Sinh Học 7 Bài 28: Thực Hành Xem Băng Hình Về Tập ...

YOMEDIA NONE Trang chủ Sinh Học 7 Chương 5: Ngành Chân Khớp Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ ADMICRO Lý thuyết5 Trắc nghiệm 11 FAQ

Nội dung bài Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ tìm hiểu quan sát một số tập tính của sâu bọ như: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ bầy đàn … .

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tóm lược nội dung chính

1.2. Thu hoạch

1.3. Tư liệu tham khảo

2. Luyện tập bài 28 Sinh học 7

2.1. Trắc nghiệm

2.2. Bài tập SGK & Nâng cao

3. Hỏi đáp Bài 28 Chương 5 Sinh học 7

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tóm lược nội dung chính

Sâu bọ thuộc ngành chân khớp. Đây là lớp động vật vô cùng phong phú với hơn một triệu loài, chúng giữ một vai trò quan trọng trong giới tự nhiên.

1.1.1. Về giác quan

Sâu bọ có đủ 5 giác quan:

  • Xúc giác biểu thị dưới dạng các lông và các râu của chúng, đặc biệt là hai râu dài của chúng.
  • Khứu giác ở dạng các hố trên râu.
    • Khứu giác của loài ruồi rất nhạy.
    • Ở vài loài bướm, chúng có thể nhận ra các mùi (hooc môn) của nhau cách xa hàng km.
Cánh cứng bọ Hình 1: Cánh cứng bọ phịt, đuổi kẻ thù bằng cách phịt từ hậu môn có mùi rất khó chịu
  • Vị giác là các nhú lồi ở tua miệng hay ở bàn chân. Sâu bọ là những nhà vô dịch nhận ra các vị dù nồng độ rất loãng.
  • Thị giác của sâu bọ rất đặc biệt. Một số loài có mắt kép,có thể điều chỉnh để nhìn thấy tia tử ngoài. Một số loài vừa có mắt đơn vừa có mắt kép. Chúng có thể nhìn với góc nhìn rất rộng.
  • Thính giác các râu và các lông của sâu bọ rất nhạy với dao động âm, giúp chúng định hướng nguồn âm phát ra, thậm chí loài muỗi còn nghe được siêu âm. Người ta chế ra các máy phát thu hút chúng.

1.1.2. Về thần kinh

Não sâu bọ phát triển có 3 phần: Não trước, não giữa và não sau.

⇒ Đây chính là cơ sở lưu giữ, di truyền những tập tính bản năng của sâu bọ.

1.1.3. Tập tính

  • Phần lớn các sâu bọ trải qua nhiều giai đoạn biến thái trong một vòng đời:
    • Bướm trưởng thành, giao phối đẻ trứng, trứng nở ra sâu.
    • Sâu phát triển thành ấu trùng, ấu trùng biến thái thành con trưởng thành.
  • Cào cào, châu chấu biến thái không hoàn toàn:
    • Trứng nở ra cào cào con và lột xác nhiều lần ra cào cào trưởng thành.
    • Con trưởng thành bao giờ cũng có 3 đôi chân, đầu có 2 đôi râu, và hô hấp bằng hệ thống ống khí.
  • Nhiều loài như ve, bọ cánh cứng,… có giai đoạn sâu, ấu trùng kéo dài tới 3 năm, còn trong giai đoạn trưởng thành ngắn, hầu như chỉ làm nhiệm vụ duy trì nòi giống.

1.1.4. Môi trường sống

  • Môi trường sống của các giai đoạn cũng khác: ấu trùng của chuồn chuồn (con bà mụ) sống dưới nước.
  • Sâu bọ sống thích nghi với môi trường.

Thích nghi của côn trùng đất

Hình 2: Thích nghi của côn trùng đất

a- Bọ que gần giống cành cây xanh

b- Ấu trùng ve sầu lột xác sau hàng chục năm sống trong đất

c- Con bọ dừa đang hạ cánh xuống mặt đất

  • Trong điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi nảy nở rất nhiều gây ra đại dịch: châu chấu, rầy nâu…

  • Một số loài như mối, muỗi,… Gây hại cho con người.
⇒ Nhưng ở góc độ môi trường thiên nhiên không thể thiếu chúng.
  • Nhiều loài sâu bọ có khả năng ngụy trang tránh kẻ thù, chúng thay đổi dáng vẻ bề ngoài như cảnh vật môi trường quanh nó.

Bướm đất

Hình 3: Bướm đất có thể chuyển màu sắc ngụy trang xanh hoặc xám để lẫn vào môi trường xung quanh

Sâu bướm

Hình 4: Sâu bướm có thể bắt chước như hình mắt và đầu rắn để dọa nạt kẻ thù

  • Nhiều loài ong, mối, kiến,… sống tập trung thành đàn có tổ chức chặt chẽ như một “xã hội”. Tất nhiên đây chỉ là bản năng.
Tổ ong mật Hình 5: A- Trong xã hội tổ ong mật B- 3 đẳng cấp chính là: Ong thợ, ong chúa và ong đực
  • Sâu bọ xuất hiện rất sớm trong lịch sử tự nhiên.
  • Nhiều triệu năm về trước con gián vẫn như bây giờ.
  • Sâu bọ sống ở khắp mọi nơi trên trái đất.

