Sinh Học 8 Bài 8: Cấu Tạo Và Tính Chất Của Xương

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 8
Bài học Sinh 8

Chương 1: Khái Quát Về Cơ Thể Người

  • 1 Bài 1: Bài mở đầu
  • 2 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người
  • 3 Bài 3: Tế bào
  • 4 Bài 4: Mô
  • 5 Bài 5: Thực hành Quan sát tế bào và mô
  • 6 Bài 6: Phản xạ

Chương 2: Vận Động

  • 1 Bài 7: Bộ Xương
  • 2 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
  • 3 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
  • 4 Bài 10: Hoạt động của cơ
  • 5 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động
  • 6 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương

Chương 3: Tuần Hoàn

  • 1 Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể
  • 2 Bài 14: Bạch cầu - Miễn dịch
  • 3 Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu
  • 4 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
  • 5 Bài 17: Tim và mạch máu
  • 6 Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn
  • 7 Bài 19: Thực hành: Sơ cứu cầm máu

Chương 4: Hô Hấp

  • 1 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
  • 2 Bài 21: Hoạt động hô hấp
  • 3 Bài 22: Vệ sinh hô hấp
  • 4 Bài 23: Thực hành: Hô hấp nhân tạo

Chương 5: Tiêu Hóa

  • 1 Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
  • 2 Bài 25: Tiêu hóa ở khoang miệng
  • 3 Bài 26: Thực hành: Tìm hiểu hoạt động của Enzim trong nước bọt
  • 4 Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày
  • 5 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non
  • 6 Bài 29: Hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân
  • 7 Bài 30: Vệ sinh tiêu hóa

Chương 6: Trao Đổi Chất Và Năng Lượng

  • 1 Bài 31: Trao đổi chất
  • 2 Bài 32: Chuyển hóa
  • 3 Bài 33: Thân nhiệt
  • 4 Bài 34: Vitamin và muối khoáng
  • 5 Bài 35: Ôn tập học kì 1
  • 6 Bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn
  • 7 Bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần cho trước

Chương 7: Bài Tiết

  • 1 Bài 38: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu
  • 2 Bài 39: Bài tiết nước tiểu
  • 3 Bài 40: Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

Chương 8: Da

  • 1 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
  • 2 Bài 42: Vệ sinh da

Chương 9: Thần Kinh Và Giác Quan

  • 1 Bài 43: Giới thiệu chung hệ thần kinh
  • 2 Bài 44: Thực hành: Tìm hiểu chức năng (Liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống
  • 3 Bài 45: Dây thần kinh tuỷ
  • 4 Bài 46: Trụ não, tiểu não, não trung gian
  • 5 Bài 47: Đại não
  • 6 Bài 48: Hệ thần kinh sinh dưỡng
  • 7 Bài 49: Cơ quan phân tích thị giác
  • 8 Bài 51: Cơ quan phân tích thính giác
  • 9 Bài 52: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
  • 10 Bài 53: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người
  • 11 Bài 54: Vệ sinh hệ thần kinh

Chương 10: Nội Tiết

  • 1 Bài 55: Giới thiệu chung hệ nội tiết
  • 2 Bài 56: Tuyến yên và Tuyến giáp
  • 3 Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận
  • 4 Bài 58: Tuyến sinh dục
  • 5 Bài 59: Sự điều hoà và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Chương 11: Sinh Sản

  • 1 Bài 60: Cơ quan sinh dục nam
  • 2 Bài 61: Cơ quan sinh dục nữ
  • 3 Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
  • 4 Bài 64: Các bệnh lây truyền qua đường sinh dục
  • 5 Bài 65: Đại dịch AIDS - thảm hoạ của loài người
  • 6 Bài 66: Ôn tập - Tổng kết

Sinh học 8 Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương

(9) 219 lượt xem

Qua nội dung Bài Cấu tạo và tính chất của xương học sinh sẽ được học về cấu tạo các loại xương dài, ngắn, dẹt và chức năng của chúng trong cơ thể; Quá trình lớn dài ra và to lên của xương từ lúc bắt đầu hình thành trong phôi cho đến lúc già và cùng thực hiện thí nghiệm nhận biết thành phần các chất có trong cấu tạo của xương.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của xương

1.2. Sự to ra và dài ra của xương

1.3. Thành phần hóa học và tính chất

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo của xương

a. Cấu tạo và chức năng của xương dài

Cấu tạo một xương dài gồm có: Hai đầu xương và thân xương.

