Sinh Học 8 Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Học tập
- Bài học
- Bài học lớp 8
Qua nội dung Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết các em được tìm hiểu về đặc điểm của tuyến nội tiết. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết, Khái niệm hoocmon, tính chất của hoocmon. Mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm của tuyến nội tiết
1.2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
1.3. Hooc môn
2. Bài tập minh họa
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
3.2. Bài tập trắc nghiệm
4. Kết luận
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm của tuyến nội tiết
- Tuyến nội tiết góp phần quan trọng trong việc:
- Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
- Đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào của cơ thể.
- Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmon theo đường máu đến các cơ đích để điều hòa quá trình sinh lý của cơ thể. - Tác động chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng.
1.2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết
- Hệ nội tiết gồm: các tuyến nội tiết và các tuyến ngoại tiết.
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
Lưu ý: có 1 số tuyến vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết (tuyến pha), ví dụ: tuyến tụy vừa tiết ra dịch tụy đổ vào ruột, vừa tiết ra hoocmon ngấm vào máu.
- Lượng chất tiết của tuyến nội tiết ít hơn so với tuyến ngoại tiết:
- Tuyến ngoại tiết: tuyến mồ hôi 1 ngày tiết 1 lít mồ hôi, tuyến nước bọt 1 ngày tiết 1,5 lít nước bọt.
- Tuyến nội tiết: tuyến tụy 1 ngày tiết 0.8 lít dịch tiết.
1.3. Hooc môn
a. Tính chất của hoocmon
- Hệ nội tiết gồm hệ thống cấu trúc đặc biệt của cơ mể tiết ra các chất hoá học (được gọi là hoocmôn) ngấm thẳng vào máu. Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmon. Hoocmon có chưc năng sau:
- Đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường thông qua việc điều hoà quá trình trao đổi chất và quá trình chuyển hoá trong tế bào của các cơ quan.
- Duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
b. Vai trò của hoocmon
- Giúp điểu chỉnh các quá trình sinh lí của cơ thể diễn ra bình thường (tiêu hoá, sinh sản, phát triển, trao đổi chất).
- Giúp duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể.
- Điều hoà hoạt động thể dịch của các cơ quan và tự điều chỉnh trong nội bộ hộ nội tiết.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?
A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.
C. Không đặc trưng cho loài.
D. Có hoạt tính sinh học cao.
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: A
- Giải thích: Tình đặc hiệu của hoocmon là chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
Bài 2: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.
B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.
C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Hướng dẫn giải:
- Chọn đáp án: D
- Giải thích: Hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó theo máu đi khắp cơ thể.
Bài 3: Cơ thể người có những tuyến nội tiết nào?
Hướng dẫn giải:
- Cơ thể người có những tuyến nội tiết nằm ở các vị trí khác nhau trong cơ thể nhưng đều tiết các hoocmôn giữ những chức năng khác nhau tuỳ từng tuyến.
- Có thể kể các tuyến nội tiết sau:
- Tuyển yên (hay còn gọi là tuyến mấu não dưới) nằm ở mặt dưới não, trên hốc yên của xương bướm.
- Tuyến mấu não trên (hay tuyến tùng) nằm ở phía trên của các củ não sinh tư thuộc não giữa.
- Tuyến giáp nằm trước sụn giáp; nằm phía sau, áp sát vào tuyến giáp có tuyến cận giáp hay phó giáp gồm 4 tuyến nhỏ.
- Tuyến hung hay tuyến ức nằm sau xương ức, giữa hai lá phổi, trước tim. Tuyến này phát triển ở trẻ em, teo dần ở người trưởng thành.
- Các đảo tuỵ (phần nội tiết) của tuyến tuỵ.
- Tuyến trên thận nằm trên 2 thận, gồm vỏ tuyến và tuỷ tuyến.
- Tuyến sinh dục nam (tinh hoàn), nữ (buồng trứng) vừa sản sinh các tế bào sinh dục vừa tiết các hoocmôn sinh dục nam hoặc hoocmôn sinh dục nữ.
- Ngoài các tuyến nội tiết chính thức kể trên còn có những nhóm tế bào nằm trên một số cơ quan cũng tiết hoocmôn chẳng hạn ở tim, dạ dày, ruột, gan, thận...
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Lập bảng so sánh cấu tạo về chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào?
Câu 2: Nêu tính chất và vai trò của hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống.
Câu 3: Vai trò của các tuyến nội tiết là gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ
A. Hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.
B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.
