Sinh Khó Là Gì? 10 Nguyên Nhân Khiến Cuộc Chuyển Dạ Không Thuận Lợi
Có thể bạn quan tâm
Sau quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày nhọc nhằn, chắc hẳn mẹ bầu nào cũng muốn việc sinh nở diễn ra thuận lợi, an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào sản phụ đều dễ dàng sinh ngả âm đạo. Dưới đây là 10 nguyên nhân thường gặp khiến sản phụ sinh khó.
Thế nào là sinh khó?
Sinh khó hay đẻ khó là thuật ngữ được dùng để mô tả những cuộc chuyển dạ gặp khó khăn hoặc bất thường, có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ.
Hiện nay chưa thể đánh giá chính xác tỷ lệ đẻ khó trong chuyển dạ là bao nhiêu, chỉ có thể kết luận sau khi có kết quả cuộc sinh (khi bé sinh ra). Tuy nhiên, khoảng 80% ca chỉ định sinh giúp, sinh mổ (mổ lấy thai) là do mẹ bầu khó sinh. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cơ địa của mẹ, do bất thường ngôi thai hoặc do trục trặc trong quá trình chuyển dạ.
Khi xác định được các nguyên nhân tiên lượng khả năng sinh khó ở một thai phụ, các bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm có thể tư vấn và hướng dẫn thai phụ chọn sinh ngả âm đạo hoặc sinh mổ phù hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai phụ lẫn thai nhi.
Nguyên nhân khiến sản phụ sinh khó
Một số nguyên nhân khiến cho việc sinh nở diễn ra không thuận lợi đến từ mẹ:
1. Đối với mẹ
1.1. Sản phụ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng
Khung chậu là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản khoa, thai nhi trong tử cung nếu sinh thường qua ngả âm đạo bắt buộc phải chui lọt qua lòng khung chậu. Do đó, nếu khung chậu bị hẹp hoặc bị biến dạng sẽ khiến sản phụ gặp khó khăn trong cuộc sinh nở, bắt buộc phải mổ lấy thai. (1)
Nguyên nhân dẫn đến khung chậu bị hẹp hay bị biến dạng có thể do bẩm sinh, hoặc do quá trình phát triển bị rối loạn, tác động xấu từ các yếu tố như dinh dưỡng, bệnh lý cột sống, bệnh lý còi xương, xương chậu, trật khớp háng…; hoặc do ảnh hưởng trong thai kỳ khiến vị thế tử cung bị thay đổi, ngôi thai bất thường ở giai đoạn chuyển dạ làm cuộc chuyển dạ kéo dài, xuất hiện các cơn gò bất thường, gây vỡ tử cung và suy thai.
Dựa vào mối tương quan trọng lượng thai, đánh giá khung chậu bằng cách đo đạc, ước lượng kích thước và đường kính ngôi thai, bác sĩ sản khoa có thể tiên lượng, tư vấn thai phụ nên chọn sinh ngả âm đạo hay mổ lấy thai.
1.2. Sản phụ có bệnh mạn tính
Khi mẹ bầu mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh phổi, hen suyễn, tiền sử khó thở… thì quá trình chuyển dạ không đủ sức để rặn sinh thường. Do đó, trường hợp này cần thăm khám thường xuyên và bác sĩ khuyến khích sanh thường hay mổ lấy thai tùy vào từng trường hợp cụ thể nhằm tránh tai biến nguy hiểm đến cả thai phụ lẫn thai nhi.
1.3. Sản phụ có khối u tiền đạo
Khối u tiền đạo là các khối u nằm trong tiểu khung làm cho ngôi thai không lọt xuống được. Các khối u thường gặp là khối u buồng trứng nằm ở túi cùng âm đạo, u xơ tử cung ở cổ hoặc eo tử cung; ít gặp hơn là khối u ở âm đạo, u vòi trứng, u tiểu khung như u trực tràng, u thận, u bàng quang… (2)
Thông thường, mẹ bầu có u nang buồng trứng cần được chẩn đoán và chỉ định cắt bỏ u nang từ sớm. Thời gian phẫu thuật tốt nhất là 3 tháng giữa thai kỳ, tránh mổ sớm vì nguy cơ sảy thai và cắt phải buồng trứng có nang hoàng thể. Tuy nhiên, hiện nay đã có thể mổ sớm hơn rồi tiến hành dùng hormone để giữ thai.
