Siêu âm Sỏi Thận: Quy Trình Lưu ý Trước Và Sau Khi Siêu âm
Có thể bạn quan tâm
Siêu âm sỏi thận, chụp CT… là những cách thường được áp dụng để soi rõ những viên sỏi với nhiều hình dáng, kích thước ở những vị trí nông-sâu khác nhau. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại những kỹ thuật này ngày càng được nâng cấp, trở thành công cụ đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị chính xác cho vấn đề sỏi thận.
Siêu âm sỏi thận là gì?
Siêu âm sỏi thận là một trong những phương pháp chẩn đoán không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh về thận và bàng quang, giống như siêu âm được sử dụng để quan sát em bé trong tử cung của một người phụ nữ mang thai. Khi thiết bị siêu âm được kết nối với máy tính, sỏi trong thận sẽ hiển thị như một vật cản âm (bóng sáng).
Kỹ thuật này thực hiện đơn giản nhưng cho kết quả chính xác nên không chỉ hữu ích cho nhiều người mà còn phù hợp với các đối tượng trẻ em hay những bệnh nhân kém hợp tác. (1)
Khi nào bệnh nhân được chỉ định siêu âm để phát hiện sỏi thận?
Hai xét nghiệm hình ảnh để kiểm tra sỏi thận là chụp CT và siêu âm.
Trước đây, chụp CT thường được sử dụng như một xét nghiệm hình ảnh đầu tiên để kiểm tra sỏi thận. Tuy nhiên, hình thức này có thể khiến người bệnh tiếp xúc với một lượng bức xạ nên bác sĩ có thể đề nghị áp dụng phương pháp siêu âm. Đây được xem cách thức đơn giản, tiết kiệm chi phí, không xâm lấn và có thể lặp lại nhiều lần mà không gây hại cho người bệnh.
Siêu âm giúp phát hiện sỏi, độ ứ nước của thận và niệu quản, độ dày mỏng của chủ mô thận. Có rất nhiều trường hợp có sỏi nhưng không biểu hiện ra ngoài đã được phát hiện tình cờ khi khám siêu âm kiểm tra định kỳ hoặc siêu âm bụng vì lý do khác.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về nguyên nhân, dấu hiệu và các cách điều trị dứt điểm của căn bệnh sỏi thận tại đây
Cần lưu ý gì trước và sau khi siêu âm
1. Trước khi siêu âm
Có hai vấn đề bạn cần lưu ý trước khi siêu âm: Siêu âm sỏi thận có cần nhịn ăn và nhịn tiểu không?
- Không nên để bàng quang trống khi siêu âm vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Đây cũng là lý do bác sĩ thường đề nghị người bệnh uống nhiều nước và nhịn tiểu để làm căng bàng quang trước khi siêu âm để cho kết quả chính xác nhất.
- Ngoài ra, người bệnh cũng nên nhịn ăn cách thời gian siêu âm từ 6 đến 8 tiếng. Nên thực hiện siêu âm thận vào buổi sáng vì bạn đã nhịn ăn từ tối hôm trước.
2. Sau khi siêu âm
- Kết thúc quá trình siêu âm, người bệnh sẽ ngồi chờ nhận kết quả và chuyển đến bác sĩ khám bệnh. Tại đây, bác sĩ sẽ đọc hình ảnh. Nếu hình ảnh cho thấy sỏi có nguy cơ di chuyển ra ngoài bể thận, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện thêm siêu âm sỏi niệu quản hoặc siêu âm sỏi bàng quang.
- Trong một vài trường hợp, để đưa chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm một số các xét nghiệm chuyên sâu khác như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT, chụp mạch thận, chọc dò ngược dòng, chọc dò tĩnh mạch, siêu âm Doppler…
Quy trình siêu âm sỏi thận diễn ra thế nào?
- Người bệnh nằm trên bàn đệm, kéo áo và quần để lộ ra phần thắt lưng và hông dưới. Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn nằm ngửa hoặc nghiêng sang 1 bên để hình ảnh bộ phận cần kiểm tra hiện rõ.
- Bác sĩ siêu âm sẽ bôi một loại gel chuyên dụng lên vùng lưng của người bệnh. Loại gel này có tác dụng giúp thiết bị đầu dò di chuyển trơn tru hơn, đồng thời loại bỏ không khí lọt giữa da và đầu dò.
- Bác sĩ sử dụng đầu dò di chuyển xung quanh vùng lưng, hông của bạn
- Sau khi lấy đủ hình ảnh cần thiết, bác sĩ sẽ đưa bạn khăn giấy khô để lau đi hết phần gel còn bám lại trên da.
Những điều bạn NÊN biết về siêu âm sỏi thận
Cả hai phương pháp chụp CT và siêu âm đều tìm thấy hầu hết sỏi thận.
Cho dù bạn thực hiện siêu âm hay chụp CT trước thì điều này cũng không ảnh hưởng đến:
- Số lượng cơn đau hay thời gian biến mất của cơn đau do sỏi thận.
- Không làm thay đổi nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc biến chứng của bệnh.
- Không làm thay đổi nguy cơ phải quay lại khoa cấp cứu hoặc ở lại bệnh viện.
- Thực hiện siêu âm trước có thể giúp bạn tránh bị nhiễm bức xạ từ.
