Sinh Mổ Có Bị Sót Rau Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc

Sinh mổ có bị sót rau không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu, bởi vì sinh mổ hiện là lựa chọn của rất nhiều người khi vượt cạn. 19/11/2018 | Cách giảm đau khi sinh mổ lần 2

30/10/2018 | Sinh mổ có được ăn trứng gà không

30/10/2018 | Đẻ mổ kiêng gì? Mẹ bầu nên nhớ để tránh ngay

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Sinh mổ có bị sót rau không?
  • 2. Dấu hiệu sót rau sau sinh mổ
  • 3. Bị sót nhau sau sinh phải làm gì?

1. Sinh mổ có bị sót rau không?

Giai đoạn sinh nở của mẹ bầu sẽ chấm dứt khi con vừa chào đời, lúc này người mẹ sẽ được bác sĩ lấy sản dịch và nhau thai trong tử cung của người mẹ. Nếu sinh thường thì phần dịch này sẽ ra cùng em bé khi mẹ “rặn”, còn đối với sinh mổ thì bác sĩ sẽ giúp mẹ lấy phần sản dịch này ra. Trong một số trường hợp, phần mô thừa của nhau thai sẽ bám vào thai tử cung mẹ và không ra ngoài được, đó chính là phần nhau thai bị sót lại sau sinh.

Sinh mổ có bị sót rau không

Sót sau sau sinh mổ là hiện tượng không phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra

Sót rau sau sinh mổ không phải là hiện tượng phổ biến nhưng vẫn có thể xảy ra. Điều này đã khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi vì sót nhau có thể làm quá trình thụ thai và mang thai trong những lần tiếp theo. Tình trạng sót rau sau sinh mổ sẽ khiến người mẹ gặp phải nhiều nguy hiểm và biến chứng sau sinh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Những triệu chứng mà người mẹ gặp phải khi bị sót rau là viêm nhiễm niêm mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, viêm cơ tử cung, xuất huyết tử cung… thậm chí tử vong.

2. Dấu hiệu sót rau sau sinh mổ

Một số dấu hiệu sót nhau phổ biến để mẹ nhận biết mình có đang bị sót nhau sau sinh mổ hay không có thể kể đến như:

  • Phần nhau thai loại bỏ ra ngoài không còn nguyên vẹn
  • Mẹ bị băng huyết sau sinh
  • Xuất hiện dịch nhờn ở âm đạo
  • Mẹ bị sốt
  • Đau do co thắt tử cung
  • Sữa về chậm
Sót rau sẽ khiến mẹ bầu bị đau do co thắt tử cung

Sót rau sẽ khiến mẹ bầu bị đau do co thắt tử cung

Tất cả những dấu hiệu trên sẽ không xuất hiện cùng lúc và không phải mẹ bầu nào bị sót rau sau sinh cũng sẽ gặp phải những biểu hiện này. Ví dụ như khi vùng kín của mẹ bầu sau sinh xuất hiện dịch nhờn và có mùi lại rất có thể đã bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc vết mổ bị nhiễm trùng khiến cho tử cung bị ảnh hưởng.

3. Bị sót nhau sau sinh phải làm gì?

Để khắc phục hiện tượng sót nhau sau sinh cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Sau khi giúp mẹ bầu cầm máu, bác sĩ sẽ tiến hành nạo hút hết phần nhau thai còn sót ra ngoài. Để hạn chế khả năng mẹ bầu bị viêm hay nhiễm trùng hậu sản, sau khi lấy nhau thai thì mẹ cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống nhiều nước hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đưa phần rau còn sót ra ngoài

Đến gặp bác sĩ để kiểm tra và đưa phần rau còn sót ra ngoài

Trong trường hợp nặng khi phần nhau đã hình thành vi khuẩn và khiến cho tử cung của mẹ bị nhiễm khuẩn, chảy máu thì nguy cơ cao mẹ bầu sẽ phải cắt bỏ tử cung.

Bên cạnh đó, sau sinh mẹ nên thường xuyên uống nước lá rau ngót xay để đẩy sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong rau ngót có chứa nhiều chất giúp mẹ bầu co bóp tử cung và có tác dụng tống khứ lượng dịch đang ứ đọng trong bụng mẹ ra ngoài.

Sót rau sau sinh rất nguy hiểm, do đó các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa bằng cách bổ sung sắt cho cơ thể khi mẹ bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Hạn chế việc nạo hút, phá thai trước khi mang thai, giữ vùng kín luôn sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm tử cung trong thời gian mang thai.

Uống nước sau ngót thường xuyên có thể giúp đẩy sản dịch và phần rau còn sót ra bên ngoài

Uống nước sau ngót thường xuyên có thể giúp đẩy sản dịch và phần rau còn sót ra bên ngoài

Sinh mổ mẹ bầu dễ bị sót nhau hơn sinh thường, do đó sau khi sinh con, mẹ cần theo dõi những biểu hiện cơ thể để có hướng xử trí kịp thời. Với tất cả những chia sẻ trên đây chắc hẳn các mẹ bầu đã có cho mình lời giải đáp cho thắc mắc sinh mổ có bị sót rau không? Nếu vẫn còn những thắc mắc liên quan đến vấn đề thai sản hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn. Chúc các mẹ bầu sức khỏe.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » Trường Hợp Sót Rau