Sinh Học 11 Bài 36: Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa
Có thể bạn quan tâm
Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển
Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
Sinh học 11 Bài 35: Hoocmôn thực vật
Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
Sinh học 11 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật
Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo)
Lý thuyết Bài tập Mục lục1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phát triển là gì?
1.2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1.3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
1.4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
2. Luyện tập bài 36 Sinh học 11
2.1. Trắc nghiệm
2.2. Bài tập SGK
3. Hỏi đáp Bài 36 Sinh học 11
Tóm tắt bài
1.1. Phát triển là gì?
- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).
- Ví dụ: cây xuất hiện chồi mới, ra hoa, tạo quả,..
1.2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa
1. Tuổi của cây
- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh.
- Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a. Nhiệt độ thấp
- Hiện tượng xuân hóa: nhiều loài cây ra hoa khi qua mùa đông hoặc được xử lí bởi nhiệt độ thấp.
- Ví dụ: lúa mì, bắp cải, lúa mạch.
- Ứng dụng: giảm nhiệt độ để một số cây ra hoa, tạo quả, cho năng suất cao; bảo quản hạt giống, củ giống trong điều kiện nhiệt độ thấp để rút ngắn thời gian sinh trưởng, làm tăng năng suất.
b. Quang chu kì
- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
- Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì: Cây ngắn ngày, cây dài ngày, cây trung tính.
- Cây ngày ngắn: ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa đông, ví dụ: thược dược, đậu tương, vứng, mía, cà tím, cúc, cà phê.
- Cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày, ra hoa vào mua hè, ví dụ: hành, cà rốt, sen cạn, thanh long, dâu tây, lúa mì,.
- Cây trung tính: ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn, cả mùa đông và mùa hè, ví dụ: cà chua, lạc, ngô, hướng dưỡng, dưa chuột,..
c. Phitôcrôm
- Phitocrom là sắc tố cảm nhận quang chu kì (các protein hấp thụ ánh sáng) ® ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.
- Phitocrom có 2 dạng, có thể chuyển hóa thuận nghịch cho nhau dưới tác động của ánh sáng, Pđ hấp thụ ánh sáng đỏ, Pđx hấp thụ ánh sáng đỏ xa. Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa.
3. Hoocmon ra hoa
- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.
1.3. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
- Sinh trưởng và phát triển liên quan với nhau, phụ thuộc lẫn nhau trong chu trình sống của cây: Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.
1.4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong trồng trọt:
- Kích thích hoặc ức chế hạt, của nảy mầm bằng hoocmon.
- Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ bằng cách điều chỉnh ánh sáng để tăng chiều cao sau đó mới tăng đường kính thân.
- Chọn giống cây phù hợp với mùa vụ.
- Nhập nội các giống cây trồng mới chất lượng tốt, năng suất cao, xen canh gối vụ.
- Trong công nghệ rượu bia:
- Sử dụng hoocmon GA để tăng phân giải tinh bột.
- Trong lâm nghiệp:
- Trồng rừng hỗn giao, điều chỉnh mật độ cây rừng.
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển
- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.
- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
2. Luyện tập Bài 36 Sinh học 11
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Quang chu kỳ là
- A.
B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
- B. Thời gian chiếu sáng trong một ngày
- C. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
- D. ương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa
- A.
-
Câu 2:
Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở
- A. Chồi nách
- B. Lá
- C. Rễ
- D. Đỉnh thân
-
Câu 3:
Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ
- A. 15
- B. 13
- C. 12
- D. 14
Câu 3- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 23 trang 78 SBT Sinh học 11
Bài tập 24 trang 78 SBT Sinh học 11
Bài tập 25 trang 78 SBT Sinh học 11
Bài tập 26 trang 798 SBT Sinh học 11
Bài tập 27 trang 79 SBT Sinh học 11
Bài tập 28 trang 79 SBT Sinh học 11
Bài tập 1 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 2 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 3 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 4 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 5 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
Bài tập 6 trang 139 SGK Sinh học 11 NC
3. Hỏi đáp Bài 36 Sinh học 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Bạn có biết?
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưTâm sự Lớp 11
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :)) Tiểu học Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Hóa học Tài liệu Đề thi & kiểm tra Câu hỏi Đọc truyện chữ Nghe truyện audio Công thức nấu ăn Hỏi nhanhLiên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail
Điều khoản dịch vụ
Copyright © 2021 HOCTAPSGK
Từ khóa » Ví Dụ Về Phát Triển ở Thực Vật
-
Sinh Học 11 Bài 36: Phát Triển Ở Thực Vật Là Gì Cho Ví Dụ, Bài 1 ...
-
Ví Dụ Về Phát Triển ở Thực Vật
-
Sinh Học 11 Bài 36: Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa - Học Hỏi Net
-
Ví Dụ Về Phát Triển ở Thực Vật ~ Hướng Dẫn FULL - Ý Nghĩa Là Gì ?
-
Sinh Học 11 Bài 36: Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa - HOC247
-
Ví Dụ Về Sinh Sản Vô Tính ở Thực Vật - Luật Hoàng Phi
-
Ví Dụ Về Sinh Trưởng Và Phát Triển Ở Thực Vật
-
Ví Dụ Về Sự Phát Triển ở Thực Vật - 123doc
-
Ví Dụ Về Sinh Trưởng Và Phát Triển ở Thực Vật
-
Ôn Tập Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển Flashcards | Quizlet
-
BÀI 36 PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
-
Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa | SGK Sinh Lớp 11