Bảng cấu tạo và chức năng của xương dài

Hình 8.1 Cấu tạo xương dài

Hình 8.2 Cấu tạo đầu xương dài

b. Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt

Xương ngắn và xương dẹt có cấu tạo bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc xương nhỏ (như mô xương xốp ở đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Hình 8.3 Cấu tạo xương ngắn điển hình là đốt sống

1.2. Sự to ra và dài ra của xương

- Xương to ra là do sự phân chia của các tế bào màng xương

- Xương dài ra là do sự phân chia của tế bào ở sụn xương tăng trưởng.

Hình 8.4 Phim chụp sụn tăng trưởng ở xương trẻ em

Hình 8.5 Vai trò của sụn tăng trưởng trong sự dài ra của xương

1.3. Thành phần hóa học và tính chất của xương

- Thành phần của xương gồm:

+ Chất hữu cơ (cốt giao) => tính mềm dẻo.

+ Chất vô cơ (muối khoáng): canxi => tính vững chắc.

⇒ Xương có tính mềm dẻo và vững chắc.

- Tỉ lệ chất cốt giao thay đổi theo độ tuổi.

2. Bài tập minh họa

Trong xây dựng và kiến trúc, người ta đã ứng dụng khả năng chịu lực của xương như thế nào?

Hướng dẫn giải

- Trong xây dựng, nhiều công trình như: Cột, trụ, cầu thường được kiến trúc hình ống, móng nhà, móng cầu hoặc mái của nhiều công trình kiến trúc được xây hình vòm giúp tăng khả năng chịu lực chính là ứng dụng đặc điểm cấu trúc của xương (xương dài có cấu tạo hình ống, mô xương xốp gồm các nan xương xếp vòng cung giúp cho xương nhẹ và tăng khả năng chịu lực...).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Xương có tính chất gì?

Câu 2: Những đặc điểm nào của bộ xương giúp bộ xương đảm bảo được các chức năng?

Câu 3: Giải thích sự lớn lên và dài ra của xương?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chọn cặp từ thích hợp để điền vào các chỗ trống trong câu sau :

Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào …(1)… tạo ra những tế bào mới đẩy …(2)… và hóa xương.

A. (1) : mô xương cứng, (2) : ra ngoài

B. (1) : mô xương xốp, (2) : vào trong

C. (1) : màng xương, (2) : vào trong

D. (1) : màng xương, (2) : ra ngoài

Câu 2: Xương dài được cấu tạo gồm mấy phần.

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 3: Xương dài được cấu tạo gồm 2 phần, đó là:

A. Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp.

B. Hai đầu xương và thân xương.

C. Màng xương, mô xương.

D. Màng xương, mô xương cứng.

Câu 4: Chức năng của hai đầu xương là:

A. Giảm ma sát trong khớp xương

B. Phân tán lực tác động

C. Tạo các ô chứa tủy đỏ

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: Chức năng của thân xương là:

A. Giúp xương phát triển to bề ngang

B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc

C. Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn

D. Tất cả các đáp án trên

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này học sinh nắm được cấu tạo chung của một xương dài giải thích sự lớn lên của xương và khả năng chịu lực của xương.

  • Thành phần hoá học của xương giúp xương đàn hồi và vững chắc.
  • Học sinh nhận biết được các loại xương, liên hệ thực tế.
  • Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn xương theo hướng phát triển tốt nhất.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 8 Bài 7: Bộ Xương
  • doc Sinh học 8 Bài 9: Cấu tạo và tính chất của cơ
  • doc Sinh học 8 Bài 10: Hoạt động của cơ
  • doc Sinh học 8 Bài 11: Tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động
  • doc Sinh học 8 Bài 12: Thực hành: Tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
(9) 219 lượt xem Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi: TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 8 Chương 2 Sinh học 8 Sinh học 8 Vận Động

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Cấu Tạo Xương Dài Sinh Học 8