Silkron Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Tên biệt dược: Dongkwang Silkron
Thành phần: clotrimazol 10mg, betamethazone dipropionat 0,64mg, gentamicin sulfat 1mg
Tác dụng
Tác dụng của thuốc Silkron là gì?
Silkron được sử dụng để điều trị nấm, điều trị viêm da có đáp ứng với corticoid như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã, viêm da cơ địa, viêm da tróc vẩy và viêm da thần kinh, bệnh eczema, hăm.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Silkron có những dạng và hàm lượng nào?
Silkron có ở dạng kem bôi.
Liều dùng thuốc Silkron cho người lớn như thế nào?
Bạn thoa một lượng kem vừa đủ nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh 2 lần/ngày, sáng và tối.
Liều dùng thuốc Silkron cho trẻ em như thế nào?
Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.
Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc Silkron như thế nào?
Bạn nên sử dụng Silkron đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.
Thuốc này bạn thoa một lượng vừa đủ lên vùng da bị bệnh.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Hiện vẫn chưa rõ về các triệu chứng quá liều.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc nghi ngờ quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Silkron?
Một số tác dụng phụ bạn có thể gặp khi dùng thuốc Silkron như kích ứng da, khô da, viêm nang lông, rậm lông, mụn mủ, loét, giảm sắc tố, viêm da bội nhiễm, teo da. Bên cạnh đó, một số triệu chứng hiếm gặp khác cũng có thể xảy ra như giảm sắc hồng cầu, ban đỏ, rỉ dịch, ngứa, vẩy cá, nổi mề đay, dị ứng toàn thân…
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc Silkron, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc, kháng sinh nhóm aminoglycosid, imidazol.
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
- Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.
Bạn tránh thoa thuốc lên vết thương, vùng da tổn thương, màng nhầy. Nếu cần thoa diện rộng hay dùng băng kín thì phải theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ và không dùng liên tục dài ngày.
Silkron cream cũng chống chỉ định cho người bị nhiễm trùng da do vi khuẩn như giang mai, lao da; nhiễm nấm như candida, nhiễm giun tròn; nhiễm virus như giời leo, thủy đậu, đậu mùa,…; nhiễm côn trùng như ghẻ, chấy, rận. Bên cạnh đó, không dùng thuốc này để điều trị eczema tai ngoài có thủng màng nhĩ, loét da (trừ Behcet), phỏng độ 2 trở lên, mụn các loại, viêm da quanh miệng.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Silkron trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
Tương tác thuốc
Thuốc Silkron có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc bôi Silkron dùng cùng với các kháng sinh nhóm aminoglycosid đường toàn thân có thể gây độc tính do tích lũy kháng sinh.
Thuốc Silkron cũng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Thuốc Silkron có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Silkron?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề vấn đề sức khỏe nào.
Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc Silkron như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Từ khóa » Thuốc Bôi Silkron
-
Silkron Là Thuốc Gì? | Vinmec
-
Thuốc Bôi Bảy Màu Silkron Trị Bệnh Ngoài Da - YouMed
-
Kem Silkron: Thành Phần, Công Dụng Và Cách Sử Dụng
-
Kem Bôi Trị Nấm, Viêm Da Silkron Tuýp 10g-Nhà Thuốc An Khang
-
Thuốc Silkron Dongkwang Tuýp 10g Trị Nhiễm Khuẩn, Nấm Da
-
Thuốc Bôi 7 Màu Silkron 10g điều Trị Hắc Lào, Nấm, Viêm Da
-
Thuốc Bôi Ngoài Da SILKRON CREAM - MEDiCARE
-
Mua Thuốc Bôi Da điều Trị Bệnh Da Liễu Silkron | Nhà Thuốc Online Jio
-
Thuốc Dongkwangsilkron
-
Kem Bôi Trị Viêm Da Có Corticoid Silkron (10g) - Alphabet Pharma
-
Thuốc Silkron: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá Bán
-
Thuốc 7 Màu Silkron Có Tác Dụng Gì? Sử Dụng Như Thế Nào Là đúng?
-
Thuốc 7 Màu Trị Gì? Có Nên Dùng Thuốc 7 Màu Trị Mụn Không?