Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 11
Giống như thực vật, động vật có hai hình thức sinh sản: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tính gặp ở nhiều loài động vật có tổ chức thấp. Trong bài học này, các em được tìm hiểu các kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật như: khái niệm sinh sản vô tính ở động vật, các hình thức sinh sản vô tính và ứng dụng của các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Giúp các em mở rộng kiến thức về các hình thức sinh sản ở động vật trong thực tế.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sinh sản vô tính là gì?
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
1.3. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính
1.4. Ứng dụng
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
3.3. Trắc nghiệm Online
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Cơ sở tế bào học : Sinh sản vô tính dựa trên phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) các tế bào phân chia và phân hóa để tạo ra các cá thể mới.
1.2. Các hình thức sinh sản vô tính
a. Phân đôi
- Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. - Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều. - Đại diện: Động vật nguyên sinh, giun dẹp. + Ví dụ: Phân đôi ở trùng biến hình
b. Nảy chồi
- Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. - Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập. + Đại diện: Ruột khoang, bọt biển.
c. Phân mảnh
- Sinh sản bằng phân mảnh có ở bọt biển, giun dẹp.
+ Ví dụ những mảnh nhỏ tách ra từ bọt biển phát triển thành bọt biển mới.
d. Trinh sinh
- Trinh sinh (trinh sản) là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Trinh sinh thường gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp. Một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát cũng có trinh sinh.
1.3. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính
a. Ưu điểm của sinh sản vô tính
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thế thấp
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
b. Nhược điểm của sinh sản vô tính
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
1.4. Ứng dụng
a. Nuôi mô sống
Tách mô từ cơ thể động vật để nuôi cấy trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp cho mô đó tồn tại và phát triển.
Người ta đã nuôi cấy da người để chữa cho các bệnh nhân bị bỏng da. Tuy nhiên, người ta chưa tạo được cơ thể mới từ nuôi cấy mô sống của động vật có tổ chức cao.
b. Nhân bản vô tính
- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một số tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
- Năm 1996, cừu Đôly là động vật đầu tiên được sinh ra theo phương pháp nhân bản vô tính. Đến nay, người ta đã thành công trong nhân bản vô tính nhiều loài động vật khác nhau như chuột, lợn, bò, chó,… Người ta hi vọng sẽ áp dụng được kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.
2. Bài tập minh họa
Nhân bản vô tính là gì? Ý nghĩa của nhân bản vô tính?
Hướng dẫn giải:
- Nhân bản vô tính là chuyển nhân của 1 tế bào xoma vào 1 tế bào trứng đã lấy nhân, kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi → phát triển thành cá thể mới. - Ý nghĩa của nhân bản vô tính:
- Tạo ra các cá thể mới có đặc điểm sinh học giống cá thể ban đầu (có bộ gen của cá thể gốc)
- Dùng thay thế các cá thể ban đầu, tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị hư ở người.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Vì sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cơ thể mẹ?
Câu 2: Có những hình thức sinh sản vô tính nào? Sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc thấp có gì giống và khác với sinh sản vô tính ở động vật đa bào bậc cao?
Câu 3: Vì sao trinh sinh là một hình thức sinh sản đặc biệt nhưng có thể coi đó là hình thức sinh sản vô tính?
Câu 4: Vì sao trong ghép mô, dạng dị ghép lại không thể thành công?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hình thức sinh sản bằng nảy chồi gặp ở nhóm động vật
A. ruột khoang, giun đẹp.
B. nguyên sinh.
C. bọt biển, ruột khoang.
D bọt biển, giun dẹp.
Câu 2: Giun dẹp có các hình thức sinh sản
A. phân mảnh, phân đôi.
B. nảy chồi, phân đôi.
C. phân đôi, trinh sản.
D. nảy chồi, phân mảnh.
Câu 3: Điều không đúng khi nhận xét thụ tinh ngoài kém tiến hoá hơn thụ tinh trong là
A. số lượng trứng sau mỗi lần đẻ rất lớn nên số lượng con sinh ra nhiều.
B. tỉ lệ trứng được thụ tinh thấp.
C. trứng thụ tinh không được bảo vệ, do đó tỉ lệ sống sót thấp.
D. từ khi trứng sinh ra, thụ tinh cho đến lúc phát triển thành cá thể con hoàn toàn phụ thuộc vào môi trường nước.
Câu 4: Trinh sản là hình thức sinh sản
A. sinh ra con cái không có khả năng sinh sản
B. xảy ra ở động vật bậc thấp.
C. chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính cái.
D. không cần có sự tham gia của giao tử đực.
Câu 5: Hình thức trinh sản có ở
A. ong.
B. chân khớp.
C. giun đất.
D. sâu bọ.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản vô tính ở động vật Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
Trắc Nghiệm
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài các em cần:
- Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính.
- Nêu được bản chất của sinh sản vô tính, phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật.
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- doc Sinh học 11 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- doc Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- doc Sinh học 11 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- doc Sinh học 11 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- doc Sinh học 11 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Chương 1: Chuyển Hoá Vật Chất Và Năng Lượng
- 1 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- 2 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
- 3 Bài 3: Thoát hơi nước
- 4 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
- 5 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- 6 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
- 7 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
- 8 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
- 9 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
- 10 Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
- 12 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
- 13 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
- 14 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
- 15 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
- 16 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
- 17 Bài 17: Hô hấp ở động vật
- 18 Bài 18: Tuần hoàn máu
- 19 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
- 20 Bài 20: Cân bằng nội môi
- 21 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- 22 Bài 22: Ôn tập chương 1
Chương 2: Cảm Ứng
- 1 Bài 23: Hướng động
- 2 Bài 24: Ứng động
- 3 Bài 25: Thực hành: Hướng động
- 4 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
- 5 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- 6 Bài 28: Điện thế nghỉ
- 7 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- 8 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
- 9 Bài 31: Tập tính của động vật
- 10 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
- 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển
- 1 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
- 2 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
- 3 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
- 4 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- 5 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
- 6 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
- 7 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
Chương 4: Sinh Sản
- 1 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
- 2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
- 3 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- 4 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
- 5 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
- 6 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
- 7 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- 8 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 44
-
Lý Thuyết Sinh 11: Bài 44. Sinh Sản Vô Tính ở động Vật - Top Lời Giải
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật
-
Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật
-
Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 44 (mới 2022 + Bài Tập)
-
Soạn Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 44 (mới 2022 + 35 Câu Trắc Nghiệm)
-
Bài 44 Sinh 11
-
Lý Thuyết Sinh11 - : Bài 44: Sinh Sản Vô Tính Ở Động Vật
-
Sinh Học 11 Bài 44: Sinh Sản Vô Tính ở động Vật - Học Hỏi Net
-
Sinh 11 Bài 44 Lý Thuyết
-
Sinh 11 Bài 48: Ôn Tập Chương 2, 3 Và 4 Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Theo Chuyên đề Và Dạng