Sinh Học 12 Bài 35: Môi Trường Sống Và Các Nhân Tố Sinh Thái

YOMEDIA NONE Trang chủ Sinh Học 12 Chương 1: Cá Thể Và Quần Thể Sinh Vật Sinh học 12 Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái ADMICRO Lý thuyết10 Trắc nghiệm50 BT SGK 635 FAQ

Trong bài học này, các em sẽ được học lại các kiến thức như: định nghĩa và phân loại môi trường sốngcác nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ô sinh thái, thích nghi sinh vật với ánh sáng, thích nghi của sinh vật với nhiệt độ.

ATNETWORK YOMEDIA

1. Video bài giảng

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

2.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

2.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

3. Bài tập minh hoạ

4. Luyện tập bài 35 Sinh học 12

4.1. Trắc nghiệm

4.2. Bài tập SGK & Nâng cao

5. Hỏi đáp Bài 35 Chương 1 Sinh học 12

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

a. Môi trường sống

- Khái niệm môi trường sống:

+ Môi trường sống là phần không bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.

- Các loại môi trường sống chủ yếu:

+ Môi trường đất gồm các lớp đất sâu khác nhau, trong đó có các sinh vật đất sinh sống.

+ Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sinh sống của phần lớn sinh vật trên trái đất.

+ Môi trường nước gồm những vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn có các sinh vật thuỷ sinh.

+ Môi trường sinh vật gồm có thực vật, động vật và con người, là nơi sống của các sinh vật khác như sinh vật kí sinh, cộng sinh.

Các loại môi trường sống chủ yếu

b. Các nhân tố sinh thái

- Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.

- Các nhóm nhân tố sinh thái:

+ Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

+ Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.

Các nhân tố sinh thái

2.2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

a. Giới hạn sinh thái

- Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được.

- Giới hạn sinh thái có:

+ Khoảng thuận lợi: là khoảng nhân tố ST ở mức phù hợp, đảm bảo cho sinh vật sống tốt nhất.

+ Khoảng chống chịu: là khoảng nhân tố ST gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

- Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật

Sơ đồ tổng quát mô tả giới hạn sinh thái của sinh vật

b. Nơi ở và ổ sinh thái

- Nơi ở là địa điểm cư trú của loài.

- Ổ sinh thái là cách sinh sống của loài đó, là một “không gian sinh thái” (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

- Ví dụ các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở

các loài chim chích có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một nơi ở

- Việc phân hoá thành các ổ sinh thái khác nhau là do mỗi loài sinh vật thích nghi với những điều kiện sinh thái khác nhau, sự phân hoá còn giúp giảm sự cạnh tranh và tận dụng tốt nguồn sống

2.3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

a. Thích nghi của sinh vật với ánh sáng

- Thực vật thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thể hiện qua các đặc điểm về hình thái, cấu tạo giải phẩu và hoạt động sinh lý

- Người ta chia thực vật thành các nhóm cây: Nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng

- Động vật có cơ quan thu nhận ánh sáng chuyên hóa. Ánh sáng giúp cho động vật có khả năng định hướng trong không gian và nhận biết các vật xung quanh. Một số loài chim di cư xác định đường bay bằng ánh sáng mặt trời, các vì sao.

- ​Tuỳ mức độ hoạt động khác nhau người ta chia động vật thành các nhóm:

+ Nhóm hoạt động ban ngày: gà, chim, người…

+ Nhóm hoạt động ban đêm, trong bóng tối: dơi, cú mèo, hổ …

b. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ

Động vật hằng nhiệt sống ở nơi có nhiệt độ thấp có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (S/V) giảm, để hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.

- Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman)

+ Động vật hằng nhiệt sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Đồng thời, chúng có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt. Ví dụ: voi, gấu sống ở vùng lạnh kích thước to hơn voi, gấu ở vùng nhiệt đới

- Quy tắc về các bộ phận tai, đuôi, chi... của cơ thể (quy tắc Anlen)

+ Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi, chi ... bé hơn tai, đuôi, chi... của loài động vật tương tự sống ở vùng nóng. Ví dụ: tai và đuôi thỏ ở vùng ôn đới luôn nhỏ hơn tai và đuôi thỏ nhiệt đới

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Tại sao có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau ?

Gợi ý trả lời:

- Có nhiều loài cùng nơi ở nhưng lại không cạnh tranh với nhau do chúng có ổ sinh thái khác nhau.

+ Ao là nơi ở của tôm, cá ốc . . ..

+ Tán cây là nơi ở của côn trùng, chim . . .

- Phạm vi của nơi ở rất biến đổi, có khi hẹp, có khi rộng và thường bao gồm nhiều ổ sinh thái, nhất là ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau của các loài. Chẳng hạn, trên một tán cây có nhiều loài chim cư ngụ. Chúng chung sống được ở đây vì mỗi loài có ổ sinh thái riềng : loài ăn hạt, loài hút mật, loài ăn sâu bọ, loài ăn thịt

- Đặc tính này được thể hiện ở cơ quan bắt mồi, chẳng hạn, kích thước mỏ chim.

- Theo Odum, nơi ở chỉ ra “địa chỉ” của sinh vật, còn ổ sinh thái chỉ ra “nghề nghiệp” của nó với hàm ý sinh vật sống “ở đâu” và dựa vào “những cái gì”, “phương thức khai thác chúng ra sao” để tồn tại và phát triển một cách ổn định, lâu dài.

