Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Trong bài học này các em được tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo và hoạt động của tim phù hợp với khả năng co bóp và đẩy máu đi nuôi toàn cơ thể và hoạt động suốt đời không ngừng nghỉ. Biết được đặc điểm lưu thông máu trong hệ mạch để chẩn đoán sức khỏe đang ở trong tình trạng nào và có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động của tim
1.2. Hoạt động của hệ mạch
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hoạt động của tim
a. Tính tự động của tim
- Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim
- Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim
- Hệ dẫn truyền tim bao gồm:
- Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất
- Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ
- Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên
+ Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:
- Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co
+ Kết quả: Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ
b. Chu kì hoạt động của tim
Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung
- Mỗi chu kì tim gồm 3 pha – 0,8s:
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1s
- Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất.
+ Pha co tâm thất: 0,3s
- Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puockin → Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại → Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên → Van bán nguyệt mở → Máu đi từ tim vào động mạch
+ Pha giãn chung: 0,4s
- Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng → Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất
1.2. Hoạt động của hệ mạch
a. Cấu trúc của hệ mạch
- Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → Động mạch nhánh → Tiểu động mạch chủ → Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Tĩnh mạch nhánh → Tĩnh mạch chủ
+ Động mạch: thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết →Tính đàn hồi cao → chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu → giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch) Mao mạch: thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô → dễ dàng thực hiện quá trình trao đỏi chất với các tế bào + Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại
b. Huyết áp
- Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
- Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch.
- Ví dụ: Khi tim đập nhanh, mạnh → huyết áp tăng. Khi tim đập chậm và yếu → huyết áp giảm
c. Vận tốc máu
- Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
- Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch
2. Bài tập minh họa
Giải thích sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch.
Hướng dẫn giải:
Sự biến đổi vận tốc máu trong hệ mạch là do tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch của mỗi loại mạch khác nhau.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?
Câu 2: Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim?
Câu 3: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
Câu 4: Phân tích sơ đồ về chu kì hoạt động của tim dưới đây, giải thích tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ở người, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là?
A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây.
C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩo co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây.
Câu 2: Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?
A. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
B. Nút nhĩ thất → Hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
C. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → Mạng Puôc – kin à Bó his → Các tâm nhĩ, tâm thất co.
D. Nút xoang nhĩ → Hai tâm nhĩ → Nút nhĩ thất → Bó his → Mạng Puôc – kin → Các tâm thất, tâm thất co.
Câu 3: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Câu 4: Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì
A. Mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
B. Mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
C. Mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
D. Thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch
Câu 5: Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kỳ hoạt động của tim?
A. Pha co tâm thất → pha dãn chung → pha co tâm nhĩ
B. Pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung
C. Pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung
D. Pha co tâm nhĩ → pha dãn chung → pha co tâm thất
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được các qui luật hoạt động của tim: tim có tính tự động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các qui luật đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máu trong hệ mạch.
Tham khảo thêm
- docx Sinh học 11 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- docx Sinh học 11 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- docx Sinh học 11 Bài 3: Thoát hơi nước
- docx Sinh học 11 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- docx Sinh học 11 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- docx Sinh học 11 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- docx Sinh học 11 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón
- docx Sinh học 11 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- docx Sinh học 11 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- docx Sinh học 11 Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Sinh học 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- doc Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
- doc Sinh học 11 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu
- doc Sinh học 11 Bài 20: Cân bằng nội môi
- doc Sinh học 11 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- doc Sinh học 11 Bài 22: Ôn tập chương 1
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Chuyển Hoá Vật Chất Và Năng Lượng
- 1 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- 2 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- 3 Bài 3: Thoát hơi nước
- 4 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- 5 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- 6 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
- 7 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
- 8 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- 9 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- 10 Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- 12 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- 13 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
- 14 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- 15 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- 16 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- 17 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- 18 Bài 18: Tuần hoàn máu
- 19 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- 20 Bài 20: Cân bằng nội môi
- 21 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- 22 Bài 22: Ôn tập chương 1
Chương 2: Cảm Ứng
- 1 Bài 23: Hướng động
- 2 Bài 24: Ứng động
- 3 Bài 25: Thực hành: Hướng động
- 4 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- 5 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- 6 Bài 28: Điện thế nghỉ
- 7 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- 8 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
- 9 Bài 31: Tập tính của động vật
- 10 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
- 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển
- 1 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
- 2 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
- 3 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
- 4 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- 5 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
- 6 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
- 7 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương 4: Sinh Sản
- 1 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- 2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- 3 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- 4 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- 5 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- 6 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- 7 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- 8 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 19
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 19 - Tuần Hoàn Máu (tiếp)
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 19. Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo) - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
-
Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo) - HOC247
-
Bài 19 Sinh 11: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo) - Tech12h
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 19 (mới 2022 + 62 Câu Trắc Nghiệm)
-
Sinh 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo) Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Sinh11 - : Bài 19: Tuần Hoàn Máu (Tiếp Theo)
-
Lý Thuyết Sinh 11 Bài 19
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 19 - Lib24.Vn
-
Sinh 11 Bài 19 | Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
-
Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)
-
Soạn Sinh Học 11 Bài 19: Tuần Hoàn Máu (tiếp Theo)