Sinh Mổ Dán Keo Sinh Học Có Tốt? - VnExpress Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
Tôi mang thai con đầu lòng 36 tuần, có chỉ định sinh mổ vì thai to, ngôi mông. Tôi muốn hỏi bác sĩ, sau mổ có thể sử dụng dán keo sinh học không? Keo này có ưu điểm gì? (Minh Nguyệt, 26 tuổi, Đồng Nai).
Trả lời:
Sử dụng keo dán phẫu thuật sẽ có thời gian lành vết thương nhanh hơn, sẽ ít để lại sẹo hơn. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ phải cân nhắc tới rất nhiều yếu tố trước khi áp dụng phương pháp này, ví dụ như loại vết rạch, lượng mỡ, tình trạng da bụng của sản phụ. Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng dán keo sinh học gồm: vết thương hoại tử, nhiễm khuẩn, dị ứng thành phần keo, vết thương quá căng.
Phẫu thuật lấy thai là trường hợp lấy thai, nhau thai ra khỏi tử cung qua đường rạch thành bụng, rạch tử cung. Thông thường, khi mổ, bác sĩ sẽ rạch đường giữa dưới rốn hay đường ngang cách phần lông mu từ 2-5 cm tùy theo khả năng của phẫu thuật viên, tình trạng sản phụ, thai nhi để tiếp cận đưa bé ra ngoài an toàn.
Vết rạch thường được đóng lại bằng chỉ khâu, kẹp hoặc dán keo sinh học. Sau khi đưa em bé ra khỏi bụng, lấy sạch nhau thai, bác sĩ sẽ tiến hành đóng từng lớp từng lớp lại: lớp phúc mạc, lớp cân, lớp mỡ dưới da, lớp da, đảm bảo rằng không có hiện tượng chảy máu dưới lớp da. Xong xuôi, vết mổ được phủ một lớp keo sinh học lên trên vết mổ. Lớp keo này có cơ chế hoạt động như một chất lỏng tự lấp đầy vết thương. Khi xịt lên vết mổ, keo sẽ từ từ đặc lại, tạo thành lớp màng phủ kín vết thương hoàn chỉnh.
Keo dán sinh học phủ lên vết mổ lấy thai là phương pháp điều trị vết thương hiện đại với nhiều ưu điểm nổi bật đang dần thay thế các biện pháp truyền thống như khâu vết thương. Lớp keo trong suốt, bám dính tốt, giúp ngăn vi khuẩn, nước không xâm nhập vào bên trong vết mổ. Trên cơ thể sản phụ sẽ tồn tại dải keo dán trong vòng 2-4 tuần mới bắt đầu bong tróc, đây là khoảng thời gian đủ cho vết thương liền da.
Đối với sản phụ mới sinh, nếu đóng vết thương bằng chỉ khâu sẽ khiến sản phụ ngại tắm rửa do sợ nước ngấm vào vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Còn với keo dán sinh học, sản phụ được tắm thoải mái, không phải thay băng cắt chỉ, qua đó giảm bớt những cơn đau từ thao tác thay băng, cắt chỉ. Mặc dù thực hiện dán keo sinh học có chi phí đắt hơn so với khâu chỉ, nhưng mang lại nhiều hiệu quả cho các sản phụ, giảm thời gian chăm sóc vết mổ, các vết mổ nhanh liền hơn, không để lại sẹo dày như kỹ thuật may vết thương bằng chỉ truyền thống.
Sản phụ sau sinh sử dụng keo dán sinh học không cần phải chăm sóc vết thương nhiều, khi lớp keo sinh học này tự tróc ra sẽ đủ thời gian lành vết thương. Tuy nhiên, một số trường hợp vết thương lâu lành, cộng thêm một số yếu tố như bụng dày, ít vận động nên vị trí vết keo dán bị ẩm, keo có thể đổi màu nâu đen. Lúc này, sản phụ có thể rửa nhẹ nhàng bằng vòi nước, không nên kỳ cọ mạnh. Khi vết thương đã liền, mỗi khi tắm sản phụ chỉ cần lau nhẹ nhàng, keo sẽ tróc ra tự nhiên. Tuy nhiên, dù có lớp bọc bảo vệ tốt, hạn chế nhiễm trùng nhưng sản phụ lưu ý cần hạn chế ngâm bồn tắm lâu, tránh để vết thương tiếp xúc nước trong thời gian dài.
BS.CKI Nguyễn Quang NhậtTrung tâm Sản Phụ khoa, BVĐK Tâm Anh TP HCM
Từ khóa » Keo Dán Sinh Học Cho Vết Mổ
-
Sinh Mổ Dán Keo Sinh Học Có Tốt? - Báo Hà Nam điện Tử
-
Sinh Mổ Dán Keo Sinh Học Có Tốt Không? Bao Lâu Thì Lành?
-
Công Nghệ "Keo Dán Da Sinh Học" Trong điều Trị
-
Chăm Sóc Vết Thương Sau Mổ Lấy Thai - BỆNH VIỆN MỸ ĐỨC
-
CIH Có Dùng Keo Sinh Học Cho Vết Mổ? - Bệnh Viện Quốc Tế City
-
[PDF] ứng Dụng Keo Dán Da Trong Phẫu Thuật Mỏ Lấy Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Băng Keo Sinh Học Cho Vết Mổ Lấy Thai - Bệnh Viện Từ Dũ
-
Keo Sinh Học Mới Giúp 'dán' Kín Miệng Vết Thương Chỉ Trong 60 Giây
-
Chăm Sóc Vết Mổ Sinh - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Phân Tích Hiệu Quả Và Chi Phí Các Phương Pháp đóng Da Bằng Sử ...
-
Triển Khai Keo Dán Vết... - Bệnh Viện Sản Nhi Quảng Ninh | Facebook
-
Keo Dán Da Dùng Tại Chỗ Dermabond Chuyên Dùng Trong Thẩm Mỹ
-
KEO DÁN DA DERMABOND
-
VAI TRÒ CỦA KEO DÁN DERMABOND SAU KHI NÂNG V1