Sinh Học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động Vật
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Trong bài học này các em sẽ được tìm hiểu về khái niệm cảm ứng ở động vật, quá trình tiến hoá về hình thức cảm ứng của động vật, từ đó các em sẽ nhận biết được cảm ứng ở động vật trong thực tế.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm cảm ứng động vật
1.2. Cảm ứng ở các nhóm động vật
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm cảm ứng động vật
- Ví dụ: Khi trời lạnh, mèo xù lông, co mạch máu và nằm co mình lại…
a. Khái niệm
- Cảm ứng động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích đó - Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh gọi là phản xạ.
+ Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
- Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ, cung phản xạ bao gồm:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm) + Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (Hệ thần kinh). + Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).
1.2. Cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau
a. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh (Động vật đơn bào)
- Đối tượng: ĐV đơn bào như amip, trùng roi, trùng giày.
- Hình thức: Phản ứng co rút toàn bộ cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.
b. Cảm ứng ở ĐV có hệ thần kinh dạng lưới.
- Đối tượng: ĐV thuộc ngành ruột khoang như thủy tức, sứa…Cơ thể có đối xứng toả tròn.
- Cấu tạo: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK, tạo thành mạng lưới thần kinh. Các TBTK liên hệ với các tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ.
- Hình thức phản ứng: Khi bị kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng bằng cách co mình lại.
c. Cảm ứng ở ĐV có HTK dạng chuỗi hạch
- Đối tượng: ĐV có cơ thể đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
- Cấu tạo: Các tế bào TK tập trung lại thành các hạch, các hạch nối với nhau bằng các dây TK tạo ra dạng chuỗi hạch (riêng ở chân khớp có não - hạch TK đầu lớn hơn các hạch còn lại)
- Hình thức phản ứng Mỗi hạch thần kinh điều khiển hoạt động của một vùng xác định. Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Cảm ứng ở động vật có gì khác với cảm ứng ở thực vật?
Hướng dẫn giải:
- Cảm ứng ở thực vật thường diễn ra chậm và biểu hiện bằng các cử động dinh dưỡng hoặc sinh trưởng.
- Cảm ứng ở động vật phản ứng diễn ra nhanh hơn. Mức độ, tính chính xác của cảm ứng và hình thức cảm ứng thay đổi tùy thuộc vào mức độ tổ chức của bộ phận tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích (hệ thần kinh).
Bài 2: Hãy cho biết con thủy tức sẽ phản ứng như thế nào khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó? Phản ứng của thủy tức có phải là phản xạ không? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
- Con thủy tức sẽ phản ứng co toàn thân khi ta dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân nó.
- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì phản ứng của thủy tức do hệ thần kinh (các tế bào thần kinh trong hệ thần kinh mạng lưới) điều khiển
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cảm ứng ở động vật có gì khác với cảm ứng ở thực vật?
Câu 2: Trình bày sự tiến hóa của tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật khác nhau?
Câu 3: Kể tên bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
Câu 4: Hãy so sánh hình thức cảm ứng của các động vật có tổ chức thần kinh khác nhau?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch so với động vật có hệ thần kinh dạng lưới:
A. Phản ứng chính xác hơn nhưng tiêu tốn nhiều năng lượng hơn B. Phản ứng chính xác hơn và tiêu tốn ít năng lượng hơn C. Phản ứng không chính xác bằng nhưng tiêu tốn ít năng lượng hơn D. Phản ứng không chính xác bằng và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn
Câu 2: Cảm ứng ở động vật là:
A. Phản xạ có điều kiện B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể C. Phản xạ không điều kiện D. Khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm báo cho sinh vật tồn tại và phát triển
Câu 3: Dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân con thuỷ tức, con thuỷ tức sẽ co toàn thân lại đê tránh kích thích. Bộ phận phân tích và tổng hợp của cảm ứng trên là:
A. Tế bào cám giác B. Lưới thần kinh C. Kim nhọn D. Tế bào mô bì cơ
Câu 4: Khi bị kích thích, cơ thể phản ứng bằng cách co toàn thân là thuộc động vật
A. có hệ thần kinh dạng lưới.
B. có hệ thần kính dạng chuỗi hạch.
C. có hệ thần kinh dạng ống.
D. nguyên sinh.
Câu 5: Trong các sinh vật sau, loại nào có hệ thần kinh dạng lưới?
A. Sứa, san hô, hải quỳ.
B. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.
C. Cá, ếch, thằn lằn.
D. Trùng roi, trùng amip.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được khái niệm về cảm ứng ở động vật.
- Trình bày được quá trình tiến hoá về hình thức cảm ứng của động vật
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 11 Bài 23: Hướng động
- doc Sinh học 11 Bài 24: Ứng động
- doc Sinh học 11 Bài 25: Thực hành: Hướng động
- doc Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ
- doc Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- doc Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
- doc Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật
- doc Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
- doc Sinh học 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Chuyển Hoá Vật Chất Và Năng Lượng
- 1 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- 2 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- 3 Bài 3: Thoát hơi nước
- 4 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- 5 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- 6 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
- 7 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
- 8 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- 9 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- 10 Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- 12 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- 13 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
- 14 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- 15 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- 16 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- 17 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- 18 Bài 18: Tuần hoàn máu
- 19 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- 20 Bài 20: Cân bằng nội môi
- 21 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- 22 Bài 22: Ôn tập chương 1
Chương 2: Cảm Ứng
- 1 Bài 23: Hướng động
- 2 Bài 24: Ứng động
- 3 Bài 25: Thực hành: Hướng động
- 4 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- 5 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- 6 Bài 28: Điện thế nghỉ
- 7 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- 8 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
- 9 Bài 31: Tập tính của động vật
- 10 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
- 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển
- 1 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
- 2 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
- 3 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
- 4 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- 5 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
- 6 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
- 7 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương 4: Sinh Sản
- 1 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- 2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- 3 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- 4 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- 5 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- 6 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- 7 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- 8 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 26
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 26 - Cảm ứng ở động Vật
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 26. Cảm ứng ở động Vật (ngắn Nhất)
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động Vật
-
Sinh Học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động Vật
-
LÝ THUYẾT SINH HỌC 11 - : BÀI 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 26 (mới 2022 + Bài Tập): Cảm ứng ở ...
-
Giải Bài 26 Sinh 11: Cảm ứng ở động Vật - Tech12h
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 26.pdf (Lớp 11) | Tải Miễn Phí
-
Sinh Học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động Vật
-
Giải Bài 26 Sinh 11: Cảm ứng ở động Vật - MarvelVietnam
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 26 (mới 2022 + 27 Câu Trắc Nghiệm)
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 10 Bài 26 - Trung Tâm Gia Sư Toàn Cầu
-
Bài 26: Cảm ứng ở động Vật - Soạn Sinh 11