- Trong các ổ sinh thái thì ổ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất bởi vì chức năng dinh dưỡng chi phối tất cả các chức năng khác. Các loài cạnh với nhau khi chúng có ổ sinh thái trùng nhau. Mức độ cạnh tranh mạnh hay yếu phụ thuộc vào ổ sinh thái trùng nhau nhiều hay ít

4. Luyện tập Bài 35 Sinh học 12

- Sau khi học xong bài này các em cần:

+ Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm)

+ Nêu được các khái niệm nơi ở và ổ sinh thái.

+ Trình bày được sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

+ Hiểu được ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh và hữu sinh trong môi trường có ảnh hưởng đến đời sống sinh vật. Từ đó các bạn có ý thức BVMT sống xung quanh

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 35 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Môi trường sống của sinh vật gồm có:

    • A. Đất-nước-không khí
    • B. Đất-nước-không khí-sinh vật
    • C. Đất-nước-không khí-trên cạn
    • D. Đất-nước-trên cạn-sinh vật
  • Câu 2:

    Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,50C ; 10,6 - 320C ; 5 - 440C; 8 - 320C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là:

    • A. C và B
    • B. C và A
    • C. B và A
    • D. C và D
  • Câu 3:

    Khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian gọi là

    • A. Nơi ở
    • B. Sinh cảnh
    • C. Giới hạn sinh thái
    • D. Ổ sinh thái

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 35 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh 12

Bài tập 2 trang 155 SGK Sinh 12

Bài tập 3 trang 155 SGK Sinh 12

Bài tập 4 trang 155 SGK Sinh 12

Bài tập 5 trang 155 SGK Sinh 12

Bài tập 6 trang 155 SGK Sinh 12

Bài tập 4 trang 198 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 1 trang 120 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 121 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 122 SBT Sinh học 12

Bài tập 4 trang 122 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 123 SBT Sinh học 12

Bài tập 6 trang 123 SBT Sinh học 12

Bài tập 7 trang 124 SBT Sinh học 12

Bài tập 1 trang 125 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 125 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 4 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 6 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 7 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 8 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 9 trang 126 SBT Sinh học 12

Bài tập 10 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 11 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 12 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 13 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 14 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 16 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 17 trang 127 SBT Sinh học 12

Bài tập 18 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 19 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 20 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 21 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 22 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 23 trang 128 SBT Sinh học 12

Bài tập 1 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 6 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 7 trang 129 SBT Sinh học 12

Bài tập 8 trang 130 SBT Sinh học 12

Bài tập 9 trang 130 SBT Sinh học 12

Bài tập 10 trang 130 SBT Sinh học 12

5. Hỏi đáp Bài 35 Chương 1 Sinh học 12

- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Sinh học 12 Bài 36: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Sinh học 12 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) Sinh học 12 Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 12

Toán 12

Lý thuyết Toán 12

Giải bài tập SGK Toán 12

Giải BT sách nâng cao Toán 12

Trắc nghiệm Toán 12

Giải tích 12 Chương 3

Ngữ văn 12

Lý thuyết Ngữ Văn 12

Soạn văn 12

Soạn văn 12 (ngắn gọn)

Văn mẫu 12

Soạn bài Người lái đò sông Đà

Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12

Giải bài Tiếng Anh 12 (Mới)

Trắc nghiệm Tiếng Anh 12

Unit 8 Lớp 12 Life in the future

Tiếng Anh 12 mới Unit 4

Vật lý 12

Lý thuyết Vật Lý 12

Giải bài tập SGK Vật Lý 12

Giải BT sách nâng cao Vật Lý 12

Trắc nghiệm Vật Lý 12

Vật lý 12 Chương 3

Hoá học 12

Lý thuyết Hóa 12

Giải bài tập SGK Hóa 12

Giải BT sách nâng cao Hóa 12

Trắc nghiệm Hóa 12

Hoá Học 12 Chương 4

Sinh học 12

Lý thuyết Sinh 12

Giải bài tập SGK Sinh 12

Giải BT sách nâng cao Sinh 12

Trắc nghiệm Sinh 12

Ôn tập Sinh 12 Chương 5

Lịch sử 12

Lý thuyết Lịch sử 12

Giải bài tập SGK Lịch sử 12

Trắc nghiệm Lịch sử 12

Lịch Sử 12 Chương 2 Lịch Sử VN

Địa lý 12

Lý thuyết Địa lý 12

Giải bài tập SGK Địa lý 12

Trắc nghiệm Địa lý 12

Địa Lý 12 VĐSD và BVTN

GDCD 12

Lý thuyết GDCD 12

Giải bài tập SGK GDCD 12

Trắc nghiệm GDCD 12

GDCD 12 Học kì 1

Công nghệ 12

Lý thuyết Công nghệ 12

Giải bài tập SGK Công nghệ 12

Trắc nghiệm Công nghệ 12

Công nghệ 12 Chương 3

Tin học 12

Lý thuyết Tin học 12

Giải bài tập SGK Tin học 12

Trắc nghiệm Tin học 12

Tin học 12 Chương 2

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 12

Tư liệu lớp 12

Xem nhiều nhất tuần

Video: Vợ nhặt của Kim Lân

Đề cương HK1 lớp 12

Video ôn thi THPT QG môn Toán

Video ôn thi THPT QG môn Sinh

Video ôn thi THPT QG Tiếng Anh

Video ôn thi THPT QG môn Vật lý

Video ôn thi THPT QG môn Hóa

Video ôn thi THPT QG môn Văn

Sóng- Xuân Quỳnh

Khái quát văn học Việt Nam từ đầu CMT8 1945 đến thế kỉ XX

Người lái đò sông Đà

Đất Nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đàn ghi ta của Lor-ca

Quá trình văn học và phong cách văn học

Tây Tiến

Ai đã đặt tên cho dòng sông

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Bài 35 Sinh Học 12