Sinh Lý Sản Phụ Khoa Sự Thụ Tinh

Vào khoảng ngày 14 của vòng kinh, noãn từ buồng trứng được phóng ra ngoài, được loa vòi trứng hút vào trong vòi trứng. Nếu có tinh trùng ở âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung và vòi trứng để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng.

Mục lục

  • 1 Quá trình tinh trùng gặp trứng
  • 2 Sự biến đổi ở nhân
  • 3 Sự di chuyển của trứng

Mặc dầu chưa hiểu biết thật chi tiết, nhưng dựa vào thực nghiệm trên súc vật và các thí nghiệm trên trứng người trong ống nghiệm (invitro) có thể hình dung các bước thụ tinh đại cương như sau.

Quá trình tinh trùng gặp trứng

Tinh trùng và noãn gặp nhau, có tác giả cho rằng: Do tình cờ mà các tinh trùng gặp noãn. Có người cho là tinh trùng bị hút vào noãn là do mối liên kết lý hoá của một chất có trong màng trong suốt (chất lertilysine) và các men cua tinh trùng và sự kết hợp này chỉ sảy ra đổi với tinh trùng đã đươc khả năng hoá (eapacilation) hiện tượng khả năng hoá bao gồm những thay đổi sinh lý hoá và sinh vật diễn ra trong quá trình di chuyển của tinh trùng.

Tinh trùng vào màng trong: Cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng tiết ra men hyaluronidaza làm tan lớp tế bào hạt để tinh trùng đi đến được màng trong và tinh trùng đi qua được màng trong là nhờ sức đẩy của đuôi và cũng như những men của acrosom. Đầu tiên một loại men proteaza tác động lên màng trong để tinh trùng chui qua đươc dễ dàng. Sau đó men neuraminidaza làm thay đổi cấu trúc màng trong làm cho các tinh trùng khác không qua đuợc nữa.

Tinh trùng vào trong noãn: Khi tới màng bào tương của noãn, cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng mất đi và đuôi linh trùng cũng ở ngoài. Nhân của tinh trùng chui vào trong bào tương của noãn không khác gì nhân của bản thân noãn. Cũng có ý kiến cho rằng cả đuôi của tinh trùng cũng vào hẳn trong bào tương của noãn và sau đó mới tan đi. Hoặc có khi cả hai tinh trùng cùng vào được nhưng chỉ có một nhân kết hợp đươc với nhân noãn.

Khi tinh trùng chui được vào trong noãn thì lúc này noãn đang ở thời kỳ cuối của phân bào nguyên nhiễm và noãn loại cực cầu II ra ngoài. Bào tương của noãn co lại và ở cách xa với màng trong để tránh không cho các tinh trùng khác vào.

Sự biến đổi ở nhân

Nhân của đầu tinh trùng chui vào noãn trở thành tiền nhân đực có  nhiễm sắc thể. Lúc ấy noãn loại cực cầu II và trở thành tiền nhân cái cũng có nhiễm sắc thể.

Hai tiền nhân tiếp tục phát triển riêng rẽ nhau, các chất trong nhân tăng lên. ADN tập trung nhiều hơn và nhân đông đặc lại. Nhìn bên ngoài có thể phân biệt được tiền nhân đực vơi tiền nhân cái: Tiền nhân cái có màng trong suốt hơn và ADN phân bổ không đều, tế hào hạt.

Hai tiền nhân xích lại gần nhau, tiền nhân cái đươc hút vào tiền nhân đực hợp thành một nhân và phân bào.

Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XY sẽ là thai trai. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang XX sẽ là thai gái.

Sự di chuyển của trứng

Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi trứng để đến làm tổ ở buồng tử cung. Ở người, sự thụ tinh đươc diễn ra một vài giờ sau phóng noãn thì trứng mất độ 3 -4 ngày để đi nốt phần còn lại ở vòi trứng và sống tự do trong tử cung từ 2-3 ngày rồi mới làm tổ.

Trứng di chuyển nhờ có 3 cơ chế:

– Nhu động của vòi trứng.

– Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng.

– Luồng chất dịch hút từ ổ bụng chạy từ phía loa vòi trứng về buồng tử cung.

Nội tiết tố của buồng trứng có tác dụng điều chỉnh sự co bóp của vòi trứng. Estrogen và progesteron có ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng.

Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia thành hai tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Sau đó lại phân chia thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ. Từ đó các tế hào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to, và khi các tế bào mầm nhỏ bao quanh các tế bào mầm to thì trứng ở trong giai đoạn phôi dâu. Gốm có 16-32 tế bào. Trong phôi dâu dần dần xuất hiện một luồng nhỏ chứa chất dịch đẩy các tế bào sang một bên và trở thành phôi nang. Các tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng hào thai. Các tế bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ phát triển thành thai nhi.

Trứng tự do trong buồng tử cung khoảng 2 -3 ngày có lẽ là để đạt mức phái triển cần thiết và cũng để cho niêm mạc tử cung chuẩn bị được thích hợp.

Benh.vn

Chia sẻ

Từ khóa » Sự Thụ Tinh Noãn