Siêu âm Thai 22 Tuần - Cột Mốc Quan Trọng Phát Hiện Dị Tật Thai Nhi
Có thể bạn quan tâm
Siêu âm thai giúp mẹ và bác sĩ theo dõi được sự phát triển của thai nhi suốt thai kỳ. Trong 9 tháng 10 ngày này sẽ có những cột mốc siêu âm cực kỳ quan trọng và thai 22 tuần là một trong những thời điểm đó. Vậy siêu âm thai 22 tuần cho mẹ biết những thông tin gì?
Menu xem nhanh:
- 1. Tại sao siêu âm thai 22 tuần lại quan trọng?
- 2. Siêu âm thai mốc 22 tuần cho mẹ biết những chỉ số gì của thai nhi?
- 2.1. Đánh giá hình thái thai nhi
- Khuôn mặt:
- Tay, chân:
- Cột sống:
- 2.2. Khảo sát các bộ phận bên trong
- Não:
- Tim:
- Thận, bàng quang:
- Dây rốn:
- 2.3. Các chỉ số siêu âm thai 22 tuần khác
- 2.1. Đánh giá hình thái thai nhi
- 3. Những lưu ý khi siêu âm thai ở tuần 22
- 4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 22
1. Tại sao siêu âm thai 22 tuần lại quan trọng?
Ở tuần thứ 22, thai nhi đã có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ về trọng lượng cũng như các cơ quan trong cơ thể. Lúc này bé nặng khoảng 400g và dài khoảng 27cm, có kích thước tương đương với một quả bí ngô cỡ nhỏ. Tay chân của bé đã cứng cáp hơn nên các động tác như vặn mình, xoay người, đá chân mẹ đều có thể cảm nhận được rõ ràng.
Khi thai nhi 22 tuần tuổi, làn da của bé cũng có sự thay đổi rõ rệt, không còn trong suốt như những tuần thai trước nữa do lượng chất béo trong cơ thể đang tập trung dưới da để hình thành lớp mỡ. Ngũ quan của bé cũng hoàn thiện dần, đặc biệt ở thời điểm này bé có thể nghe thấy rõ âm thanh ở ngoài bụng mẹ.
Bước sang tuần thứ 22, thai nhi đã chính thức có được hình dáng của một em bé sơ sinh thu nhỏ tức là bé đã hoàn thiện hầu hết các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Bởi lẽ đó đây là thời điểm “vàng” để bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai nhi, nhất là khảo sát các dị tật về hình thái và các cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, ở tuần thai 22 lượng nước ối nhiều, trọng lượng của thai nhi chưa lớn lắm nên bé có thể chuyển động thoải mái trong tử cung, từ đó bác sĩ có thể quan sát thai thuận lợi ở nhiều góc độ khác nhau và dễ dàng phát hiện ra các bất thường thông qua siêu âm hơn hẳn những tuần thai về sau. Nếu phát hiện ra những dị tật nguy hiểm, các bác sĩ sẽ cảnh báo mẹ bầu từ đó đưa ra những quyết định kịp thời.
Chính vì có tầm quan trọng như vậy nên theo khuyến cáo của các bác sĩ Sản khoa, mẹ bầu cần ghi nhớ và tuân thủ lịch khám thai định kỳ, đặc biệt không được bỏ qua cột mốc siêu âm thai 22 tuần.
2. Siêu âm thai mốc 22 tuần cho mẹ biết những chỉ số gì của thai nhi?
2.1. Đánh giá hình thái thai nhi
Siêu âm mốc 22 tuần sẽ cho mẹ và bác sĩ thấy sự phát triển ở các bộ phận bên ngoài của bé:
Khuôn mặt:
Thông qua siêu âm 4D, 5D, mẹ và bác sĩ có thể nhìn thấy rõ các chi tiết trên khuôn mặt bé như mắt, mũi, môi, thậm chí cả những biểu cảm nhỏ như nhăn mũi, nhếch mép… Chính vì vậy ở tuần thai này các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra được thai nhi có bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không.
Tay, chân:
Ở tuần thai thứ 22, hai tay của bé đã phát triển để có thể chạm vào nhau. Lúc này bác sĩ có thể phát hiện được tay, chân bé có bị ngắn hơn bình thường không, số lượng ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân có thừa thiếu hay cong vẹo không.
Cột sống:
Siêu âm thai 22 tuần các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng các đốt sống liên kết với nhau và có da bao bọc đốt sống cuối. Nếu không thai nhi có thể mắc phải một số khuyết tật xương sống nguy hiểm như dị tật đốt sống chẻ đôi – gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển sau này của trẻ.
2.2. Khảo sát các bộ phận bên trong
Không chỉ thấy được rõ ràng các bộ phận bên ngoài mà thông qua siêu âm ở tuần thai thứ 22, các bác sĩ có thể khảo sát được sự phát triển của các bộ phận bên trong cơ thể thai nhi.
Não:
Kết quả siêu âm ở giai đoạn này sẽ đánh giá được sự phát triển của não, dễ dàng phát hiện ra những bất thường như não úng thủy, giãn não thất, nhẵn não…
Tim:
Theo thống kê, tim bẩm sinh là một trong những dị tật thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu được phát hiện sớm, bác sĩ có thể đưa ra phương hướng xử lý kịp thời, hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là nguy cơ tử vong của trẻ khi chào đời.
