Sinh Non Khẩn Cấp: Dấu Hiệu Sinh Non - HUGGIES® Việt Nam

Hôm tiễn chồng đi công tác ở Hà Nội, mình hẹn đồng hồ lúc 4 giờ 30’ nhưng không tài nào chợp mắt được cho mãi đến 2 giờ sáng. Khi nằm xuống mình không hề biết rằng chỉ trong vòng 20 tiếng nữa thì con trai yêu quý sẽ chào đời. Sớm hơn những 7 tuần so với ngày dự sinh. Thế là kế hoặch của vợ chồng mình đã hoàn toàn thay đổi.

Tham khảo: Tính ngày dự sinh

Khi mình ra khỏi giường đi vào toilet như thường lệ, tự nhiên mình thấy có nước chảy ra. Mình đi học lớp tiền sản, họ có nói có mấy dấu hiệu sinh non trong đó đặc biệt khi thấy chảy máu sớm là phải gọi điện ngay cho bệnh viện. Bây giờ thì mình thấy đúng là đang có chuyện không ổn rồi.

Tham khảo: Dấu hiệu sinh non

Ngồi trong nhà vệ sinh mình lặng lẽ gọi chồng “Anh à, em đang bị chảy máu” và cơn hoảng loạn bắt đầu xảy ra. Chồng mình thường rất bình tĩnh mà sao lúc đó cứ rối hết cả lên, bấm lộn số điện thoại liên tục. Anh ấy còn cằn nhằn “Anh đã nói em lưu số của bệnh viện vào điện thoại mà không nghe!’ rồi xém chút nữa là vấp phải ống quần. Mình phải trấn tĩnh ảnh, cởi bớt quần áo cho ảnh rồi đi lấy số của bệnh viện. Khi gọi được cho họ rồi thì họ nói là vợ chồng mình phải đến đó ngay.

Chỉ một nhoáng sau khi được chuyển vào phòng sinh, các thiết bị giám sát được gắn lên bụng rồi là mình bắt đầu cảm nhận được các cơn gò ngay lập tức. Bác sĩ nói là máu chảy từ trong tử cung, không cầm được và đưa cho mình một viên thuốc để ngăn quá trình chuyển dạ rồi tiêm một mũi steroid để hoàn thiện phổi của em bé. Chồng mình đã gọi điện hủy chuyến bay, cũng thật may vì chuyện này không xảy ra lúc anh ấy đã lên máy bay hoặc đã ở Hà Nội rồi.

Lúc 7 giờ sáng mình vẫn bị vài cơn gò nhẹ, nhưng không còn chảy máu nữa nên được chuyển sang khu vực mang thai. Ở đó, người ta làm một cuộc siêu âm khác cho mình và thấy là em bé vẫn khỏe mạnh và không tách nhau thai. Bác sĩ nói nếu không chảy máu nữa thì ngày hôm sau mình có thể về. Nghe tin này mình mừng rơn, lúc đó mình còn nhớ tới cặp vé xem vở kịch Nửa đời ngơ ngác, tính đi xem với chồng nữa chứ.

Khoảng 3 giờ 30’ chiều hôm đó, chồng mình mới vừa đi mua cho mình ít đồ (vì mình chưa có đồ dùng cho bà đẻ và cũng chưa chuẩn bị đồ sơ sinh gì cả), thì cơn đau lại xuất hiện và mình chảy máu còn nhiều hơn lúc đầu. Mình lại bị chuyển qua phòng sinh, gắn màn hình theo dõi và chờ chồng quay trở lại. Mình lại được cho uống một viên thuốc để làm ức chế quá trình chuyển dạ mà không biết là liệu kết quả là mình có thể về nhà đi xem kịch hay là sẽ có một cậu trai trong vòng vài tiếng nữa.

Bác sĩ làm kiểm tra tổng quát vào tầm 6 giờ 30’. Xem xét xong ông ấy đưa cho cô hộ lý kết quả và báo mình mở được 7 cm rồi và sẽ sinh trong vòng vài tiếng nữ thôi. “Vậy là hết kịch cọt rồi nhé!” chồng mình trêu và đi gọi bố mẹ đến. Thật không ngờ là mình chuẩn bị một ca sinh khẩn cấp như vậy, chẳng có thuốc giảm đau gì mới ghê chứ!

