Sinh Con Bao Lâu Phải Làm Giấy Khai Sinh? - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Sau khi sinh, việc đăng ký khai sinh cho con là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, do bận rộn, nhiều người quên mất việc đăng ký khai sinh cho con, hoặc một số người cho rằng bao giờ đăng ký cũng được.
Thời hạn đăng ký khai sinh
Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
“1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.”
Như vậy, trong thời hạn 60 ngày kể từ đứa trẻ được sinh ra, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh phải tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Xem thêm: Chần chừ không khai sinh cho con có thể bị phạt
Người đi đăng ký khai sinh
Những người có thể trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bao gồm:
- Cha hoặc mẹ của trẻ;
- Ông, bà hoặc người thân thích khác của trẻ (trong trường hộ cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con);
- Cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ.
Nên đăng ký khai sinh cho trẻ đúng thời hạn (Ảnh minh họa)
Hồ sơ đăng ký khai sinh
Các giấy tờ cần cung cấp khi đi đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014: Tờ khai theo mẫu (do cơ quan đăng ký hộ tịch cung cấp) và giấy chứng sinh.
Các giấy tờ có giá trị thay thế giấy chứng sinh trong trường hợp không có giấy chứng sinh:
- Văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; hoặc
- Giấy cam đoan về việc sinh (nếu không có người làm chứng); hoặc
- Biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập (trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi); hoặc
- Văn bản chứng minh việc mang thai hộ (trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ).
Ngoài ra, người đi đăng ký khai sinh cũng cần xuất trình bản chính Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân.
Luật Hộ tịch năm 2014 cũng có quy định mới, theo đó, bên cạnh việc được cấp giấy khai sinh, người đi đăng ký khai sinh cho trẻ còn được cấp số định danh cá nhân của trẻ.
Trên đây là một số lưu ý về việc đăng ký khai sinh cho trẻ. Bố mẹ và người thân của trẻ cần chú ý để thực hiện đúng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con trẻ.
Xem thêm: Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018 Cách làm giấy khai sinh cho con của mẹ đơn thân Con khai sinh mang họ mẹ được không? Giấy khai sinh bị sai có làm lại được không? LuatVietnam
Từ khóa » Giấy Chứng Sinh Có Thời Hạn Bao Lâu
-
Giấy Chứng Sinh Có Thời Hạn Bao Lâu (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Giấy Chứng Sinh Có Thời Hạn Bao Lâu Theo Quy định? - Luật Sư 247
-
Thời Gian để Làm Giấy Khai Sinh Cho Trẻ Mới Sinh Là Bao Nhiêu Ngày ...
-
Đăng Ký Khai Sinh Quá Hạn Cho Con Khi Chưa đăng Ký Kết Hôn
-
Thời Gian Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Là Bao Lâu Sau Khi Sinh?
-
Do Một Số Lý Do Về Sức Khỏe, Chị Tôi Không Thể đi đăng Ký Khai Sinh ...
-
Giấy Chứng Sinh Có Thời Hạn Bao Lâu (Cập Nhật 2022)
-
Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Muộn Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền ? Thủ Tục ...
-
Quy định Về Cấp Giấy Chứng Sinh - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Thủ Tục Đăng Ký Khai Sinh Quá Hạn
-
Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Quá Hạn - Văn Phòng Tư Vấn Luật
-
Hồ Sơ Xin Cấp Lại Giấy Chứng Sinh Mới Năm 2022 - Luật Sư X
-
Thủ Tục Làm Giấy Khai Sinh Cho Con Mới Nhất Tại UBND Xã/phường