Sinh Học 9 Bài 15: ADN

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 9
Sinh học 9 Bài 15: ADN (5) 194 lượt xem Share

Trong bài này các em được tìm hiểu ADN về thành phần cấu trúc hoá học và mô hình cấu trúc không gian. Qua đó các em có thể mở tầm nhìn về khoa học hiện đại siêu hiển vi, hiểu được bản chất của bộ máy di truyền trong tế bào.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc hoá học của ADN

1.2. Cấu trúc không gian

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

4. Kết luận

Sinh học 9 Bài 15: ADN

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu trúc hoá học của ADN

- Đơn phân của ADN – Nuclêôtit

+ Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P

+ Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.

+ Cấu tạo nuclêôtit gồm 3 thành phần:

  • Nhóm phôtphat: H3PO4
  • Đường pentôzơ: C5H10O4
  • Bazơ nitơ: A, T, G, X

Hình 15.1 Cấu trúc phân từ Nucleit

+ Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin + Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit. + Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.

  • A – T = 2 liên kết hyđrô
  • G – X = 3 liên kết hyđrô

Hình 15.2 Liên kết Hidro trong phan tử ADN

+ Phân tử ADN của mỗi loài sinh vật đặc thù bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit. Trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng của ADN. + Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.

1.2. Cấu trúc không gian

- Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.

Hình 15.3 Cấu trúc không gian ADN

Theo mô hình Wat-son và Crick:

- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. - Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé. - Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat. + Đường kính vòng xoắn 2nm (20 Ao), 1 chu kì cao 3.4nm (34 Ao) gồm 10 cặp nuclêôtit.

  • Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
  • Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.

Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:

- Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia - Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:

  • A = T; G = X
  • A+ G = T + X
  • (A+ G): (T + X) = 1.
  • N= A + T + G + X = 2X + 2T = 2G + 2A
  • L = N/2 x 3,4 (A0)

2. Bài tập minh họa

- Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.

+ Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.

Hướng dẫn giải:

Theo NTBS:

A1 = T2 = 150 ; G1 = X2 = 300; A2 = T1 = 300; G2 = X1 = 600

=> A1 + A2 = T1 + T2 = A = T = 450; G = X = 900.

Tổng số nuclêôtit là: A+ G +T+ X = N

Chiều dài của ADN là: N/2 x 3,4

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN

Câu 2: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù

Câu 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được biểu hiện ở những điểm nào?

Câu 4: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:

A – T – G – X – T – A – G – T – X

Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một gen có chiều dài 2193 A0, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen con, trong đó có chứa 8256 nuclêôtit loại T. Số nuclêôtit mỗi loại trong gen trên là:

A. A = T = 258; G = X = 387 B. A = G = 258; T = X = 387 C. A = T = 387; G = X = 258 D. A = T = 129; G = X = 516

Câu 2: Một gen có 480 ađênin và 3120 liên kết hiđrô. Gen đó có số lượng nuclêôtit là

A. 1200 nuclêôtit B. 2400 nuclêôtit C. 3600 nuclêôtit D. 3120 nuclêôtit

Câu 3: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại X chiếm 15% tổng số nuclêôtit. Hãy tính tỉ lệ số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này.

A. 35% B. 15% C. 20% D. 25%

Câu 4: Chức năng của ADN là:

A. Mang thông tin di truyền B. Giúp trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường C. Truyền thông tin di truyền D. Mang và truyền thông tin di truyền

Câu 5: Trong nhân đôi của gen thì nuclêôtit tự do loại G trên mach khuôn sẽ liên kết với:

A. T của môi trường B. A của môi trường C. G của môi trường D. X của môi trường

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
  • Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn, F. Crick.
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 9 Bài 16: ADN và Bản chất của gen
  • doc Sinh học 9 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
  • doc Sinh học 9 Bài 18: Prôtêin
  • doc Sinh học 9 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  • doc Sinh học 9 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN
(5) 194 lượt xem Share Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương TẢI VỀ XEM ONLINE ADN Và Gen Bài giảng Sinh học 9 Chương 3 Sinh học 9 Sinh học 9

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
  • Công nghệ 7 Bài 56: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
Bài học Sinh 9

Chương 1: Các Thí Nghiệm Của Menđen

  • 1 Bài 1: Menden và di truyền học
  • 2 Bài 2: Lai một cặp tính trạng
  • 3 Bài 3: Lai một cặp tính trạng (tt)
  • 4 Bài 4: Lai hai cặp tính trạng
  • 5 Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tt)
  • 6 Bài 6: TH Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
  • 7 Bài 7: Bài tập chương I

Chương 2: Nhiễm Sắc Thể

  • 1 Bài 8: Nhiễm sắc thể
  • 2 Bài 9: Nguyên phân
  • 3 Bài 10: Giảm phân
  • 4 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
  • 5 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
  • 6 Bài 13: Di truyền liên kết
  • 7 Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái cấu trúc nhiễm sắc thể

Chương 3: ADN Và Gen

  • 1 Bài 15: ADN
  • 2 Bài 16: ADN và Bản chất của gen
  • 3 Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
  • 4 Bài 18: Prôtêin
  • 5 Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
  • 6 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN

Chương 4: Biến Dị

  • 1 Bài 21: Đột biến gen
  • 2 Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • 3 Bài 23: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • 4 Bài 24 : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể (tt)
  • 5 Bài 25: Thường biến
  • 6 Bài 26: Thực hành: Nhận biết một vài dạng đột biến
  • 7 Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến

Chương 5: Di Truyền Học Người

  • 1 Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người
  • 2 Bài 29 Bệnh và tật di truyền ở người
  • 3 Bài 30: Di truyền học với con người

Chương 6: Ứng Dụng Di Truyền

  • 1 Bài 31: Công nghệ tế bào
  • 2 Bài 32: Công nghệ gen
  • 3 Bài 33: Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống
  • 4 Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần
  • 5 Bài 35: Ưu thế lai
  • 6 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc
  • 7 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
  • 8 Bài 38: Thực hành: Tập dượt thao tác giao phấn
  • 9 Bài 39: Thực hành: Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
  • 10 Bài 40: Ôn tập học phần Di Truyền và Biến Dị

Chương 1: Sinh Vật Và Môi Trường

  • 1 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái
  • 2 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật
  • 3 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
  • 4 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật
  • 5 Bài 45-46: TH: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật

Chương 2: Hệ Sinh Thái

  • 1 Bài 47: Quần thể sinh vật
  • 2 Bài 48: Quần thể người
  • 3 Bài 49: Quần xã sinh vật
  • 4 Bài 50: Hệ sinh thái
  • 5 Bài 51-52: Thực hành: Hệ sinh thái

Chương 3: Con Người, Dân Số Và Môi Trường

  • 1 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
  • 2 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
  • 3 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tiếp theo)
  • 4 Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Chương 4: Bảo Vệ Môi Trường

  • 1 Bài 58: Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
  • 2 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã
  • 3 Bài 60: Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái
  • 4 Bài 61: Luật bảo vệ môi trường
  • 5 Bài 62: TH: Vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào việc BV môi trường ở địa phương
  • 6 Bài 63: Ôn tập phần sinh vật và môi trường
  • 7 Bài 64: Tổng kết chương trình toàn cấp
  • 8 Bài 65: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 2)
  • 9 Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiết 3)
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Dna Lớp 9