Thận, bàng quang:
Bác sĩ sẽ kiểm tra bàng quang hay bể thận thai nhi có bị giãn không.
Dây rốn:
Đây là bộ phận quan trọng tiếp nhận oxy và các chất dinh dưỡng từ mẹ cung cấp cho thai nhi. Thông qua siêu âm bác sĩ sẽ phát hiện được các bất thường hay gặp ở dây rốn như tình trạng dây rốn 2 mạch máu, dây rốn bám ở vị trí trung tâm bánh nhau hay bám mép, bám màng…
2.3. Các chỉ số siêu âm thai 22 tuần khác
Bên cạnh các chỉ số quan trọng trên, siêu âm thai 22 tuần còn cung cấp cho mẹ và bác sĩ những thông tin quan trọng như:
– Nhịp tim thai: nhịp tim bình thường ở giai đoạn này dao động trong khoảng 120-160 lần/phút
– Ngực/bụng: thai nhi có bị thoát bị hoành, thoát bị rốn không
– Nhau thai: các bác sĩ sẽ đánh giá được vị trí của nhau thai, có khối u hay bánh rau phụ không, bánh nhau bám chắc không diện tích nhau bám có lớn không…
– Nước ối: đánh giá lượng nước ối bình thường hay thiểu ối, dư ối, đa ối
– Đo chiều dài cổ tử cung để tiên lượng nguy cơ sinh non, nếu cổ tử cung ngắn thì nguy cơ sinh non sẽ cao hơn bình thường
3. Những lưu ý khi siêu âm thai ở tuần 22
Khi thai được 22 tuần tuổi. bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ siêu âm màu 3D, 4D, 5D bởi siêu âm đen trắng không hiển thị hết được những dị tật và những bất thường thai nhi thường gặp phải. Để việc siêu âm diễn ra thuận lợi thì mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau:
– Mang theo kết quả siêu âm của lần khám trước đó
– Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, thuận tiện cho việc siêu âm
– Trao đổi ngay với bác sĩ những bất thường về sức khỏe mà mẹ đang gặp phải
Siêu âm thai ở tuần thứ 22 cũng không mất nhiều thời gian, thông thường chỉ diễn ra trong khoảng 10-15 phút hoặc lâu hơn nếu em bé nằm ở tư thế khó, cử động quá nhiều hoặc người mẹ bị béo phì, thừa cân, có lớp mỡ dày ở thành bụng cản trở sóng siêu âm đi qua.
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 22
Những hiện tượng như đầy hơi, ợ nóng, phù nề, táo bón, chóng mặt, chuột rút… ở thời điểm này là khó tránh khỏi bởi thai nhi phát triển lớn hơn gây chèn ép xuống vùng bụng và chi dưới. Để khắc phục điều này. mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống, chia nhỏ bữa ăn trong ngày, uống nhiều nước, nằm nghiêng sang bên trái, massage chân nhẹ nhàng vào mỗi tối.
Ngoài ra mẹ cũng cố gắng vận động bất cứ khi nào có thể. Những bộ môn thích hợp với mẹ bầu ở thời điểm này là yoga, thiền, đi bộ, đạp xe. Bước sang tuần thứ 22 mẹ hãy trò chuyện với bé nhiều hơn hoặc tham gia lớp tiền sản, các khóa học làm mẹ để chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi chào đón con yêu.
Chặng đường 9 tháng 10 ngày tràn ngập niềm vui nhưng cũng không ít âu lo. Do đó để đảm bảo con yêu phát triển tốt nhất, chào đời an toàn mẹ nên tìm hiểu những kiến thức thai kỳ cơ bản, đặc biệt đừng quên thăm khám, siêu âm xét nghiệm ở những mốc thai quan trọng mẹ nhé.
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm 4d Thai Nhi 22 Tuần
-
Siêu âm Thai 22 Tuần Có Phải Là Mốc Siêu âm Quan Trọng?
-
Hình ảnh, Video Siêu âm 4D Cho Mỗi Giai đoạn - Mediplus
-
Giải Mã Chỉ Số Siêu âm Tuần 22 ở Thai Nhi Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Hình ảnh Siêu âm 4d Thai 22 Tuần?
-
Giải Mã Chỉ Số Siêu âm Tuần 22 ở Thai Nhi - VnExpress Sức Khỏe
-
Siêu âm Thai 22 Tuần - Mốc Quan Trọng Phát Hiện Dị Tật Thai Nhi
-
22 Tuần: Thời điểm Tốt Nhất để Khảo Sát Dị Tật Thai Nhi | Vinmec
-
Cung Cấp 4 điều Quan Trọng Về Siêu âm Mốc 22 Tuần | Medlatec
-
[Mẹ Bầu Cần Biết] Khám Thai Tuần 22 Gồm Những Gì?
-
E Siêu âm 4d Tuần Thứ 22 Bs Nói Bé Trai Mà Tuần Thứ 18 Bs Nói Bé Gái ...
-
3 Thời điểm Cần Siêu âm Thai 4D: 11-13 Tuần, 20-22 Tuần, 30-32 Tuần
-
Siêu âm Thai Tuần 22 - 23: Mốc Quan Trọng Thứ Hai - Vitamin Cho Bà Bầu
-
Siêu âm 4D Tuần 22 Mang Lại Những Lợi ích Gì Cho Mẹ Và Con?