Tham khảo: Hiện tượng đau đẻ

Một ca sinh khẩn cấp

Khi các cơn co thắt khiến mình đau hơn và bắt đầu dồn xuống, họ cho mình thở khí nito để giảm đau. Em bé lại nằm ở vị trí phía sau nên càng khó sinh hơn nữa. Bác sĩ phải làm vỡ ối để giúp mọi chuyện dễ dàng hơn. Nhưng lúc nhìn màn hình kiểm tra mới thấy đầu của em bé bị kẹt, và nhịp tim cũng yếu dần. Rồi đột nhiên, trong lúc mê man mình thấy tất cả mọi người thân quen đều ở đó, cả chồng mình, mẹ mình và nữ hộ lý. Bây giờ còn có thêm một hộ lý khác, 2 bác sĩ hướng dẫn sản khoa và một bác sĩ tư vấn cũng có mặt nữa. Thấy vậy mình nghĩ là “Có điều gì đó không ổn rồi” trong khi miệng thì hét toáng lên vì những cơn co thắt dữ dội. Mình nức nở với mẹ là mình không làm được nữa đâu thì mẹ an ủi: “Không sao đâu, giống như những gì mẹ kể với con thôi mà!”

Tham khảo: Cách rặn đẻ dễ dàng

Họ sốt ruột đến mức không thể đợi em bé ra dời trong cơn đau kế tiếp của mình nên đã dùng kẹp để lấy em bé ra lúc 10 giờ 40’. Lúc đó bé bị thâm tím hết và nặng 2,3 kg. Kể ra cân nặng như vậy cũng đúng với thai 33 tuần tuổi rồi. Cậu nhóc được đặt trên bụng mình một chút xíu khi bác sĩ cắt dây rốn, rồi được chuyển qua cho bác sĩ khoa nhi để đưa đến lồng ấp trẻ sơ sinh.

Thiên thần nhỏ của mình

Mình rơi vào trạng thái cực kỳ đau buồn và chán nản, một phần vì sinh non và mất nhiều máu, một phần lại chưa được gặp con từ trong phòng sinh. Mình thậm chí còn chưa đặt tên cho thằng bé nữa.

Sáng hôm sau chồng mình đưa mình xuống phòng chăm sóc trẻ sơ sinh để gặp con. Mình không kìm lòng được khi mà mặt thằng bé cứ tím tái và mắt thậm chí còn chưa mở. Đã vậy cơ thể nhỏ tí xíu còn đang nằm trong chiếc hộp nhựa gắn đủ thứ thiết bị, nào là màn hình theo dõi, nào là ống dẫn vào cánh tay, vào miệng và một nhánh vào mũi. Nhìn xót lắm!

Ca sinh khẩn cấp

Vợ chồng mình quyết định đặt tên cho con là Anh Dũng vì mình muốn tin rằng cậu nhóc là một chàng trai dũng cảm và cừ khôi. Cậu nhóc sẽ vượt qua được mọi khó khăn lúc này.

Mãi cho đến ngày hôm sau mình mới được ôm con một chút xíu vì bản năng làm mẹ khiến mình không muốn rời con một phút giây nào hết. Hồi ở nhà, mặc dù chưa có con nhưng mình vẫn có thói quen thức dậy giữa đêm để vuốt ve bụng bầu.

Còn bây giờ tất cả những gì mình làm được là cung cấp những kháng thể quan trọng cho con thông qua sữa của mình nên hàng ngày mình rất chăm vắt sữa cho con bú.

Cậu trai của mình rất mạnh mẽ và học hỏi rất nhanh. Vào ngày thứ 19, cu cậu nặng được 2,57 kg và được bú sữa mẹ. cuối cùng thì vợ chồng mình cũng được đón cu cậu về nhà.

Thật tình mà nói mình phải cám ơn các y tá và bác sĩ ở bệnh viện nhiều lắm vì đã hướng dẫn vợ chồng mình chăm sóc một em bé xinh đẹp cho đến khi được trở về nhà. Những người bạn của mình cũng luôn ở bên cạnh động viên mình nữa. Họ làm mình thấy an tâm hơn rất nhiều.

Câu chuyện sinh non thứ 2

Khi bé Duy được 2 tuổi thì tôi lại có thai lần nữa. Vì lần mang thai trước tôi đã sinh non nên lần này tôi cũng được khuyến cáo là sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn (cao hơn chừng 5%) so với bình thường.

