Sinh Học 11 Bài 32: Tập Tính Của động Vật (Tiếp Theo)

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 11
Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo) (8) 367 lượt xem Share

Qua nội dung bài Tập tình động vật (tiếp theo) học sinh tiếp tục được tìm hiểu kiến thức về các dạng tập tính của động vật, hình thức học tập của động vật, nắm được một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. từ đó hiểu biết được các tập tính được áp dụng vào đời sống và sản xuất.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số hình thức học tập ở động vật

1.2. Một số dạng tập tính phổ biến ở Đđộng vật

1.3. Ứng dụng

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số hình thức học tập ở động vật

- Nhiều tập tính của động vật hình thành và biến đổi được là do học tập. Có nhiều hình thức học tập khác nhau.

a. Quen nhờn

- Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

+ Ví dụ: Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu bóng đen đó cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm nào thì sau đó khi thấy bóng đen gà con không chạy đi ẩn nấp nữa.

b. In vết

- In vết là hiện tượng các con non đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên. Hiện tượng này chỉ thấy ở những loài thuộc lớp chim

+ Ví dụ: Gà con đã in vết xe đồ chơi và đi theo.

Tập tính in vết ở gà con

c. Điều kiện hóa đáp ứng

- Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời.

+ Ví dụ: Paplôp làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Sở dĩ như vật là do trung ương thần kinh đã hình thành mối liên hệ thần kinh mới dưới tác động của 2 kích thích đồng thời.

d. Điều kiện hóa hành động

- Đây là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

+ Ví dụ: Skinnơ thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn.

e. Học ngầm

- Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự

+Ví dụ: Nếu thả chuột vào một khu vực có rất nhiều đường đi, nó sẽ chạy đi thăm dò đường đi lối lại. Nếu sau đó, người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đường đến nơi có thức ăn nhanh hơn nhiều so với con chuột chưa đi thăm dò đường ở khu vực đó.

f. Học khôn

- Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như người và các động vật khác thuộc bộ Linh trưởng.

+ Ví dụ: tinh tinh biết cách sắp xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao.

Học khôn ở tinh tinh

1.2. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật

a. Tập tính kiếm ăn

- Tập tính kiếm ăn của động vật là khác nhau.

- Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vạt có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân.

- Ví dụ: Hổ, báo bò sát đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vồ hoặc rượt đuổi, cắn và cổ con mồi

b. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

- Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản.

- Tập tính bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài rất khác nhau

+ Ví dụ: Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ của mình bằng nước tiểu. Nếu có kẻ cùng loài nào đó tiến vào lãnh thổ của nó, nó sẽ có phản ứng đe dọa hoặc tấn công đánh đuổi.

c. Tập tính sinh sản

- Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng.

+ Ví dụ: Đến mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái.

d. Tập tính di cư

- Một số loài cá, chim, thú… thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài. Di cư có thể 2 chiều (đi và về) hoặc di cư 1 chiều (chuyển hẳn đến nơi ở mới).

Chim di cư tránh rét

e. Tập tính xã hội

- Tập tính thứ bậc: Trong mỗi bầy đàn đều có phân chia thứ bậc

+ Ví dụ: Trong mỗi đàn gà, bao giờ cũng có một con thống trị các con khác (con đầu đàn), con này có thể mổ bất kì con nào trong đàn. Con thứ 2 có thể mổ tất cả các con còn lại trừ con đầu đàn. Sau đó là con thứ 3…

- Tập tính vị tha: Tập tính vị tha là tập tính hi sinh quyền lợi bản thân, thậm chí cả tính mạng vì lợi ích sinh tồn của bầy đàn.

+ Ví dụ: Ong thợ lao động cần mẫn suốt cả cuộc đời chỉ để phục vụ cho sinh sản của ong chúa hoặc khi có kẻ đến phá tổ nó lăn xả vào chiến đấu và hi sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ.

Tập tính xã hội ở ong

1.3. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất

a. Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp

- Trong sản xuất nông nghiệp, đấu tranh phòng trừ sâu hại: Người ta đã gây nuôi và phát triển nhiều nhóm côn trùng cánh màng và sử dụng chúng như những thiên địch góp phần tiêu diệt nhiều nhóm sâu hại và côn trùng có hại cho nông nghiệp.

b. Ứng dụng để xây dựng mô hình phỏng sinh học

  • Xây nhà theo kiến trúc tổ ong.
  • Mô hình máy bay trực thăng dựa theo hình dạng chuồn chuồn.

c. Ứng dụng để biết thời tiết

- Qua quan sát hoạt động của một số loài côn trùng, con người có thể dự đoán một số hiện tượng thời tiết.

