Singapore Quốc Gia Phát Triển Logistics Thành Công
Có thể bạn quan tâm
Toàn cầu hóa logistics (global logistics) là xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. Gần đây những tạp chí, tập san chuyên ngành, phương tiện truyền thông đại chúng, các viện nghiên cứu và nhiều nhà nghiên cứu logistics đã cung cấp một số ấn phẩm nói về logistics thế giới và VN. Trên Tạp chí Vietnam Logistics Review của Hiệp hội Logistics Việt Nam số 69 tháng 07.2013 có đăng bài viết: “Khuynh hướng thành lập khu thương mại tự do sau cảng”. Tác giả đã hướng vấn đề nghiên cứu vào hai Cảng biển nhất nhì Thế giới là Rotterdam (Hà Lan) và Singapore.
Để nắm bắt và tiếp cận nhanh thông tin mang tính thời sự, xin trân trong giới thiệu Singapore, quốc gia giàu nhất ASEAN và là một trong những nước nhỏ đã thành công rực rỡ với toàn cầu hóa logistics trên thế giới hiện nay. Thông thường ngoài những chỉ số kinh tế, kỹ thuật, xã hội được quốc tế công nhận, chúng ta còn đánh giá sự phát triển thành công của một quốc gia theo những yếu tố “truyền thống” thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Chắc chắn kết quả sẽ hơn, giúp cho người vận dụng, tham khảo nhiều thuận lợi.
SINGAPORE – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THIÊN THỜI
Cụm từ “thiên thời” ở đây nên được hiểu thoáng, tức là thời vận, cơ hội hay dịp may đến đúng lúc với điều kiện và hoàn cảnh thực tế. Singapore trước thế chiến thứ nhất là thuộc địa Anh quốc, tiền đồn chiến lược của Quân đội Hoàng gia Anh ở Đông Nam Á, đất hẹp, hoang vu, không có tài nguyên, khoáng sản gì ngoài một phần eo biển Malacca, thủy đạo quan trọng bậc nhất nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Chiến tranh thế giớ thứ hai kết thúc, Singapore là nước độc lập trong liên minh Malaysia. Sau đó, năm 1962 tách ra khỏi Malaysia thành Cộng hòa Singapore với vị thế quốc gia trong Liên Hiệp Quốc và ASEAN, phát triển kinh tế nhanh, trở thành một trong những “con rồng” kinh tế châu Á, dưới sự dẫn dắt của Thủ Tướng tài năng Lý Quang Diệu đã được sử sách Đông Nam Á và thế giới tôn vinh về đường lối và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Ngay từ đầu, Singapore đã xác định và chọn đường lối phát triển để trở thành trung tâm kinh tế của Đông Nam Á và thế giới, dựa vào thế mạnh của cảng biển, của năng lực thương mại có sẵn. Chính phủ Singapore lập ra Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Thương mại Quốc gia với nhiệm vụ là hoạch định và kiểm tra các hoạt động kinh tế trên đảo quốc. Đường lối mở cửa, thu hút vốn đầu tư và chất xám nước ngoài đến xây dựng Singapore đã trở thành quốc sách. Phát triển hệ thống cảng biển và trung tâm logistics, tự do hóa thương mại bằng các khu kinh tế tự do (FTZ) đã giúp Singapore cạnh tranh có hiệu quả với các cường quốc kinh tế thế giới trong giai đoạn chuyển tiếp những ngành kinh tế quan trọng từ châu Âu, châu Mỹ sang Đông Nam Á, đặc biệt là công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thủy, lọc hóa dầu, đóng giàn khoan khai thác dầu khí trên biển, tin học…
SINGAPORE - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐỊA LỢI
Địa lợi, ngày nay là một tiêu chí cần thiết khi ta chọn nơi để xây dựng cảng biển hay trung tâm logistics, phải là nơi đầu mối giao thông hoặc trung tâm khu vực, ở gần các thành phố lớn, gần khu công nghiệp, gần vùng nguyên liệu…. Cảng Singapore (PSA _ Portof Singapore Authority) được sự ưu ái và quan tâm đặc biệt của Chính phủ Singapore trong việc thực hiện phát triển container, logistics và tự do hóa thương mại, cũng như điều hành các hoạt động hàng hải của đảo quốc này. Phát huy thế mạnh về vị trí là nằm ngay “xích đạo”, không bị giông bão hay thời tiết xấu đe dọa. Bến cảng và sân bay hầu như hoạt động suốt năm, thuận lợi cho xếp dỡ hàng hóa, PSA triển khai xây dựng, phát triển cảng biển với kết cấu hạ tầng hiện đại, hoàn hảo, sẵn sàng tiếp thu tàu biển năm châu về hội tụ.
Mỗi ngày, Singapore có 11 triệu lượt chuyến vận tải hàng hóa và hành khách nội địa, quốc tế. Cảng biển thông qua năm 2010 là 503 triệu tấn hàng hóa trong đó có 28,4 triệu TEUS, hàng năm có 140.000 lượt tàu biển cập bến và trở thành cảng trung chuyển số 1 của thế giới.
