Siêu âm Thai Và Các Chỉ Số Thai Nhi 37 Tuần - Con Cưng
Có thể bạn quan tâm
Thai 37 tuần đang bước vào giai đoạn cuối cùng của hành trình 9 tháng 10 ngày. Trong thời gian này, mẹ nên tiến hành siêu âm thai để nắm bắt ngay các chỉ số thai nhi 37 tuần liên quan đến sự phát triển của con. Con Cưng sẽ giúp mẹ giải đáp cụ thể ý nghĩa của các chỉ số này trong bài viết sau.
Việc tìm hiểu và theo dõi chỉ số thai nhi 37 tuần phần nào giúp mẹ theo dõi sát sao tình hình phát triển của con. Nếu mẹ chưa biết các chỉ số này thì hãy cùng Con Cưng tìm hiểu dưới đây nhé.
Khi thai 37 tuần thì con đã bước vào giai đoạn cuối thai kỳ
Các chỉ số siêu âm thai tuần 37
Chỉ số thai nhi 37 tuần là các chỉ số chi tiết liên quan đến: đường kính túi thai, chiều dài đầu đến mông của thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, cân nặng ước tính, chu vi đầu,…
Tiến hành siêu âm thai, mẹ sẽ nắm bắt được các chỉ số thai nhi 37 tuần. Các chỉ số này gồm các ký hiệu viết tắt. Mẹ cần hiểu được chi tiết các ký hiệu này để theo dõi tình hình cụ thể của con yêu. Cụ thể ý nghĩa của các ký hiệu này là như thế nào, Con Cưng đã tổng hợp dưới đây:
- CRL (Crown Rump Length): Đây là chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi. Chiều dài thai nhi lúc này khoảng 48.6 mm.
- FL (Femur Length): Chỉ số chiều dài xương đùi của thai 37 tuần khoảng 70 mm
- BPD (Biparietal Diameter): Chỉ số BPD là đường kính lưỡng đỉnh, nghĩa là đường kính lớn nhất tại mặt cắt vòng đầu thai nhi. Thai nhi 37 tuần thường đạt khoảng 90mm.
- EFW (Estimated Fetal Weight): Chỉ số này ước đoán trọng lượng của thai nhi. Cân nặng thai nhi trong tuần 37 khoảng 3028g.
Mẹ bầu nên nắm rõ các chỉ số siêu âm thai
Trên đây là các chỉ số thai nhi 37 tuần quan trọng mà mẹ nên nắm được để biết bé yêu của mình đang phát triển như thế nào. Ngoài ra, trên phiếu siêu âm thai còn có nhiều chỉ số nhỏ khác mà mẹ cũng nên lưu tâm như:
- TTD là chỉ số đường kính ngang bụng.
- APTD là chỉ số đo đường kính trước và sau bụng.
- HC là chỉ số đo chu vi đầu.
- AF là chỉ số của nước ối.
- OFD là chỉ số của đường kính xương chẩm.
- BD là chỉ số đo khoảng cách hai mắt.
- CER là chỉ số đo đường kính tiểu não.
- THD là chỉ số đo đường kính ngực.
- TAD là chỉ số của đường kính cơ hoành.
- EDD là ngày sinh ước đoán.
- FTA là là chỉ số của tiết diện ngang thân thai.
- HUM chính là chiều dài xương cánh tay.
Lời khuyên dành cho mẹ mang thai tuần 37
Mang thai tuần 37 nghĩa là mẹ đang tiến sát đến ngày sinh. Lúc này, Con Cưng khuyên mẹ hãy chú ý đến các vấn đề sau:
Chuẩn bị chào đón em bé ra đời
Theo thống kê, 95% em bé ra đời không đúng ngày dự sinh. Vì vậy, mẹ bầu 37 tuần nên luôn ở trong tư thế sẵn sàng và chuẩn bị tâm lý, cũng như giỏ đồ đi sinh để chuẩn bị chào đón em bé ra đời.