Tôi không có đốm đầu trong thời gian này nhưng lại bị nghén nặng hơn từ tuần thứ 5 cho tới tuần 17 (nặng đến mức có lúc phải nghỉ làm) mặc dù thai kỳ vẫn tiến triển tốt. Siêu âm ở tuần 20 cho kết quả tốt về sức khỏe của con gái trong bụng. Tới lần siêu âm ở tuần 32 mọi thứ cũng vẫn ổn. Nhưng tuần 33 (cũng là thời điểm mà bé Duy ra đời hồi đó) thì tôi thấy không ổn. Tôi đi siêu âm lại ở tuần 34 thì thấy sức khỏe và cân nặng của con bé rất tốt (họ dự đoán con bé phải nặng tới 4 kg nếu tôi mang thai đủ tháng) và cũng không có vấn đề gì về nhau thai cả. Khi tôi nghỉ làm được 6 tuần và chuẩn bị cho việc sinh đẻ thì cũng là lúc con tôi đòi ra đời.

Vào 7 giờ sáng trong tuần 35, tôi đang ngồi ăn sáng thì thấy bị chuột rút nên đi vào toilet. 10 phút sau lại bị thêm một cơn nữa khiến tôi đau điếng người quay lại toilet lần nữa. Cứ nghĩ đơn giản là bị đau dạ dày nên tôi để chồng đi làm bình thường và đưa con đi nhà trẻ rồi mới về nhà gặp mấy người thợ đang sửa nhà. Trong suốt thời gian đó tôi bị chuột rút hoài. Tôi gọi điện hỏi hàng xóm và gọi tới bệnh viện, lúc đó mới biết mình sắp lâm bồn nên đi lấy bị túi đồ đã chuẩn bị sẵn từ tuần 30, rồi nói với thợ xây là tôi đến bệnh viện và có hàng xóm chở tôi đi.

10 giờ sáng tôi tới nơi nhưng cơn đau đẻ dồn dập cứ 3 – 5 phút một lần, tuy nhiên không thấy chảy máu gì cả. Lúc đó còn tới 5 tuần mới tới ngày dự sinh, bác sĩ nói phổi của em bé đã phát triển đủ nên nếu chuyển dạ lúc này cũng không thành vấn đề. Bác sĩ làm một cuộc kiểm tra tổng quát nhanh lúc 11 giờ và thấy tôi mở được tới 8 – 9cm rồi. Tôi mau gọi chồng đến. Chỉ trong vòng 5 tiếng đồng hồ có dấu hiệu chuyển dạtự nhiên, tôi đã sinh được một cô con gái lúc 12 giờ 31’. Con bé được mang đi cho bú khoảng một tiếng đồng hồ, tôi bảo chồng tranh thủ về đón bé Duy và ba mẹ còn tôi thì đi tắm. Con bé có vẻ khỏe mạnh so với một đứa bé 35 tuần tuổi, nặng 3 kg nên tôi được bác sĩ cho phép để em bé lại bên cạnh trong phòng sinh.

Tham khảo: Dấu hiệu chuyển dạ

Các ca sinh khẩn cấp

Lần sinh này khác hẳn với lần trước vì tôi được ở cạnh con mình lúc mới sinh, cho nó bú và trở mình cho nó. Đó là cơ hội khiến tôi thấy mình được gắn bó với con bé nhiều hơn. Thêm 2 tuần ở lại trong tử cung đã khiến cho con bé cứng cáp hơn hẳn và có khả năng chống chọi với thế giới bên ngoài.

Mặc dù là có nguy cơ sinh non cao hơn bình thường và được phép về nhà trong khi em bé thì phải nằm trong lồng ấp sơ sinh nhưng gia đình tôi quyết định sẽ ở lại. Bé Mai bây giờ đã được 10 tháng tuổi còn bé Duy lên ba tuổi trong vòng tháng tới. Mặc dù đều sinh non nhưng không có đứa nào bị ảnh hưởng gì từ việc sinh non cả. Tôi thấy mình thật may mắn.

Nếu có thắc mắc gì, xin tham khảo chuyên mục  Cách chăm sóc bé hoặc  Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Từ khóa » Chăm Sóc Trẻ Sinh Non 34 Tuần