+ Ví dụ:

  • Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
  • Khi thấy mối xuất hiện nhiều thì trời sắp mưa.

d. Huấn luyện động vật mang lại lợi ích cho con người

  • Dạy chim, thú biểu diễn trong rạp xiếc.
  • Dạy chim ưng và chó đi săn.
  • Dạy chó bắt kẻ gian.

2. Bài tập minh họa

Bài 1: Tập tính của người có gì khác so với tập tính ở động vật?

Hướng dẫn giải:

Ở người có hệ thống thần kinh rất phát triển, đặc biệt là bộ não, đã xây dựng được những tập tính mới (giáo dục, học tập, và rèn luyện) phù hợp với yêu cầu của xã hội tiến bộ văn minh mà các loài động vật khác không có.

Bài 2: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Hướng dẫn giải:

Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tại sao chim và cá di cư? Khi di cư chúng định hướng bàng cách nào?

Câu 2: Tại sao động vật có hệ thần kinh phát triển và người có rất nhiều tập tính học được?

Câu 3: Thế nào là hành động rập khuôn? Hành động rập khuôn có liên quan gì tới bản năng?

Câu 4: Hãy nêu một số ví dụ về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất (giải trí, săn bắn, bảo vệ mùa màng, chăn nuôi, an ninh quốc phòng...)?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cơ sở khoa học của việc huấn luyện các động vật là kết quả của quá trình thành lập

A. cung phản xạ.

B phản xạ không điều kiện.

C. các phản xạ có điều kiện.

D. các tập tính.

Câu 2: Trong các rạp xiếc, người ta đã huấn luyện các động vật làm các trò diễn xiếc thuần thục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú. Đây là ứng dụng của việc biến đổi?

A. tập tính bẩm sinh thành tập tính thứ sinh.

B. các điều kiện hình thành phản xạ.

C. tập tính bẩm sinh.

D. tập tính thứ sinh.

Câu 3: Sáo, vẹt nói được tiếng người. Đây thuộc loại tập tính?

A. học được.

B. bẩm sinh.

C. bản năng.

D. vừa là bản năng vừa là học được.

Câu 4: Tập tính động vật là:

A. chuỗi phản ứng trả lời các kích thích từ môi trường giúp chúng thích nghi với môi trường sống và tổn tại.

B. những hoạt động cơ bản của động vật khi sinh ra đã có.

C. sự tiếp nhận và trả lời các kích thích của môi trường.

D. sự phản ứng lại các kích thích của mỏi trường.

Câu 5: Hình thức học tập chỉ có ở động vật thuộc bộ Linh trưởng là

A. học khôn.

B. học ngầm.

C. in vết.

D. quen nhờn

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tập tính của động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh cần:

  • Nêu được một số hình thức học tập ở động vật.
  • Liệt kê và lấy được một số ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.
  • Nêu được ví dụ về hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 11 Bài 23: Hướng động
  • doc Sinh học 11 Bài 24: Ứng động
  • doc Sinh học 11 Bài 25: Thực hành: Hướng động
  • doc Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
  • doc Sinh học 11 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
  • doc Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ
  • doc Sinh học 11 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
  • doc Sinh học 11 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
  • doc Sinh học 11 Bài 31: Tập tính của động vật
  • doc Sinh học 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
(8) 367 lượt xem Share Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 11 Cảm Ứng Chương 2 Sinh học 11 Sinh học 11

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Sinh 11

Chương 1: Chuyển Hoá Vật Chất Và Năng Lượng

  • 1 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
  • 2 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
  • 3 Bài 3: Thoát hơi nước
  • 4 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • 5 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
  • 6 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
  • 7 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
  • 8 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • 9 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
  • 10 Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
  • 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • 12 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
  • 13 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
  • 14 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
  • 15 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
  • 16 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
  • 17 Bài 17: Hô hấp ở động vật
  • 18 Bài 18: Tuần hoàn máu
  • 19 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
  • 20 Bài 20: Cân bằng nội môi
  • 21 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
  • 22 Bài 22: Ôn tập chương 1

Chương 2: Cảm Ứng

  • 1 Bài 23: Hướng động
  • 2 Bài 24: Ứng động
  • 3 Bài 25: Thực hành: Hướng động
  • 4 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
  • 5 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
  • 6 Bài 28: Điện thế nghỉ
  • 7 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
  • 8 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
  • 9 Bài 31: Tập tính của động vật
  • 10 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
  • 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển

  • 1 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
  • 2 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
  • 3 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
  • 4 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • 5 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
  • 6 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
  • 7 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chương 4: Sinh Sản

  • 1 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
  • 2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
  • 3 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
  • 4 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • 5 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
  • 6 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
  • 7 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
  • 8 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 32