Sinh Học 11 Bài 30: Truyền Tin Qua Xináp

Home Đăng nhập Đăng kí Đăng nhập Đăng kí Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Trang chủ Lớp 11 Sinh học Lớp 11 SGK Cũ Chương 2: Cảm Ứng Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp

Chương 2: Cảm Ứng

Sinh học 11 Bài 23: Hướng động

Sinh học 11 Bài 24: Ứng động

Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)

Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ

Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh

Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua xináp

Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật

Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo)

Sinh học 11 Bài 25: Thực hành: Hướng động

Lý thuyết Bài tập Mục lục

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm Xinap

1.2. Cấu tạo Xinap

1.3. Quá trình truyền tin qua xinap

2. Luyện tập bài 30 Sinh học 11

2.1. Trắc nghiệm 

2.2. Bài tập SGK 

3. Hỏi đáp Bài 30 Sinh học 11

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm Xinap

  • Xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác như: tế bào cơ, tế bào tuyến … có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.
  • Có 2 loại xinap: xinap điện và xinap hóa học.

Hình 1. Các kiểu xinap​

Hình 1. Các kiểu xinap​

1.2. Cấu tạo Xinap

  • Xinap gồm màng trước, màng sau, khe xinap và chuỳ xinap. Chùy xinap có các bọc chứa chất trung gian hóa học.
  • Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở thú là axêtincôlin và norađrênalin
Hình 2. Cấu tạo xinap Hình 2. Cấu tạo xinap​

1.3. Quá trình truyền tin qua xinap

  • Quá trình truyền tin qua xinap gồm các giai đoạn sau:
    • Xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xináp.
    • Ca2+ làm cho các bọc chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra. Chất trung gian hoá học đi qua khe xináp đến màng sau.
    • Chất trung gian hoá học axetycolin gắn vào thụ thể ở màng sau xináp làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau. Điện thế hoạt động (xung thần kinh) hình thành và lan truyền đi tiếp.
  • Vì màng sau của xinap không có chất axetyncolin, còn màng trước thì không có các thụ thể nên xung thần kinh chỉ truyền một chiều.
Hình 3. Chu trình của Acetylcholin

 

Hình 3. Chu trình của Acetylcholin

2. Luyện tập Bài 30 Sinh học 11

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Điều không đúng với axêtincôlin sau khi xuất hiện xung thần kinh là

    • A. Axêtincôlin được tái chế phân bố tự do trong chùy xináp
    • B. Axêtincôlin bị axêtincôlinesteraza phân giải thành axêtat và côlin
    • C. Axêtat và côlin trở lại màng trước, đi vào chùy xináp và được tái tổng hợp thành axêtincôlin
    • D. Axêtincôlin tái chế được chứa trong các bóng xináp
  • Câu 2:

    Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự:

    • A. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp
    • B. Chùy xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp
    • C. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp
    • D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp
  • Câu 3:

     Yếu tố không thuộc thành phân xináp là

    • A. Khe xináp
    • B.

      Cúc xináp

    • C.

      Các ion Ca2+

    • D. Màng sau xináp

Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 4 trang 123 SGK Sinh học 11

Bài tập 6 trang 58 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 59 SBT Sinh học 11

Bài tập 28 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 29 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 30 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 115 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 31 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 32 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 33 trang 69 SBT Sinh học 11

Bài tập 34 trang 70 SBT Sinh học 11

Bài tập 3 trang 115 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 30 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :)) Home Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanh

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 30