1.1.5. Lợi ích của sâu bọ

  • Sâu bọ có nhiều loài có ích cho nhà nông như loài ong thụ phấn cho hoa… một số được khai thác làm dược liệu, thực phẩm.
  • Nhiều loài thiên địch của nhau.
  • Nhà nông lợi dụng những con có ích để tiêu diệt các sâu bọ có hại: Bọ ăn sâu, ong mắt đỏ…

1.2. Thu hoạch

Tên ĐV

quan sát

Môi trường sống

Cách dinh dưỡng

Làm tổ

Sinh sản

Tự vệ, tấn công

Châu chấu

Trên cạn

Chồi và lá cây

Trong đất 2-3cm

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

Thay đổi màu sắc

Ong

Trên cây

Mật hoa, Sâu non

Trên cây

Đẻ trứng

(Biến thái hoàn toàn)

Kim độc

Bướm

Trên không

Hút dịch hoa

Trên cây

Đẻ trứng

(Biến thái hoàn toàn)

Thay đổi màu sắc

Kiến

Mặt đất, trên cây

Ăn tạp

Dưới đất

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

Tiết dịch cay

Bọ rùa

Trên cây

Các loài Rệp

Mặt sau lá cây

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

Thay đổi màu sắc

Dế trũi

Trên cạn

Trùng đất

Dưới đất

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

ẩn nấp trong hang

Bọ xít

Trên cây

Nhựa cây

Trong hốc

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

Tiết dịch cay, hôi

Sâu ăn tạp

Trên đất, trên cây

Các phần của cây

Trên cây

Đẻ trứng

(Biến thái không hoàn toàn)

ẩn nấp dưới lá, hốc cây

1.3. Tư liệu tham khảo

Các em học sinh có thể tham khảo bài thực hành Tập tính của sâu bọ do nhóm học sinh trường THCS Lê Hồng Phong - Krong Búk - Tỉnh Đắk Lắk thực hiện:

Video: Thực hành Tập tính sâu bọ - sinh học 7

2. Luyện tập Bài 28 Sinh học 7

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Tìm hiểu quan sát một số tập tính của sâu bọ như: tìm kiếm, cất giữ thức ăn, chăm sóc và bảo vệ thế hệ sau, quan hệ bầy đàn … .

  • Rèn luyện kĩ năng quan sát, tóm tắt nội dung quan sát được

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.

  • Câu 1:

    Qua quan sát tranh ảnh về tập tính của bướm, cho biết bướm có những tập tính nào để thích nghi với điều kiện sống?

    • A. Sống thành xã hội.
    • B. Bắt mồi bằng 2 chân trước.
    • C. Hút mật hoa và ngụy trang giống chiếc lá để tự vệ.
    • D. Ngụy trang giống cành cây.
  • Câu 2:

    Tại sao kiến, ong, mối có tập tính sống thành xã hội?

    • A. Vì não trước của chúng có thể nấm phát triển.
    • B. Vì chúng có não giữa phát triển.
    • C. Vì chúng có não sau phát triển.
    • D. Vì chúng có cơ quan thu, phát âm thanh.

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 7 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

3. Hỏi đáp Bài 28 Chương 5 Sinh học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 7 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Bài 22: Tôm sông Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện Bài 26: Châu chấu Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7

Toán 7

Toán 7 Kết Nối Tri Thức

Toán 7 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 7 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 7 KNTT

Giải bài tập Toán 7 CTST

Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 7

Ngữ văn 7

Ngữ Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Soạn Văn 7 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Văn 7 Cánh Diều

Văn mẫu 7

Tiếng Anh 7

Tiếng Anh 7 Kết Nối Tri Thức

Tiếng Anh 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 7 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 7

Khoa học tự nhiên 7

Khoa học tự nhiên 7 KNTT

Khoa học tự nhiên 7 CTST

Khoa học tự nhiên 7 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 7 KNTT

Giải bài tập KHTN 7 CTST

Giải bài tập KHTN 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7

Lịch sử và Địa lý 7

Lịch sử & Địa lí 7 KNTT

Lịch sử & Địa lí 7 CTST

Lịch sử & Địa lí 7 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 7 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 7 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 7

GDCD 7

GDCD 7 Kết Nối Tri Thức

GDCD 7 Chân Trời Sáng Tạo

GDCD 7 Cánh Diều

Giải bài tập GDCD 7 KNTT

Giải bài tập GDCD 7 CTST

Giải bài tập GDCD 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm GDCD 7

Công nghệ 7

Công nghệ 7 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 7 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 7 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 7 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 7 CTST

Giải bài tập Công nghệ 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 7

Tin học 7

Tin học 7 Kết Nối Tri Thức

Tin học 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 7 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 7 KNTT

Giải bài tập Tin học 7 CTST

Giải bài tập Tin học 7 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 7

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 7

Tư liệu lớp 7

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 7

Quê hương - Tế Hanh - Ngữ văn 7 Kết Nối Tri Thức

Con chim chiền chiện - Huy Cận - Ngữ văn 7 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 7 Cánh Diều

Toán 7 Cánh diều Bài tập cuối chương 1

Toán 7 KNTT Bài 1: Tập hợp các số hữu tỉ

Toán 7 CTST Bài 2: Các phép tính với số hữu tỉ

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » Sinh Học Lớp 7 Bài 28