Từ năm 2005-2010 PSA là cảng hàng đầu container thế giới, chiếm 1/6 sản lượng toàn cầu, có 1,2 triệu TEU đông lạnh được xếp dỡ ở đây, phục vụ cho 200 hãng tàu quốc tế và nối kết với 600 cảng biển của 123 quốc gia. Ngoài ra PSA còn quản lý 4 trung tâm phân phối hàng hóa khu vực và thế giới (Distripart) với 600.000m3.
SINGAPORE - NHÌN TỪ GỐC ĐỘ NHÂN HÒA
Nhân hòa là khâu cuối cùng trong quốc sách của Singapore được quán triệt đầy đủ và nghiêm khắc trong quá trình phát triển. Nhân hòa ở đây là việc ban hành chính sách và cơ chế phù hợp từng giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Từ cảng biển (seaport), trung tâm Logistics (logistics center), trung tâm thương mại tự do (FTZ) đến các trung tâm phân phối hàng hóa (Distripart) khu vực, Singapore đã nâng lên cấp toàn cầu do đã cập nhật và thay đổi theo xu thế phát triển của thế giới. Thành công của những chủ trương điện tử hóa đất nước (computerised country), container hóa cảng biển (containerised seaport) và logistics toàn cầu là tiền đề quan trọng để đưa ngành logistics của Singapore trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ logistics, có mức đóng góp 7% GDP/năm.
Hiện có 25 nhà cung cấp dịch vụ 3PL hàng đầu thế giới và 17 LSP hoạt động tại Singapore, nổi bật là DB Schender quản lý 11.000 nhân viên DHL khu vực có 30.000 nhân viên.
Hiện nay, Singapore có 7 khu vực tự do thương mại, trong đó 6 khu giành cho vận tải biển và một khu tự do thương mại hàng không tại sân bay Changi. Nơi đây logistics hàng không hoạt động rất sầm uất, phục vụ 43 triệu/lượt hành khách đi đến khoảng 200 thành phố toàn cầu, vận chuyển 1,81 triệu TEU/năm.
SINGAPORE - CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA LOGISTICS
Chẳng ai nghĩ rằng Singapore, đảo quốc nhỏ ở Đông Nam Á, dân số ít, trình độ dân trí và năng lực khoa học công nghệ trung bình mà chỉ trong vòng 51 năm (1962-2013) đã phát triển thành một nước công nghiệp – hàng hải, thu nhập cao, chiếm nhiều trung tâm ở châu Á và thế giới, hiện đang hướng đến quốc gia hiện đại, công nghệ cao với nền kinh tế tri thức vào cuối thập kỉ 21.
Singapore đang phát triển theo hướng toàn cầu hóa logistics là bước đi ban đầu cần thiết để đưa nền kinh tế hội nhập thế giới. Thương mại tự do, thu hút vốn đầu tư và công nghệ cao, biến mình thành nơi sản xuất cũng như phân phối sản phẩm chất lượng hàng đầu quốc tế. Tiếp tục dùng “ngoại lực” hỗ trợ có hiệu quả cho “nội lực” để phát triển kinh tế một cách bền vững, đó là những tiêu chí quan trọng mà mỗi quốc gia nhỏ hay trung bình cần tham khảo.
Thời đại ngày nay, dù là quốc gia nhỏ, yếu kém, nghèo khổ, lạc hậu đi nữa mà có quyết tâm trở thành nước mạnh, giàu có đều là “khả thi”. Miễn dân tộc đó kiên định với ý chí vươn lên và biết tận dụng thời cơ thích hợp cho mình, nhất định sẽ thành đạt.
Từ khóa » Singapore Cảng Biển
-
Danh Mục Cảng Biển ở Singapore - Vận Tải Hàng Hóa
-
Rồng Châu Á Singapore Và Chìa Khóa Hạ Tầng Cảng Biển
-
Singapore Cruise Centre
-
Singapore Xây Siêu Cảng Tự động Lớn Nhất Thế Giới
-
Singapore Hoàn Thành Xây Dựng Giai đoạn 1 Cảng Biển Lớn Nhất Nước
-
Cảng Singapore Tiếp Tục Giữ Vị Trí Trung Tâm Hàng Hải Số 1 Thế Giới ...
-
Vì Sao Singapore Vẫn Duy Trì Vị Trí Cảng Hàng đầu Thế Giới Bất Chấp ...
-
Singapore Năm Thứ 8 Giữ Vị Trí Số 1 Trung Tâm Vận Tải Biển Toàn Cầu
-
Cảng Singapore Tiếp Tục Đứng Đầu Bảng Xếp Hạng Các Trung ...
-
Choáng Ngợp Với Siêu Cảng Container Của Singapore - Báo Tuổi Trẻ
-
Không Dễ để Cái Mép - Thị Vải Cạnh Tranh Với Singapore - VLA
-
Hệ Thống Cảng Của Singapore - Tài Liệu Text - 123doc