Siêu âm Thai Là Gì? Giải đáp Các Vấn đề Về Siêu âm Thai
Có thể bạn quan tâm
Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi. Thông qua đó các bác sỹ sẽ theo dõi sự phát triển bình thường của thai nhi hay những phát triển bất thường, các nguy cơ tiềm ẩn.
Vậy thì bạn đã hiểu rõ về siêu âm thai hay chưa? Khi siêu âm bạn có cần phải lưu ý vấn đề gì? Pasteur xin được giúp bạn giải đáp các thắc mắc của mình ngay sau đây nhé!
Mục lục
- Siêu âm thai là gì?
- Quá trình siêu âm thai
- Các loại siêu âm thai
- Siêu âm 2D, 3D, 4D
- Siêu âm qua ngả âm đạo
- Siêu âm tim thai
- Khi nào nên siêu âm thai
- Trong 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt 1)
- Trong tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ
- Trong tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ
Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là kỹ thuật sử dụng sóng âm cao tần để ghi lại hình ảnh em bé trong bụng mẹ cũng như các cơ quan sinh sản của mẹ. Thời điểm siêu âm sẽ phụ thuộc vào tuổi thai. Cùng với siêu âm tiêu chuẩn hiện chúng ta đang có một số phương pháp siêu âm tiên tiến bao gồm siêu âm 3D, 4D, siêu âm tim thai. Nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi và phát hiện các bất thường của tim thai.
Quá trình siêu âm thai
Siêu âm thai cơ bản thường mất từ 15 – 20 phút. Đối với những lần kiểm tra chi tiết, đo độ dài các bộ phận, tầm soát dị tật thì thời gian có thể khoảng 30 phút hoặc hơn.
Quy trình siêu âm sẽ gồm các bước đơn giản như sau:
- Mẹ bầu nằm trên giường mềm và kéo áo lên để lộ bụng
- Bác sỹ thoa chất dẫn truyền sóng siêu âm (gel mỏng) lên vùng bụng. Để loại bỏ các khí giữa đầu dò máy siêu âm với cơ thể giúp sóng truyền tốt hơn và cho kết quả chính xác nhất.
- Máy tính dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình. Các mô hoặc xương sẽ xuất hiện dưới dạng vùng sáng hoặc màu xám và dịch màng ối sẽ xuất hiện ở vùng tối.
Các loại siêu âm thai
Tùy theo mong muốn hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Các bà bầu có thể chọn hình thức siêu âm mà mình muốn thực hiện.
Siêu âm 2D, 3D, 4D
Về nguyên lý hoạt động và các loại siêu âm này đều sử dụng sóng âm thanh nên đều an toàn. Điểm khác biệt của nó là hình ảnh thai nhi được dựng lên là hình ảnh 2 chiều, 3 chiều hay 4 chiều.
Với siêu âm 3 chiều bác sỹ sẽ nhìn được chiều rộng, chiều cao, chiều sâu thai nhi và các cơ quan sinh sản của thai phụ. Nó đặc biệt hữu ích trong việc chẩn đoán bất thường trong thai kỳ. Còn siêu âm 4D tạo ra một video chuyển động của thai nhi, tạo ra hình ảnh tốt hơn về khuôn mặt và chuyển động của thai nhi.
Siêu âm qua ngả âm đạo
Là kỹ thuật siêu âm đưa trực tiếp đầu dò vào âm đạo. Để lấy hình ảnh thai nhi trong tử cung. Hình thức này thường sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Siêu âm tim thai
Phương pháp này được thực hiện nếu bác sỹ nghi ngờ thai nhi có thể có dị tật bẩm sinh. Kỹ thuật này được thực hiện tương tự siêu âm truyền thông tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn. Siêu âm tim thai sẽ ghi lại hình ảnh chi tiết về tim thai nhi, kích thước, hình dạng, cấu trúc tim.
Khi nào nên siêu âm thai
Số lần siêu âm thai của từng mẹ bầu sẽ khác nhau và tùy thuộc sức khỏe thai nhi và chỉ định của bác sỹ. Thông thường bạn có thể thực hiện siêu âm tại các thời điểm sau:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt 1)
Trong 3 tháng đầu siêu âm có thể thực hiện để:
- Xác nhận đã có thai
- Kiểm tra nhịp tim thai nhi
- Xác định tuổi thai và ước tính ngày sinh
- Kiểm tra đa thai
- Kiểm tra nhau thai, tử cung, buồng trứng và cổ tử cung
- Chẩn đoán thai ngoài tử cung hoặc sảy thai
- Tìm kiếm sự tăng trưởng bất thường ở thai nhi
Trong tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ
Thông thường bác sỹ sẽ chỉ định bạn siêu âm vào tuần thứ 22. Thời điểm này cơ quan nội tạng của thai nhi sẽ được kiểm tra xem xó phát triển bình thường không.
Ngoài ra bác sỹ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình dạng bên ngoài như: hở hàm ếch, hoặc dị dạng ở cơ quan bên trong trong lần siêu âm này. Việc chẩn đoán các dị tật nghiêm trọng vào thời điểm này là đặc biệt quan trọng. Bởi việc đình chỉ của thai kỳ chỉ có thể thực hiện được trước tuần thứ 28.
Trong tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ
Vào thời điểm này siêu âm sẽ giúp bác sỹ phát hiện ra những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim… Ngoài ra dây rốn cũng được kiểm tra xem còn đủ tốt để vận chuyển chất dinh dưỡng hay không, vị trí nhau thai và nước ối như thế nào.
Sau cùng thì bạn đã hiểu hơn về tầm quan trọng của siêu âm thai và những vấn đề cần lưu ý đúng không nào! Ngoài ra nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình mang thai và về sự phát triển của thai nhi. Đừng ngần ngại! Hãy liên hệ ngay với phòng khám Pasteur để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất nhé!
Xem thêm các kiến thức về thai kỳ, sản khoa tại đây
Xem thêm lý do tại sao cần siêu âm thai, siêu âm thai của ảnh hưởng đến thai nhi hay không tại đây!
Admin( Bác sĩ )Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » Dr Trong Siêu âm Thai Là Gì
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Kí Hiệu Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Và Chỉ Số Siêu âm Thai
-
CÁC CHỈ SỐ TRONG KẾT QUẢ SIÊU ÂM THAI
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Bật Mí Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Nhi
-
Kí Hiệu Khám Thai Mẹ Bầu Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất | Huggies
-
Ý Nghĩa Các Chỉ Số Trong Siêu âm Thai
-
Cực Dễ Cách đọc Kết Quả Siêu âm Thai - Eva
-
Mách Mẹ Cách đọc Chỉ Số Siêu âm Thai Cực Chuẩn
-
ĐƯỜNG KÍNH LƯỠNG ĐỈNH - CHỈ SỐ QUAN TRỌNG NHẤT ...
-
Hướng Dẫn Các Thuật Ngữ Và Ký Hiệu Trong Siêu âm Thai
-
1. Cac Chi So Sinh Hoc Thai Nhi, GS Michel Collet - SlideShare
-
Hướng Dẫn Mẹ Cách đọc Kết Quả Siêu âm Thai Chi Tiết - MarryBaby