Trường hợp phát hiện u tiền đạo khi chuyển dạ làm ngôi thai không lọt, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai, sau đó nếu u dễ sẽ tiến hành cắt bỏ, nếu u ở vị trí khó sẽ xem xét cắt bỏ vào thời gian sau.
1.4. Bất thường ở cơ quan phần mềm
Các cơ quan phần mềm ở thai phụ có thể gây cản trở cuộc sinh gồm âm hộ và tầng sinh môn, âm đạo, tử cung và cổ tử cung.
Sinh khó do âm hộ và tầng sinh môn là do sự bất thường ở màng trinh, tầng sinh môn rắn chắc ở thai phụ lớn tuổi mang thai con so. Trong trường hợp này, không có chỉ định mổ lấy thai, có thể cắt rộng tầng sinh môn sinh sinh. Nếu âm hộ thai phụ có khối u sùi mồng gà to bắt buộc phải mổ lấy thai, các loại u khác có thể cân nhắc sinh ngả âm đạo.
Trường hợp sản phụ đẻ khó do âm đạo có sẹo vách ngăn, âm đạo hẹp do sẹo hoặc bẩm sinh, hoặc có u âm đạo, tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp: Sinh ngả âm đạo nếu sẹo vách ngăn, khối u nhỏ có thể bóc tách; mổ lấy thai nếu âm đạo hẹp hoặc có khối u lớn.
Trường hợp sản phụ đẻ khó do tử cung đôi, tử cung có sẹo mổ bóc tách nhân xơ hoặc sẹo do mổ lấy thai cũ: Bác sĩ đánh giá thai kỳ, ước lượng cân nặng thai nhi và ngôi thai để chỉ định nên sinh ngả âm đạo hay mổ lấy thai.
Sản phụ khó sinh do bất thường cổ tử cung là trường hợp thường gặp nhất trong sản khoa, thường gặp sau các bất thường cơn gò tử cung, cổ tử cung cứng phù nề, hoặc do cổ tử cung có u hay sẹo. Lúc này, tùy vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng thai kỳ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
2. Đối với thai nhi
Tình trạng này không chỉ xuất phát từ mẹ bầu, mà còn một số nguyên nhân ở thai nhi như sau:
2.1. Thai nhi quá to
Thông thường, thai nhi của thai phụ nước ta có cân nặng trung bình trên dưới 3000g. Khi thai nhi trên 3500g được xếp vào loại thai to. Ngoài cân nặng, thai nhi có chu vi đầu, chu vi bụng hoặc vai to… đều gây cản trở cho việc sinh thường. Thai nhi không thể chui qua khung xương chậu, bắt buộc phải mổ lấy thai để tránh vỡ tử cung.
2.2. Ngôi thai ngược
Ngôi thai ngược là trường hợp ngôi mông, thai nhi nằm xuôi dọc và hướng chân xuống phía dưới, ngôi nằm ngược gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ tự nhiên vì phần chân, mông và thân thai nhi có thể lọt và sinh dễ dàng, ngưng đầu thai nhi là bộ phận ra sau cùng, rất nguy hiểm nếu đầu thai nhi không thể lọt qua khung chậu, bé sẽ ngạt và tử vong. Do đó, đa số ngôi nguợc hay ngôi mông không thể chui qua đường âm đạo, thai phụ bắt buộc phải sinh mổ.
2.3. Suy thai
Một số trường hợp thai nhi đã bị suy trong tử cung khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính) hoặc bị suy trong lúc chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, thai nhi cần được đưa ra ngoài càng sớm càng tốt để không bị ngạt thở hoặc tử vong trong lúc sinh hoặc sau sinh.
2.3. Bất thường ở phần phụ của thai
Các phần phụ của thai nhi gồm nhau thai, màng thai, dây rốn và nước ối có vấn đề như nhau tiền đạo, nhau thai quấn cổ, sa dây rốn, cạn nước ối… có thể gây nên tình trạng sinh khó.