Chậm tăng cân
Khi thai 37 tuần, thì cả mẹ và bé sẽ tăng cân rất chậm, thậm chí là ngừng tăng cân. Đây là biểu hiện bình thường cho thấy cơ thể mẹ đang ổn định lại để chuẩn bị cho con yêu ra đời. Hiểu được ý nghĩa này, Con Cưng lưu ý mẹ hãy nhớ kiểm soát tốt cân nặng trong thời điểm này. Tránh tăng cân để đảm bảo ngày sinh diễn ra dễ dàng và an toàn nhé!
Mẹ nên uống đủ nước
Mặc dù lúc này bụng bầu mẹ đã khá to, cùng với triệu chứng thường xuyên đi tiểu, nhưng mẹ vẫn nên bổ sung đủ nước mỗi ngày. Mẹ bầu 37 tuần có thể uống nước lọc, nước trái cây và tuyệt đối không quên bổ sung các loại sữa bầu như: Sữa bầu Similac Mom 900g hương Vani để ổn định lượng nước ối và cung cấp dinh dưỡng, năng lượng mỗi ngày cho cả mẹ cả con nhé.
Mẹ bầu 37 tuần nên uống đủ nước mỗi ngày
Massage tầng sinh môn
Việc massage tầng sinh môn thường xuyên sẽ giúp bộ phận này của mẹ trở nên mềm mại hơn. Thói quen này sẽ cho phép vùng đầu của con yêu dễ dàng chui qua lúc vượt cạn và hạn chế tình trạng rạch tầng sinh môn khi sinh con.
Tự động viên bản thân
Vào thời điểm cuối thai kỳ, mẹ sẽ thường xuyên lâm vào tình trạng lo lắng, bồn chồn khôn nguôi. Thay vì căng thẳng quá mức, Con Cưng khuyên mẹ hãy tự trấn an bản thân, thư giãn và nắm cho mình các dấu hiệu chuyển dạ dưới đây:
- Phân biệt được rỉ ối và chảy máu âm đạo để xử lý kịp thời.
- Nếu phát hiện chảy máu âm đạo, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
- Theo dõi lượng nước ối thường xuyên.
- Theo dõi các chỉ số siêu âm thai để nắm bắt tình hình phát triển của con.
- Phân biệt được cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ, thai máy,… để kịp thời đến bệnh viện.
Nếu lúc này mẹ chưa chuẩn bị hành trang cho con yêu khi chào đời, thì hãy đến ngay hệ thống cửa hàng của Con Cưng trên toàn quốc để mua nhé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lập cho mình một danh sách cần thiết như: tã, sữa, bình sữa, trơ lưỡi, quần áo, khăn, gối, chăn, nước muối sinh lý, kem chống hăm,… rồi truy cập webssite: https://concung.com/ hoặc dùng App Con Cưng để đặt mua online một cách nhanh chóng với dịch vụ giao hàng miễn phí, chỉ trong 30 phút.
Từ khóa » Chỉ Số Fl Trong Siêu âm
-
Các Chỉ Số Thai Nhi Và Những điều Mẹ Cần Biết
-
Bác Sĩ Giải đáp Tỉ Mỉ Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần - Medlatec
-
Các Chỉ Số Trong Kết Quả Siêu âm Thai | Vinmec
-
Bảng Các Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn WHO Mới Nhất - Huggies
-
Kí Hiệu Về Các Chỉ Số Siêu âm Thai Và Chỉ Số Siêu âm Thai
-
Bảng Chỉ Số Thai Nhi Phát Triển Theo Từng Tuần Chi Tiết Cho Mẹ
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 21
-
Chỉ Số Siêu âm Thai Tuần 24
-
Các Chỉ Số Siêu âm Thai Nhi Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ - AFamily
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Thai Nhi Trong Siêu âm
-
Chỉ Số Fl Trong Siêu âm Thai Là Gì
-
1. Cac Chi So Sinh Hoc Thai Nhi, GS Michel Collet - SlideShare
-
Chỉ Số Thai Nhi Theo Tuần Và Những điều Mẹ Bầu Nên Biết - AiHealth
-
Chiều Dài Xương Đùi Thai Nhi Và Thông Tin Quan Trọng Mẹ Cần Biết