Sinh Hoạt Chi Bộ Hàng Tháng Là Gì? Thời Gian Và Kịch Bản Sinh Hoạt ...

Mục lục bài viết

  • 1 1. Sinh hoạt chi bộ hàng tháng là gì?
  • 2 2. Thời gian và kịch bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng:
  • 3 3. Một số quy định khác đối với sinh hoạt chi bộ:
  • 4 4. Ý nghĩa của sinh hoạt chi bộ:

1. Sinh hoạt chi bộ hàng tháng là gì?

Hiện nay, việc sinh hoạt chi bộ đã không còn là vấn đề xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, pháp luật nước ta vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào hướng dẫn về khái niệm sinh hoạt chi bộ là gì. Theo quan điểm mà tác giả tổng hợp được nhiều nguồn khác nhau thì sinh hoạt chi bộ được hiểu là một trong những hoạt động của tập thể toàn thể đảng viên quan trọng, để bàn bạc và thảo luận đưa ra quyết định về giải pháp hoặc chủ trương nào trong xây dựng Đảng nói chung, xây dựng chi bộ nói riêng.

Sinh hoạt chi bộ tiếng Anh là Party activities

Sinh hoạt chi bộ Party activities
Chi bộ Limb
Chuẩn bị Prepare
Nội dung Content
Nhiệm vụ Mission
Đại biểu Delegate

2. Thời gian và kịch bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng:

Thứ nhất, thời gian sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Thời gian sinh hoạt chi bộ: Phải bảo đảm từ 90 phút trở lên. Nếu kết hợp sinh hoạt chuyên đề với sinh hoạt chi bộ thường kỳ trong cùng một buổi thì phải bảo đảm thời gian tối thiểu 120 phút. Đối với chi bộ có quá ít đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quy định cụ thể thời gian sinh hoạt.

Thứ hai, kịch bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng

Một, công tác chuẩn bị

Bí thư hoặc phó bí thư chi bộ chuẩn bị nội dung sinh hoạt, dự thảo nghị quyết (nếu có) hoặc dự kiến nội dung kết luận của buổi sinh hoạt.

– Họp chi ủy (bí thư, phó bí thư ở những nơi không có chi ủy) để thống nhất nội dung sinh hoạt, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo của chi bộ trong tháng, dự kiến nhiệm vụ của tháng tiếp theo; xác định những nội dung trọng tâm cần trao đổi, thảo luận, biểu quyết tại chi bộ; cho ý kiến về dự thảo nghị quyết (nếu có).

– Thông báo thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt chi bộ đến đảng viên và cấp ủy viên cấp trên được phân công theo dõi chi bộ. Chi bộ có điều kiện gửi trước tài liệu sinh hoạt cho đảng viên để nghiên cứu, chuẩn bị nội dung phát biểu ý kiến

Hai, kịch bản sinh hoạt chi bộ hàng tháng

  • Mở đầu

– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (nếu có).

– Cử thư ký ghi biên bản sinh hoạt chi bộ.

– Thông báo tình hình đảng viên: Số đảng viên có mặt, vắng mặt (có lý do, không có lý do).

– Thông qua nội dung, chương trình sinh hoạt chi bộ.

  • Tiến hành sinh hoạt

– Bí thư chi bộ báo cáo nội dung sinh hoạt đã được chi ủy chuẩn bị và gợi ý thảo luận.

– Đảng viên phát biểu ý kiến, tập trung trao đổi, thảo luận nội dung trọng tâm liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi bộ; tự phê bình kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; góp ý, phê bình đối với đảng viên trong chi bộ.

– Bí thư chi bộ cung cấp thông tin và định hướng để làm rõ những vấn đề đảng viên quan tâm, tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở, khuyến khích đảng viên tham gia đóng góp ý kiến để buổi sinh hoạt đạt hiệu quả.

  • Kết thúc

Bí thư chi bộ thực hiện các nội dung chủ yếu sau:

– Tổng hợp các ý kiến phát biểu tại buổi sinh hoạt; những ý kiến tiếp thu để bổ sung, hoàn thiện nội dung sinh hoạt chi bộ; phân công nhiệm vụ cho đảng viên và quy định thời gian hoàn thành.

– Định hướng tư tưởng đối với đảng viên; giải quyết hoặc phản ánh với cấp có thẩm quyền về tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của đảng viên.

– Thông qua nghị quyết hoặc kết luận.

– Đánh giá chất lượng buổi sinh hoạt.

– Thư ký trình bày biên bản sinh hoạt chi bộ.

Ba, nội dung sinh hoạt chi bộ

Căn cứ Điều lệ Đảng, định hướng của cấp trên, tình hình, đặc điểm của chi bộ và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, hằng tháng chi bộ sinh hoạt gồm các nội dung chủ yếu sau:

  • Về công tác chính trị, tư tưởng

– Lựa chọn những nội dung thời sự trong nước, quốc tế, các vấn đề của địa phương, cơ quan, đơn vị sát với tình hình và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của chi bộ để phổ biến, trao đổi.

– Thông báo kịp thời chủ trương, các văn bản của Đảng, Nhà nước, của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội các cấp cần phổ biến đến chi bộ.

– Đánh giá tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; những vấn đề chi bộ cần quan tâm. Kịp thời định hướng nhận thức, tư tưởng cho đảng viên.