Một số bất thường trong quá tình chuyển dạ cũng khiến việc sinh con của mẹ diễn ra khó khăn hơn:
2.4. Thời gian chuyển dạ kéo dài
Thời gian tối đa cho phép ở một cuộc rặn sinh là 40 – 60 phút. Nếu thời gian rặn sinh kéo dài hơn có thể gây nên những bất lợi đối với thai nhi như trẻ sinh ra bị ngạt; hoặc sản phụ có các bệnh lý nền như suy tim, hen suyễn; sản phụ có vết mổ sinh cũ nếu tiếp tục gắng sức rặn sinh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nặng nề. Lúc này, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp bằng thuốc hoặc mổ lấy thai để tránh những bất lợi cho thai phụ và thai nhi.
2.5. Bất thường cơn gò tử cung
Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung trong chuyển dạ là hoàn toàn tự nhiên, không do thai phụ điều khiển. Thông thường, cơn gò tử cung diễn tiến nhịp nhàng, lúc co lúc nghỉ nhằm mục đích đưa đến sự xóa mở cổ tử cung, đạt được sự tống xuất thai nhi qua ngả âm đạo.
Tuy nhiên, khi các cơn gò này tăng lên hoặc giảm xuống đều cản trở quá trình sinh con . Tùy vào nguyên nhân là gì mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp và an toàn cho thai phụ lẫn thai nhi.
- Trường hợp cơn gò tử cung tăng: Khi cơn gò tăng do các chướng ngại vật cản lối ra của thai nhi, thai nhi to, quá trình chuyển dạ kéo dài, cơn gò xuất hiện dồn dập… có thể làm rách cổ tử cung, rách âm đạo gây vỡ tử cung ở sản phụ. Thai nhi dễ bị tổn thương não, sản phụ có thể bị băng huyết sau sinh.
- Nếu là nguyên nhân cơ học (khung chậu hẹp hoặc dị dạng, ngôi thai bất thường, u tiền đạo…): Bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.
- Nếu không phải nguyên nhân cơ học: Bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc giảm cơn gò tử cung. Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để tránh nguy cơ suy thai.
- Trường hợp cơn gò tử cung giảm: Khi cơn gò giảm sẽ dẫn đến sự xóa mở cổ tử cung diễn ra chậm, thai phụ có nguy cơ bị suy thai và nhiễm trùng ối.
- Nếu nguyên nhân do thai phụ cơ địa yếu, bị suy nhược, thiếu máu, suy tim: Tiến hành hồi sức, sử dụng thuốc tăng cường co bóp tử cung.
- Nếu nguyên nhân do đa thai, đa ối, có kèm u xơ tử cung: Tiến hành tia bớt tia ối để tử cung trở về dung tích bình thường.
- Cả 2 trường hợp nếu áp dụng xử trí không đạt hiệu quả sẽ tiến hành mổ lấy thai ngay lập tức, tránh nguy cơ suy thai và băng huyết sau sinh.
Các phương pháp trợ sinh phổ biến
Bác sĩ Lê Thanh Hùng cho biết, trong trường hợp sản phụ khó sinh thường, bác sĩ sản khoa sẽ thảo luận với sản phụ và gia đình về việc chọn lựa dụng cụ, kỹ thuật hỗ trợ sinh.
1. Dụng cụ sinh giúp
Có hai thủ thuật hỗ trợ sinh khó khác nhau được phân biệt dựa vào loại dụng cụ được sử dụng, cụ thể: (3)
- Sinh giúp bằng Ventouse: Ventouse là dụng cụ dùng để gắn đầu thai với máy hút. Một cái chén làm bằng chất liệu nhựa cứng, nhựa mềm hoặc kim loại sẽ được nối với máy hút qua cái ống, gắn chặt vào đầu thai nhi. Trong quá trình diễn ra cơn gò tử cung và thai phụ rặn, bác sĩ sẽ đưa đầu thai nhi ra ngoài bằng Ventouse dưới áp lực cho phép.
- Sinh giúp bằng Forceps: Forceps là dụng cụ kim loại có hình dạng như cái muỗng lớn và rỗng ruột. Cành dụng cụ được đặt cẩn thận qua đầu thai nhi, ôm khít đầu. Khi thai phụ xuất hiện cơn gò tử cung, bác sĩ sẽ kéo thai ra ngoài.