C. Sinh lí của cơ thể.
D. Tế bào tuyến tiết ra.
Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?
A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
B. Tác động qua đường máu.
C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?
A. Tuyến mồ hôi.
B. Tuyến ức
C. Tuyến yên.
D. Tuyến giáp.
Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
A. Tuyến tụy.
B. Tuyến cận giáp.
C. Tuyến yên.
D. Tuyến tùng.
Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?
A. FSH.
B. Hoocmon.
C. Mồ hôi.
D. Dịch nhầy.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được những yêu cầu sau:
- Trình bày được sự giống và khác nhau giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
- Nêu được tên các tuyến nội tiết chính của cơ thể và xác định rõ vị trí của chúng.
- Nêu rõ được tính chất và vai trò của các hoocmon (sản phẩm tiết của tuyến nội tiết), từ đó nêu rõ tầm quan trọng của tuyến nội tiết đối với đời sống.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 8 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp
- doc Sinh học 8 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- doc Sinh học 8 Bài 58: Tuyến sinh dục
- doc Sinh học 8 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
- Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
- Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
- Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
- Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
Chương 1: Khái Quát Về Cơ Thể Người
- 1 Bài 1: Bài mở đầu
- 2 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
- 3 Bài 3: Tế bào
- 4 Bài 4: Mô
- 5 Bài 5: Thực hành Quan sát tế bào và mô
- 6 Bài 6: Phản xạ
Chương 2: Vận Động
- 1 Bài 7: Bộ Xương
- 2 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
- 3 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
- 4 Bài 10: Hoạt động của cơ
- 5 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động
- 6 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Chương 3: Tuần Hoàn
- 1 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
- 2 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
- 3 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
- 4 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
- 5 Bài 17: Tim và mạch máu
- 6 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn
- 7 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu
Chương 4: Hô Hấp
- 1 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
- 2 Bài 21: Hoạt động hô hấp
- 3 Bài 22: Vệ sinh hô hấp
- 4 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo
Chương 5: Tiêu Hóa
- 1 Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
- 2 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
- 3 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của Enzim trong nước bọt
- 4 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
- 5 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
- 6 Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
- 7 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa
Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng
- 1 Bài 31: Trao đổi chất
- 2 Bài 32: Chuyển hóa
- 3 Bài 33: Thân nhiệt
- 4 Bài 34: Vitamin và muối khoáng
- 5 Bài 35: Ôn tập học kì 1
- 6 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn
- 7 Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước
Chương 7: Bài Tiết
- 1 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
- 2 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
- 3 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
Chương 8: Da
- 1 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
- 2 Bài 42: Vệ sinh da
Chương 9: Thần Kinh Và Giác Quan
- 1 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
- 2 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
- 3 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
- 4 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
- 5 Bài 47: Đại não
- 6 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
- 7 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
- 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
- 9 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- 10 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
- 11 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh
Chương 10: Nội Tiết
- 1 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- 2 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp
- 3 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- 4 Bài 58: Tuyến sinh dục
- 5 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
Chương 11: Sinh Sản
- 1 Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
- 2 Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
- 3 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
- 4 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
- 5 Bài 65: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người
- 6 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORKTừ khóa » đặc điểm Hệ Nội Tiết Sinh 8
-
7 Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết (Sinh Học 8) Mới Nhất
-
Đặc điểm Hệ Nội Tiết, Phân Biệt Tuyến Nội Tiết Với Tuyến Ngoại Tiết
-
Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết (Sinh Học 8)
-
Sinh Học 8 Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết
-
Soạn Sinh 8 Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết - Mobitool
-
Lý Thuyết Sinh 8 Bài 55. Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết - Top Lời Giải
-
Bài 55. Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết - Hoc24
-
Câu 1: A,Nêu đặc điểm Của Hệ Nội Tiết B,Phân Biệt Tuyến Nội Tiết Và ...
-
Đặc điểm Hệ Nội Tiết. Phân Biệt Tuyến Nội Tiết, Tuyến Ngoại Tiết. Nêu ...
-
Tổng Quan Về Hệ Thống Hệ Nội Tiết - Rối Loạn Nội Tiết Và Chuyển Hóa
-
Giải Bài Tập Sinh Học 8 - Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết
-
Sinh 8 Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Sinh Học 8 Bài 55: Giới Thiệu Chung Hệ Nội Tiết Hay, Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Sinh Học 8 Bài 55 (mới 2022 + 10 Câu Trắc Nghiệm)