- Nếu siêu âm trước, bạn có thể cần thực hiện bước kiểm tra hình ảnh tiếp theo (có thể là chụp CT). Nhưng, hầu hết những trường hợp này đều không cần đến bước thứ 2.
Lưu ý: Nếu được chỉ định chụp CT, hãy hỏi bác sĩ có thể chụp CT liều thấp hay không. CT liều thấp hoạt động cũng giống CT liều bình thường nhưng giúp cơ thể tiếp xúc với ít bức xạ hơn.
Nếu đã từng mắc sỏi thận, có thể bị tái lại?
Sau khi viên sỏi thận đã được đào thải hoặc loại bỏ, một viên sỏi khác cũng có thể hình thành. Những người đã từng mắc bệnh có nhiều khả năng sẽ tái phát trong tương lai.
Nếu bạn có tiền sử mắc, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình để có được lời khuyên hữu ích, giảm nguy cơ bệnh tái phát.
Cần làm gì khi phát hiện sỏi trong thận?
Nếu một viên sỏi thận có kích thước nhỏ, nó có thể tự di chuyển hoặc “đi qua” đường tiết niệu và ra khỏi cơ thể. Nếu sỏi không thể tự khỏi, bạn có thể cần đến phương pháp điều trị.
Những viên sỏi lớn có thể mắc kẹt trong thận hoặc niệu quản. Hệ quả là những cơn đau không biến mất và có thể làm hỏng thận nếu không được chữa trị.
Trường hợp bác sĩ cho rằng sỏi thận sẽ tự biến mất mà không gây biến chứng gì:
- Bạn có thể được bác sĩ cho về nhà
- Bạn có thể được kê thuốc giảm đau và thuốc giảm triệu chứng buồn nôn về uống.
- Bạn có thể được yêu cầu uống nước để giúp loại bỏ sỏi thận.
- Bạn sẽ được yêu cầu theo dõi sỏi thận khi đi tiểu, được hướng dẫn cách lọc nước tiểu để đón viên sỏi khi nó đi ra ngoài. Nếu sỏi không thoát ra, hãy gọi cho bác sĩ.
Nếu bác sĩ cho rằng sỏi thận sẽ không tự khỏi hoặc có thể gây ra các vấn đề khác:
- Bạn có thể phải ở lại bệnh viện để điều trị.
- Bạn có thể cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa và có thể phải phẫu thuật để loại bỏ sỏi.
Phẫu thuật nội soi sỏi thận là phương pháp chữa trị sỏi thận chủ yếu ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nếu bệnh nhân có chỉ định mổ của bác sĩ. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, hạn chế rủi ro và giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng.
Nếu buồn nôn và nôn không ngừng:
- Bạn có thể cần phải ở lại bệnh viện.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ Giáo sư, Bác sĩ là những chuyên gia đầu ngành, nổi tiếng bậc nhất Việt Nam và các chuyên gia Quốc tế trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh sỏi thận, viêm tụy mạn tính cũng như các bệnh tiêu hóa.
Được đầu tư cơ sở vật chất vượt trội, ưu việt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cập nhật công nghệ tiên tiến nhất trong khu vực và trên thế giới. Các trang thiết bị được nhập khẩu đồng bộ, thế hệ mới nhất từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ…
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng chú trọng công tác tư vấn dinh dưỡng, tâm lý và các vấn đề liên quan cho người bệnh và người nhà bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân an tâm chữa bệnh và phục hồi sức khỏe trong điều kiện tốt nhất có thể.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh – Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Siêu âm sỏi thận là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được chỉ định thực hiện trong các trường hợp nghi ngờ mắc sỏi thận. Biện pháp này giúp các bác sĩ nhận định được chính xác hơn kích thước của viên sỏi, tình trạng sức khỏe của thận để đưa ra các cách điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Từ khóa » Cách Siêu âm Niệu Quản
-
Thế Nào Là Phương Pháp Siêu âm Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản? | Vinmec
-
Vai Trò Của Siêu âm Trong Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản | Vinmec
-
Vai Trò Của Siêu âm Trong Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản
-
Vai Trò Của Siêu âm Sỏi Niệu Quản Trong Chẩn đoán Bệnh Hệ Tiết Niệu
-
Kỹ Thuật Khảo Sát Niệu Quản - YouTube
-
SIÊU ÂM NIỆU QUẢN (BV BẠCH MAI) - YouTube
-
Siêu âm: Tìm Sỏi Thận - Niệu Quản - YouTube
-
Chẩn đoán Hình ảnh Sinh Dục Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền
-
Tìm Hiểu Về Phương Pháp Siêu âm Sỏi Bàng Quang
-
Siêu âm Hệ Tiết Niệu (thận, Niệu Quản, Bàng Quang) - ViRAD
-
[Tổng Hợp] Thông Tin Cần Biết Từ A đến Z Về Sỏi Tiết Niệu
-
PHƯƠNG PHÁP SIÊU ÂM KIỂM TRA SỎI THẬN, SỎI ĐƯỜNG TIẾT ...
-
8. Sieu Am He Tiet Nieu, GS Michel Collet - SlideShare
-
Siêu âm Sỏi Niệu Quản ở đâu Chính Xác Với Chi Phí Hợp Lý Nhất?