Sinh Học 12 Bài 41: Diễn Thế Sinh Thái - Lý Thuyết, Trắc Nghiệm Môn ...

Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh tháiLý thuyết, trắc nghiệm môn Sinh học 12Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Diễn thế sinh thái

  • A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 41
    • I. Khái niệm về diễn thế sinh thái
    • II. Các loại diễn thế sinh thái
    • III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
    • IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái
  • B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 41
  • Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 41

I. Khái niệm về diễn thế sinh thái

- Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

- Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn: khởi đầu, giữa và cuối.

II. Các loại diễn thế sinh thái

1. Diễn thế nguyên sinh

Có 2 dạng trên cạn và dưới nước.

- Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

- Giai đoạn tiên phong: Các sinh vật đầu tiên phát tán đến hình thành quần xã tiên phong.

- Giai đoạn hỗn hợp: Tiếp theo là các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự và thay thế nhau.

- Giai đoạn đỉnh cực: Giai đoạn cuối hình thành quần xã tương đối ổn định.

2. Diễn thế thứ sinh

- Khởi đầu từ môi trường đã có quần xã sinh vật đã từng sống.

- Do tác động của những thay đổi của tự nhiên hoặc do hoạt động khai thác quá mức của con người đến mức hủy diệt.

- Tiếp theo là các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

- Trong điều kiện thuận lợi, qua quá trình biến đổi lâu dài hình thành quần xã tương đối ổn định.

III. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

1. Nguyên nhân bên ngoài

- Do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Sự thay đổi môi trường, khí hậu, mưa bão, lũ lụt, núi lửa …gây chết hàng loạt sinh vật.

2. Nguyên nhân bên trong

- Bên cạnh những tác động của ngoại cảnh, sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trong số các loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế.

- Ngoài ra hoạt động khai thác tài nguyên của con người như: đốt rừng, san lấp hồ ao, xây đập ngăn sông …là nguyên nhân làm biến đổi quần xã sinh vật.

IV. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

- Hiểu được qui luật phát triển của quần xã sinh vật. Dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã được thay thế trong tương lai từ đó có kế hoạch xây dựng, bảo vệ hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Chủ động có những biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 41

Câu 1: Trình bày khái niệm về diễn thế sinh thái

  1. Biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác
  2. Thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác
  3. Phát triển của quần xã sinh vật
  4. Biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường

Câu 2: Từ khái niệm, diễn thế sinh thái có thể hiểu là

  1. Sự biến đổi cấu trúc quần thể
  2. Quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác
  3. Mở rộng vùng phân bố
  4. Tăng số lượng quần thể

Câu 3: Cho các phát biểu sau đây về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Trong quá trình diễn thế sinh thái, loài ưu thế chính là những loài đã “tự đào huyệt chôn mình”.

(2) Nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái là do tác động trực tiếp của con người.

(3) Trong diễn thế nguyên sinh, giai đoạn cuối hình thành quần xã có độ đa dạng lớn nhất.

(4) Sau quá trình diễn thế thứ sinh có thể lại bắt đầu quá trình diễn thế nguyên sinh.

(5) Diễn thế sinh thái là sự thay đổi cấu trúc quần xã một cách ngẫu nhiên.

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 3

Câu 4: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế

  1. Nguyên sinh
  2. Thứ sinh
  3. Liên tục
  4. Phân hủy

Câu 5: Quá trình hình thành 1 ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế

  1. Nguyên sinh
  2. Thứ sinh
  3. Liên tục
  4. Phân hủy

Câu 6: Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là

  1. Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
  2. Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
  3. Hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
  4. Chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người

Câu 7: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

  1. (2), (3) và (4)
  2. (1), (2) và (4)
  3. (1), (3) và (4)
  4. (1), (2), (3) và (4)

Câu 8: Trong điều kiện nào thì hình thành những sinh vật đầu tiên trong diễn thế nguyên sinh?

  1. Môi trường hữu cơ
  2. Môi trường sinh vật.
  3. Môi trường trống trơn.
  4. Môi trường khoáng.

Câu 9: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trình tự như thế nào?

  1. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
  2. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  3. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
  4. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.

Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái thường xuyên là

  1. Tác động con người
  2. Sự cố bất thường
  3. Môi trường biến đổi
  4. Thay đổi các nhân tố sinh thái

Câu 11: Trong diễn thế sinh thái, vai trò quan trọng hàng đầu thường thuộc về nhóm loài nào?

  1. Sinh vật ưu thế
  2. Sinh vật tiên phong
  3. Sinh vật sản xuất
  4. Sinh vật phân hủy.

Câu 12: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái?

  1. Do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
  2. Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
  3. Do thay đổi các điều kiện tự nhiên khí hậu.
  4. Do cạnh tranh và hợp tác các loài trong quần xã.

Câu 13: Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là

  1. Quần xã trung gian
  2. Quần xã khởi đầu
  3. Quần xã đỉnh cực
  4. Quần xã thứ sinh

Câu 14: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là sẽ có những đặc điểm như thế nào?

  1. Quần xã tiên phong.
  2. Quần xã suy thoái.
  3. Quần xã trung gian.
  4. Quần xã phát triển ổn định.

Câu 15: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm

(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng là:

  1. (2), (3) và (4)
  2. (1), (2) và (4)
  3. (1), (3) và (4)
  4. (1), (2), (3) và (4)

Câu 16: Một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh trên cạn là

  1. Tính ổn định của quần xã ngày càng giảm.
  2. Sinh khối ngày càng giảm.
  3. Độ đa dạng của quần xã ngày càng cao, lưới thức ăn ngày càng phức tạp.
  4. Độ đa dạng của quần xã ngày càng giảm, lưới thức ăn ngày càng đơn giản.

Câu 17: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?

(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.

(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.

(3) Đánh bắt cá ở ao.

(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.

Phương án đúng là

  1. (1), (2) và (3)
  2. (1), (3) và (4)
  3. (1), (2) và (4)
  4. (2), (3) và (4)

Câu 18: Cho các dữ kiện sau

(1) Một đầm nước mới xây dựng

(2) Các vùng đất quanh đầm bị xói mòn, làm cho đáy đầm bị nông dần. Các loài sinh vật nổi ít dần, các loài động vật chuyển vào sống trong lòng đầm ngày một nhiều.

(3) Trong đầm nước có nhiều loài thủy sinh ở các tầng nước khác nhau, các loài rong rêu và cây cỏ mọc ven bờ đầm.

(4) Đầm nước nông biến thành vùng đất trũng. Cỏ và cây bụi dần dần đến sống trong đầm.

(5) Hình thành cây bụi và cây gỗ.

Sơ đồ nào sau đây thể hiện diễn thế ở đầm nước nông?

  1. 1→3→ 2→4→5
  2. 1→3→2→5→4
  3. 1→2→3→4→5
  4. 1→2→3→5→4

Đáp án

1D

2B

3D

4B

5A

6B

7B

8C

9C

10C

11C

12D

13C

14D

15B

16C

17C

18A

----------------------------------------

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 41: Diễn thế sinh thái các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của diễn thế sinh thái, các loại diễn thế sinh thái, nguyên nhân của diễn thế sinh thái, tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 41: Diễn thế sinh thái. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12, Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 12, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 12 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 12. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2024 môn GDCD

Từ khóa » Sinh 41 Lớp 12