  • Về thực hiện nhiệm vụ chính trị

– Đánh giá kết quả công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tháng của chi bộ và việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân để đề ra biện pháp khắc phục.

– Đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

– Đảng viên, nhất là người đứng đầu liên hệ, đánh giá việc thực hiện nội dung đã cam kết theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; về chống chạy chức, chạy quyền và chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, xa rời quần chúng.

– Kết quả lãnh đạo chính quyền, các đoàn thể chính trị – xã hội.

– Xác định nhiệm vụ của chi bộ tháng tiếp theo và biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho đảng viên.

3. Một số quy định khác đối với sinh hoạt chi bộ:

Ngoài các quy định về thời gian và kịch bản tổ chức sinh hoạt còn có quy định một số nội dung sau:

  • Thời điểm tổ chức sinh hoạt chi bộ phải đúng theo quy định của cấp ủy có thẩm quyền.
  • Thực hiện đầy đủ nội dung, trình tự buổi sinh hoạt chi bộ theo quy định. Phương pháp điều hành của người chủ trì linh hoạt, hiệu quả.
  • – Có biểu dương đảng viên tiêu biểu trong tháng; nhắc nhở, phê bình đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảng viên không thực hiện đúng cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm hoặc có khuyết điểm trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng và cấp ủy cấp trên nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật (nếu có).
  • Có nhiều đảng viên tham gia phát biểu ý kiến.
  • Sổ biên bản sinh hoạt chi bộ ghi chép đầy đủ diễn biến của buổi sinh hoạt và được lưu giữ, bảo quản lâu dài để làm tài liệu tham khảo, giáo dục truyền thống cho đảng viên.
  • Nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt

+ Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt chi bộ.

+ Chi ủy, đảng viên nghiêm túc, thực sự cầu thị khi tự phê bình và phê bình.

+ Sinh hoạt bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu. Cương quyết chống bệnh thành tích, dĩ hòa vi quý, nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh.

4. Ý nghĩa của sinh hoạt chi bộ:

– Nâng cao về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong tổ chức cơ sở Đảng cùng với chất lượng của các cán bộ, Đảng viên

+ Trong một cuộc sinh hoạt chi bộ thì thường đề cập đến các vấn đề khiếm khuyết, các mặt hạn chế của chính chi bộ, đơn vị, cơ quan đó được làm rõ đối với từng đảng viên.

+ Qua đó, những tấm gương tích cực được tuyên dương, khen thưởng thúc đẩy được phát huy. Ngoài ra, những đảng viên có những suy thoái về đạo đức, hành vi tiêu cực sẽ bị phê bình và rút kinh nghiệm, khắc phục, hoàn thiện bản thân.

+ Như vậy, việc sinh hoạt chi bộ giúp các Đảng viên thay đổi, hoàn thiện bản thân hơn, nhằm phát huy năng lực, phẩm chất tốt, vững vàng,.. quyết định vào việc gìn giữ và xây dựng tổ chức của Đảng luôn bền vững, trong sạch.

– Nâng cao về nhận thức, tự giác về việc chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, các quy định về pháp luật, chính sách cho Đảng viên từ Nhà nước.

+ Thực hiện các chế độ sinh hoạt một cách nghiêm túc theo định kỳ trong Điều lệ của Đảng. Ngoài ra, Đảng viên nói riêng và tổ chức Đảng nói chung cần phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật về việc điều hành, quản lý, thực hiện nhiệm vụ về chính trị.

+ Ta thấy rằng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ luôn gắn với nâng cao nhận thức và ý thức tự chủ động chấp hành các đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước phụ thuộc vào chính điều kiện của chính mình.

+ Thông qua các cuộc sinh hoạt chi bộ là hoạt động thúc đẩy, kiểm tra, định hướng về việc hoàn thành nhiệm vụ và chức năng của Đảng viên.

– Hỗ trợ Đảng viên nâng cao ý thức về trách nhiệm, học tập, rèn luyện, tu dưỡng, thực hiện tốt nhiệm vụ

+ Như chúng ta đã biết, Đảng có 5 nguyên tắc về hoạt động, tổ chức gồm: Nguyên tắc kỷ luật tự giác đồng thời nghiêm minh; Nguyên tắc đoàn kết được thống nhất trong Đảng; Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tự phê bình, phê bình; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo

Qua 5 nguyên tắc trên để xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh thì từ mỗi Đảng viên cần thực hiện được thì từ đó tổ chức Đảng mới thực sự bền vững, phát triển.

+ Nâng cao về chất lượng của sinh hoạt chi bộ, theo đó mỗi Đảng viên cũng cần có sự tự ý thức nâng cao về trách nhiệm, rèn luyện, tu dưỡng học tập, giữ tính kỷ luật nghiêm túc.

Bởi, mỗi Đảng viên đều có tác động đến vai trò lãnh đạo của chính tổ chức Đảng, đồng nghĩa với việc Đảng viên gương mẫu thì tổ chức Đảng mới vững mạnh, giữ niềm tin đối với nhân dân.

Còn nếu Đảng viên bị tha hóa, biến chất, không có sự gương mẫu trong việc thực hiện các hoạt động và trong công tác của Đảng thì sẽ làm cho tổ chức Đảng mất dần đi vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới niềm tin mà nhân dân đặt vào Đảng và Nhà nước.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

  • Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Từ khóa » Hàng Tháng Tiếng Anh Là Gì