Siêu âm Thai 32 Tuần: Mốc Quan Trọng Của Thai Kỳ, Mẹ Chớ Bỏ Qua

Siêu âm thai 32 tuần là mốc quan trọng để bác sĩ kiểm tra kỹ về hình thái cũng như các nguy cơ về dị tật của thai nhi. Lúc này cơ thể của mẹ cũng có nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Dưới đây là những lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu về Sản phụ khoa để giúp quá trình mang thai tuần 32 trở nên thuận lợi.   

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Mục đích của siêu âm thai thai 32 tuần?
    • 1.1 Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ được sự phát triển của con 
    • 1.2 Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ sự thay đổi của mẹ
    • 1.3 Siêu âm thai giúp chuẩn bị cho quá trình vượt cạn an toàn
  • 2. Khám thai, siêu âm thai 32 tuần là làm những gì?
  • 3. Lời khuyên cho mẹ bầu khi siêu âm thai 32 tuần

1. Mục đích của siêu âm thai thai 32 tuần?

1.1 Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ được sự phát triển của con 

Ở mốc tuần 32 của thai kỳ, lúc này em bé đã đạt được cân nặng là 1,5 – 1.7kg. Đây là thời điểm bạn có thể ngắm bé yêu của mình rõ ràng hơn những tuần thai trước đó rất nhiều vì lúc này em bé gần như đã phát triển hoàn thiện toàn bộ các cơ quan để sẵn sàng chào đời.

Lớp lông tơ bao bọc xung quanh da của con đã biến mất, não bộ của bé phát triển vượt trội. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời mà thông qua việc siêu âm thai mà mẹ có thể nhìn thấy các biểu cảm đa dạng và đáng yêu của bé như: mỉm cười, thè lưỡi, cau mày, ngậm ngón tay, nheo mắt… thậm chí, ở tuần 32 trẻ còn có thể tự chuyển động để tránh ánh sáng xuyên qua da bụng của mẹ. 

Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ được sự phát triển của con như: mỉm cười, thè lưỡi, cau mày, ngậm ngón tay, nheo mắt

Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ được sự phát triển của con như: mỉm cười, thè lưỡi, cau mày, ngậm ngón tay, nheo mắt

1.2 Siêu âm thai tuần 32 giúp nắm rõ sự thay đổi của mẹ

Với các mẹ bầu, vào tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện tượng đối nhiều thay đổi vì sự phát triển của thai nhi. Càng vào những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ chiếm nhiều không gian trong khoang bụng của mẹ và khiến cho mẹ gặp nhiều các vấn đề khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt, thậm chí là ăn uống.

Đặc biệt, ở tuần 32, cảm giác khó thở, đau lưng, đau bàng quang, đi tiểu nhiều, đau xương mu, rạn da… của mẹ bầu sẽ xuất hiện liên tục. Tuy gây khó chịu và phiền toái, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia thì đây là hiện tượng bình thường và mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. 

1.3 Siêu âm thai giúp chuẩn bị cho quá trình vượt cạn an toàn

Ở tuần 32, thai nhi cũng đã di chuyển dần xuống gần đáy tử cung hơn thay vì lơ lửng như tam cá nguyệt thứ 2. Khi siêu âm thai, bác sĩ sẽ kiểm tra vị trí của túi thai cũng như lượng ối xem có bình thường không nhằm đảm bảo cho quá trình vượt cạn được diễn ra an toàn.

Ngoài ra, siêu âm thai tuần 32 còn giúp bác sĩ xác định ngôi thai. 32 tuần trở đi, em bé đã đạt kích thước tương đương một trái bí ngô và dừng việc xoay trong túi thai. Như vậy, lúc này em bé cần xoay theo đúng chiều để có thể về vị trí ngôi thai thuận cho việc chào đời. 

Tuy nhiên, nếu ở tuần 32 mà ngôi thai của bé vẫn chưa thuận thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về các phương pháp giúp bé xoay đầu về đúng chiều cần thiết. Nếu trong trường hợp, thai vẫn không xoay chiều ngôi thai thuận thì bác sĩ sẽ tư vấn mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ giúp bé thuận lợi chào đời và an toàn cho mẹ. 

Siêu âm thai 32 tuần là mốc quan trọng để bác sĩ kiểm tra kỹ về hình thái cũng như các nguy cơ về dị tật của thai nhi.

Siêu âm thai 32 tuần là mốc quan trọng để bác sĩ kiểm tra kỹ về hình thái cũng như các nguy cơ về dị tật của thai nhi

2. Khám thai, siêu âm thai 32 tuần là làm những gì?

– Cũng giống như những lần khám thai trước, ở tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành đo cân nặng, huyết áp nhằm đánh giá sức khỏe tổng quát về sức khỏe hiện tại. 

– Ở tuần 32, mẹ bầu sẽ được chỉ định siêu âm thai 5D nhằm đưa ra được những hình ảnh siêu âm thai nhằm đánh giá các dị tật bẩm sinh muộn của thai và sự phát triển của thai nhi một cách chính xác nhất. 

– Bên cạnh đó, bác sĩ cũng làm xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra kỹ hơn về sức khỏe của mẹ, phát hiện các rối loạn như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận, đái tháo đường.

– Đối với các mẹ bầu, cân nặng có thể vượt quá nhiều so với mức thông thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu.

– Với mốc khám thai 32 tuần, bác sĩ sẽ khảo sát lượng nước ối nhiều hay ít và chất lượng của nước ối. Bên cạnh đó, siêu âm ở tuần thai này cũng sẽ xác định ngôi thai thuận hay không để có thể đưa ra lời khuyên chính xác cho việc lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. 

ở tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành đo cân nặng, huyết áp nhằm đánh giá sức khỏe tổng quát về sức khỏe hiện tại. 

Ở tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành đo cân nặng, huyết áp nhằm đánh giá sức khỏe tổng quát về sức khỏe hiện tại

3. Lời khuyên cho mẹ bầu khi siêu âm thai 32 tuần

– Mẹ bầu tuần 32 sẽ thường xuyên xuất hiện các triệu chứng như: đầy hơi, ợ nóng, táo bón, chuột rút, phù tay chân… Để giảm bớt các triệu chứng trên, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống cho khoa học và phù hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, thay đổi các tư thế nằm.

– Trước khi đứng dậy, mẹ bầu nên đứng từ tốn, chậm rãi vì bụng to có thể khiến cho mẹ dễ mất cân bằng và bị ngã.

– Đây là thời điểm mẹ có thể lên danh sách các đồ sơ sinh cần thiết cho con và quá trình vượt cạn. Hãy cùng cùng chồng đi mua sắm, việc này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy hạnh phúc và hạn chế tình trạng stress, trầm cảm khi mang thai. 

– Mặc dù bụng to và dễ mệt những mẹ bầu ở gần những tháng cuối của thai kỳ hãy nên cố gắng vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc các bài tập yoga bầu. 

mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thường xuyên và thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu để có thể đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện nhất.

Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thường xuyên và thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu để có thể đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện nhất.

Từ tuần 32 trở đi là giai đoạn rất quan trọng và nhạy cảm của thai kỳ. Chỉ một tác động nhỏ cũng sẽ gây nguy hiểm cho mẹ và bé, vì vậy ở giai đoạn này, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thường xuyên và thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu để có thể đánh giá sức khỏe của mẹ và bé một cách toàn diện nhất.

Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm 32 Tuần