệu chứng lâm sàng : tắc ruột, bán tắc, đau bụng, khối ổ bụng, hoặc phát hiện tình cờ.
– Hình ảnh siêu âm :
+ nang dịch lớn hoặc nang có nhiều thuỳ, vỏ mỏng, dịch trong, nếu có xuất huyết dịch lợn cợn vách hoá.
+ nang bạch mạch thường nằm gần hổng tràng vùng gần gốc mạc treo.
Bệnh đường ruột do ký sinh trùng ( giun đũa)
– Tắc ruột non do búi giun ( xoắn, lồng ruột non).
– Bệnh do giun di chuyển : GCOM, GCOT, RTV do giun.
Một số nguyên nhân đau bụng cấp ngoài đường tiêu hoá
– Giãn đài bể thận.
– Viêm thận bể thận.
– Nang buồng trứng.
– Xoắn buồng trứng.
– Xoắn tinh hoàn.
– Viêm tinh hoàn và mào tinh.
– Thoát vị bẹn.
Nang buồng trứng
– Nang buồng trứng ở trẻ sơ sinh :do hormon từ mẹ, tự thoái triển, tuy nhiên có nguy cơ xoắn, xuất huyết.
– Nang ở trẻ nhỏ và tiền dậy thì thường là nang hoàng thể ( < 5 mm )
– Hình ảnh siêu âm : nang tròn, vỏ mỏng, dịch trong, xuất huyết, vách hoá…
Xoắn buồng trứng
– Xoắn buồng trứng là bệnh cảnh cấp cứu, cần chẩn đoán và điều trị kịp cứu thời ( 4 → 6h ).
– Xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc người đã trưởng thành.
– Nang buồng trứng dễ gây xoắn buồng trứng.
– Buồng trứng tăng kích thước ( 1 cm³ ).
– Có nhiều nang noãn quá phát (chứa dịch xuất tiết hoặc máu.
– Khảo sát doppler có thể chỉ có dòng chảy tĩnh mạch, hoặc không.
– Buồng trứng ở vị trí cao về phía đường giữa.
– Dấu hiệu xoắn rất khó thấy trên siêu âm.
– Dịch tiểu khung.
Xoắn tinh hoàn
– Xoắn tinh hoàn gây nghẽn các mạch máu nuôi ( 3 động mạch tận) thương tổn không hồi phục nếu sau 4 – 6h
– Hai lứa tuổi hay gặp là sơ sinh và sau dậy thì, tần suất tăng 10 lần nếu kèm tinh hoàn ẩn.
– Lâm sàng : đau sưng vùng bìu không kèm sốt
– Dấu hiệu trực tiếp: thừng tinh bị xoắn, còn mạch hoặc vô mạch.
– Dấu hiệu gián tiếp: tinh hoàn mào tinh hoàn tăng kích thước, hồi âm không đồng nhất, dịch trong bao, tinh hoàn nằm cao và ra trước.
– Giai đoạn muộn tinh hoàn vô mạch , có vùng hoại tử..
Thoát vị bẹn
– Túi thoát vị chứa mạc treo , ruột non, dịch tự do, buồng trứng và vòi trứng (nữ), nghiệm pháp tăng áp.
– Thoát vị nghẹt : ruột non phù nề, kém nhu động, dấu tắc ruột bên trên, dịch ổ bụng.
– Giai đoạn muộn sẽ có hoại tử ruột.
Conclusion Conclusion
– Examen de première intention accessibilité, coût faible, nonirradiant irradiant efficacité diagnostique.
– Examen opérateur-dépendant nécessité d’un apprentissage rigoureux
Số lượt xem: 7.127Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Tắc Ruột
-
Siêu âm Phát Hiện Và Chẩn đoán Phân Biệt Tắc Ruột | Vinmec
-
Chẩn đoán Tắc Ruột Nên Chụp X-Quang Hay Siêu âm | Vinmec
-
Siêu âm Tắc Ruột Và Vai Trò Trong Chẩn đoán Bệnh | TCI Hospital
-
Tắc Ruột Trên Siêu âm | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN TẮC RUỘT NON - YouTube
-
Chẩn đoán Hình ảnh - Tắc Ruột (Bs. Nguyễn Quý Khoáng) Phần 1
-
Tắc Ruột
-
Siêu âm Bụng Nhi Khoa | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tắc Ruột - Rối Loạn Tiêu Hóa - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
TẮC RUỘT ( Cơ Học ) -... - Tư Vấn Chẩn đoán Hình ảnh Online
-
[PDF] SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN BỆNH LÝ ỐNG TIÊU HÓA
-
Tắc Ruột Do Phân Su - Khoa Nhi - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiều Trẻ Tắc Ruột Bẩm Sinh, Bác Sĩ Khuyến Cáo Gì?