Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic
Có thể bạn quan tâm
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Axit nuclêic
- Khái niệm axit nuclêic: Axit nuclêic là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nuclêôtit.
- Phân loại axit nuclêic:
- Axit Đêôxiribônuclêic
- Axit Ribônuclêic
Axit Đêôxiribônuclêic (ADN)
a. Cấu trúc của ADN
- Đơn phân của ADN – Nuclêôtit
- Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P
- Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.
+ Cấu tạo nuclêôtit gồm 3 thành phần:
- Nhóm phôtphat: H3PO4
- Đường pentôzơ: C5H10O4
- Bazơ nitơ: A, T, G, X
- Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin
- Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
- A – T = 2 liên kết hyđrô.
- G – X = 3 liên kết hyđrô.
- Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. - Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Theo mô hình Wat-son và Crick:
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.
- Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
- Đường kính vòng xoắn 2nm (20 Ao), 1 chu kì cao 3.4nm (34 Ao) gồm 10 cặp nuclêôtit.
- Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
- Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.
b. Chức năng của ADN
Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.
Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
1.2. Axit Ribônuclêic (ARN)
a. Cấu trúc của ARN
- Thành phần cấu tạo:
+ Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
+ Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ.
+ Có 4 loại nuclêôtit: A= Ađênin, G= Guanin, U= Uraxin, X= Xitôzin
+ Cấu trúc Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. Gồm 3 loại ARN:
- ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.
- ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
- ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.
b. Chức năng của ARN
- mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
- tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
- rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
- Một số thông tin di truyền không phải chỉ được lưu giữ ở ADN mà ở 1 số loài virút nó cũng được lưu giữ ở ARN.
2. Bài tập minh họa
Lập bảng so sánh về cấu trúc giữa ADN và ARN?
Hướng dẫn giải:
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu sự khác biệt về cấu trúc giữa ADN và ARN?
Câu 2: Nếu phân tử ADN có cấu trúc quá bền vững cũng như trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền không xảy ra sai sót gì thì thế giới sinh vật có thể vật đa dạng như ngày nay không?
Câu 3: Trong tế bào thường có các enzim sửa chữa các sai sót về trình tự nuclêôtit. Theo em, đặc điểm nào về cấu trúc của ADN giúp nó có thể sửa chữa những sai sót nêu trên?
Câu 4: Tại sao cũng chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng tạo hóa lại có thể tạo nên những sinh vật có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm chung của ADN và ARN là:
A. Đều có cấu trúc một mạch B. Đều có cấu trúc hai mạch C. Đều được cấu tạo từ các đơn phân axit amin D. Đều có những phân tử và có cấu tạo đa phân
Câu 2: Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là:
A. Đường, axit và Prôtêin B. Đường, bazơ nitơ và axit C. Axit,Prôtêin và lipit D. Lipit, đường và Prôtêin
Câu 3: Axit có trong cấu trúc đơn phân của ADN là:
A. Axit photphoric B. Axit clohidric C. Axit sunfuric D. Axit Nitơric
Câu 4: Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là:
A. Glucôzơ B. Đêôxiribôzơ C. Xenlulôzơ D. Saccarôzơ
Câu 5: Giữa các Nuclêotit kế tiếp nhau trong cùng một mạch của ADN xuất hiện kiên kết hoá học nối giữa:
A. Đường và axít B. axít và bazơ C. Bazơ và đường D. Đường và đường
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Axit nuclêic Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được thành phần 1 nucleotid.
- Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.
- Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
- So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
Từ khóa » Trình Bày Cấu Trúc Và Chức Năng Của Axit Nucleic
-
Cấu Trúc, Chức Năng Của Axit Nuclêic - Sinh Học 10
-
[CHUẨN NHẤT] Axit Nucleic Là Gì? Chức Năng Của Axit Nucleic?
-
Acid Nucleic – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Axit Nucleic Và Chức Năng Của Chúng
-
Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic - Hoc247
-
Bài 6. Axit Nuclêic - Củng Cố Kiến Thức
-
Cấu Trúc Và Chức Năng Của ACID NUCLEIC - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nêu Những điểm Khác Nhau Cơ Bản Về Cấu Tạo Và Chức Năng Của Axit
-
CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN VÀ ARN - Flat World
-
Soạn Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nucleic
-
[PPT] AXIT NUCLEIC 1. Cấu Trúc Của ARN BÀI 6: AXIT NUCLÊIC BÀI 6
-
Sinh Học 10 Bài 6: Axit Nuclêic
-
Bài Giảng Protein Và Axit Nucleic - Môn Sinh Học - Lớp 10 - Bút Bi
-
Lý Thuyết Axit Nuclêic - Adn Sinh 10