Để mở rộng âm đạo cho việc hỗ trợ sinh giúp, bác sĩ có thể chỉ định cắt hoặc rạch tầng sinh môn cho sản phụ. Vết cắt hoặc rạch đó sẽ được khâu phục hồi sau khi sinh.
2. Sinh mổ
Trong trường hợp dụng cụ sinh giúp không thành công, việc mổ lấy thai là điều tất yếu. Sinh mổ (mổ lấy thai) là phẫu thuật giúp đưa thai nhi ra ngoài thông qua vết cắt ở bụng và tử cung của thai phụ.
Một số thai phụ có thể yêu cầu được sinh mổ ngay cả khi vẫn có khả năng sinh ngả âm đạo (sinh thường). Tuy nhiên, việc chọn lựa phương thức sinh cần được cân nhắc và tham khảo tư vấn của bác sĩ để tránh những biến chứng và ảnh hưởng tới việc mang thai sau này.
Thai phụ cần chuẩn bị gì trước khi sinh?
Theo Hiệp hội Sản Phụ khoa Canada (SOGC), trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dạ, sản phụ cần ăn uống một lượng nhỏ để không bị mất nước, đồng thời duy trì được sức mạnh. Do đó, trước khi sinh, sản phụ cần cố gắng tăng dự trữ năng lượng bằng cách cứ cách khoảng một giờ đồng hồ lại ăn chút đồ ăn nhẹ.
Tuy nhiên, mẹ bầu nên tránh các thức ăn chứa chất béo và khó tiêu bởi nếu dạ dày quá đầy có thể gây nôn mửa, các cơn co tử cung có thể gia tăng.
Bên cạnh thực hiện chế độ dinh dưỡng đúng cách trước sinh, bác sĩ Lê Thanh Hùng chia sẻ mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:
1. Nên vệ sinh cơ thể đúng cách
Đây là một trong những việc làm vô cùng quan trọng và cần chuẩn bị trước khi sinh. Mẹ bầu nên tắm gội sạch sẽ, vệ sinh móng tay, móng chân, làm sạch đầu nhũ hoa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thụt rửa hậu môn đúng cách. Việc làm này không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái cho cuộc sinh sắp đến, mà còn đảm bảo sức khỏe tốt cho thai nhi.
2. Chuẩn bị tâm lý
Lo lắng và sợ hãi là tâm lý chung của hầu hết mẹ bầu trước khi sinh, đặc biệt là những sản phụ sinh con đầu lòng. Thời gian cho một cuộc sinh nở có thể kéo dài 8-10 giờ, do đó khi bắt đầu xuất hiện các cơn gò tử cung, mẹ bầu hãy cố gắng thả lỏng, giữ bình tĩnh, hít thở sâu mỗi khi thấy đau. Nếu quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cao nhất cho thai nhi, do đó mẹ không nên quá lo lắng.
3. Trao đổi với bác sĩ sản khoa
Quá trình chuyển dạ và vượt cạn ở mỗi sản phụ sẽ diễn ra khác nhau, tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách thở và rặn sinh phù hợp. Trước khi sinh, mẹ bầu nên tham gia các lớp tiền thai sản để được tập luyện cách thở và rặn đúng cách. Khi chuyển dạ, hãy thở và rặn theo các bài tập mình đã tập luyện trước đó để quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng và nhẹ nhàng.
Mang thai và sinh con là thiên chức vô cùng thiêng liêng đối với một người phụ nữ. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này sản phụ có thể đối mặt với nhiều mối đe dọa đến sức khỏe mẹ và bé. Với mong muốn mẹ có sức khỏe tốt nhất, bé có đủ nền tảng để phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ, quá trình vượt cạn đón con yêu nhẹ nhàng, suôn sẻ… Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai đa dạng các gói thai sản trọn gói, thai sản theo yêu cầu, gói sinh với chất lượng vượt trội:
- Được các bác sĩ sản khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm theo dõi, chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu ngay từ khi biết tin mang thai đến khi sinh nở.
- Được theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi, có hướng xử trí kịp thời và hiệu quả các bệnh lý thai kỳ hoặc tai biến sản khoa.
- Mẹ được chăm sóc chu đáo, tận tình, được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng khoa học trong suốt thai kỳ, sinh dưỡng sau sinh, dinh dưỡng cho bé, hướng dẫn tắm bé, massage bé đúng cách…
- Phòng sinh riêng biệt, được thiết kế và bố trí đầy đủ tiện nghi, có không gian cho gia đình… mẹ có cảm giác thoải mái như đi nghỉ dưỡng.
- Nhiều phương pháp hiện đại, hỗ trợ cuộc sinh nở của mẹ trở nên nhẹ nhàng như phương pháp đẻ không đau, cắt dây rốn chậm, dịch vụ lưu trữ tế bào gốc từ máu và mô dây rốn cho bé…
Xem thêm:
- Bảng giá Gói sinh tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM
- Bảng giá Gói thai sản tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Lưu ý sau khi sinh
Sau cuộc vượt cạn đón con yêu chào đời, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi lớn. Để quá trình phục hồi sau sinh diễn ra thuận lợi, mẹ cần có sự chuẩn bị nhất định như sau:
- Giữ vệ sinh vết khâu hoặc vết mổ: Nếu mẹ có vết cắt, rạch tầng sinh môn hoặc vết mổ, mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cẩn thận, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Mẹ có thể trao đổi với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn các giải pháp giảm đau phù hợp.
- Vệ sinh: Việc đi vệ sinh sau sinh có thể rất khó khăn, do đó mẹ nên uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ để hỗ trợ việc đi tiêu, đi tiểu thuận lợi. Nếu mẹ gặp khó khăn, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình và các nữ hộ sinh.
- Kiểm soát bàng quang: Sau sinh mẹ có thể bị són tiểu, tiểu không kiểm soát mỗi khi ho, hắt hơi hoặc đột ngột di chuyển. Mẹ có thể tham khảo gói khám sàn chậu và các bài tập vật lý trị liệu cơ sàn chậu để cải thiện vấn đề này.
- Ra huyết sau sinh: Sản dịch là hiện tượng sinh lý rất bình thường sau sinh, sẽ giảm dần và ngưng sau vài tuần, do đó mẹ đừng quá lo lắng. Mẹ hãy sử dụng miếng băng vệ sinh có độ thấm hút tốt, thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu sản dịch vẫn ra nhiều, mẹ nên báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và xử trí kịp thời.
- Ngực: Mẹ sẽ cảm thấy căng tức bầu ngực do hiện tượng tăng tiết sữa, đây là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy ngực quá đau khi cho bé bú, mẹ hãy thăm khám ngay.
- Bụng: Sau sinh vòng bụng của mẹ vẫn còn lớn do cơ bụng giãn ra, do đó mẹ nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hợp lý để sớm lấy lại vóc dáng ban đầu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Sinh con là trải nghiệm khó quên đối với người phụ nữ bởi mẹ phải dồn hết sức lực và chịu nhiều đau đớn để đón con yêu chào đời. Đối với các trường hợp sinh khó, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có những thủ thuật hỗ trợ giúp quá trình sinh nở của mẹ diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ hơn.
Từ khóa » Tia ối
-
Chỉ định Và Kỹ Thuật Bấm ối được Thực Hiện Như Thế Nào? | Vinmec
-
Phá ối Chỉ định Trong Trường Hợp Nào? | Vinmec
-
Kỹ Thuật Bấm ối - Health Việt Nam
-
Bài Giảng Phá ối Và Phương Thức áp Dụng Phá ối - Health Việt Nam
-
Kỹ Thuật Bấm ối được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
Khởi Phát Chuyển Dạ - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Khởi Phát Chuyển Dạ Là Gì? - Y Học Cộng Đồng
-
KỸ THUẬT BẤM ỐI - KY THUAT BAM OI - SÁCH SẢN PHỤ KHOA
-
Khới Phát Chuyển Dạ - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Dấu Hiệu Vỡ ối Mà Mẹ Bầu Cần Biết - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Chỉ định Và Kỹ Thuật Bấm ối được Thực Hiện Như Thế Nào?
-
[PDF] QUY TRÌNH KỸ THUẬT KHOA PHỤ SẢN
-
Chọc ối Và Những điều Cần Biết
-
Thiếu ối ở Phụ Nữ Mang Thai | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh