Sinh Thường Bị Rạch Tầng Sinh Môn Trong Trường Hợp Nào?

backup og meta

🎁 Nhận 100K khi tham gia Hỏi đáp cùng Bác sĩ 👇

hellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmCắt cơn chóng mặt

Cắt cơn chóng mặt

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Bé nghĩ NHANH mẹ có đủ NHẠY

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Cơ địa mẫn cảm ở trẻ và những điều mẹ cần biết

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminMang thai•2 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTavatarCommunity AdminMang thai•18 daysMinigame: Bé Vui Hè - Tặng Phao Bơi siêu dễ thương cho bé! avatarBác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng PhúcNuôi dạy con•14 daysHỏi - Đáp cùng Bác sĩ: Mẹ có đang bỏ qua cơ hội giúp con thông minh hơn khi nghĩ: Trẻ con không biết gì?avatarCommunity AdminNuôi dạy con•2 daysMinigame: Mẹ trao dưỡng chất - Bé nghĩ nhanh 2,5 lầnCửa hàngĐặt lịch với bác sĩMang thaiĐi sinhChuyển dạ & sinh nởChuyên mụcHỏi bác sĩLưuCông cụ

Góc nhìn

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn trong trường hợp nào?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 12/07/2021

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn trong trường hợp nào?

Cắt tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sản khoa sau khi sinh. Tuy nhiên, sinh thường bị rạch tầng sinh môn trong những trường hợp nào?

Cắt tầng sinh môn là chỉ định khá thường gặp trong các ca sinh, đặc biệt là trong ca sinh con đầu lòng. Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo rằng rạch tầng sinh môn có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng sản khoa sau khi sinh cũng như các biến chứng về sau, chẳng hạn như tiểu không kiểm soát.

Phẫu thuật rạch tầng sinh môn khi sinh

Tầng sinh môn là một bộ phận bên trong cơ thể nằm giữa đường tiết niệu và hậu môn. Ở phụ nữ, tầng sinh môn bao gồm phần cửa âm đạo. Đây là khu vực chịu nhiều áp lực và thay đổi trong quá trình mang thai và sinh nở nên luôn cần được chăm sóc đặc biệt.

Một số phụ nữ sẽ phải trải qua phẫu thuật cắt tầng sinh môn khi sinh con. Phẫu thuật này đôi khi là cần thiết để quá trình sinh nở nhanh chóng và mẹ phục hồi nhanh chóng hơn.

Trong trường hợp mẹ sinh khó, tầng sinh môn có nguy cơ bị rách. Khi này, bác sĩ sẽ chỉ định rạch tầng sinh môn để mẹ dễ sinh hơn. Vết cắt này thường nhỏ và gọn gàng nên sẽ lành nhanh hơn khi tầng sinh môn bị rách tự nhiên.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn trong trường hợp nào?

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn

Rạch tầng sinh môn mặc dù không phải là một chỉ định thường xuyên trong sinh thường, tuy nhiên, nó được khuyến cáo sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Kích thước em bé rất to và cần một đường ra rộng hơn
  • Thai ngôi ngược
  • Khi bác sĩ buộc phải dùng focep (dùng để kẹp vào đầu bé, giúp bé chui ra dễ dàng hơn) hoặc giác hút để đưa bé ra ngoài
  • Khi bé bị kẹt vai trong lúc sinh
  • Khi mẹ có dấu hiệu suy thai cấp và cần phải được sinh ngay lập tức.

Nếu cần phải cắt tầng sinh môn khi sinh, bạn sẽ được tiêm một mũi thuốc giảm đau trước. Sau đó bác sĩ sẽ dùng kéo chuyên dụng rạch một đường theo đường giữa hoặc đường bên ở âm đạo. Sau khi mẹ sinh em bé ra và sổ nhau, các bác sĩ sẽ khâu vết cắt lại.

Sinh thường bị rạch tầng sinh môn có nguy hiểm không?

Mặc dù phẫu thuật cất tầng sinh môn là cần thiết cho một số trường hợp, bạn vẫn có thể gặp một số biến chứng sau:

  • Đau đớn khi quan hệ tình dục: việc cảm thấy đau khi quan hệ sau phẫu thuật là rất phổ biến nhưng những cơn đau này sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Nhiễm trùng: nếu bạn thấy vết thương đỏ, sưng, đau hay có mùi thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
  • Sưng tấy và tụ máu: bạn hãy đi khám và nhờ bác sĩ khắc phục trường hợp này.
  • Rò rỉ khí hoặc phân: Có thể là mô trực tràng bị tổn thương
  • Chảy máu: thường vết rạch tầng sinh môn sẽ ngừng chảy máu khi bác sĩ đã khâu nhưng nếu bạn vẫn chảy máu thì hãy đi khám.

Rạch tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Cắt tầng sinh môn sẽ khá đau, tuy nhiên, khi đang trong giai đoạn sổ thai, có thể bạn sẽ ít cảm nhận thấy cơn đau hơn. Giống như bất kỳ vết thương nào, vết cắt tầng sinh môn sẽ mất thời gian để lành, thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày.

Khi còn ở bệnh viện, điều dưỡng sẽ kiểm tra vùng đáy chậu của bạn ít nhất 1 lần mỗi ngày để chắc chắn không bị viêm hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời, hướng dẫn bạn các chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và đường sinh dục. Bác sĩ cũng sẽ cho bạn biết khi nào là thời điểm an toàn để quan hệ trở lại, thông thường là sau khi vết khâu lành hoàn toàn.

Bạn cũng có thể tập các bài tập Kegel (bài tập dành cho vùng xương chậu) thường xuyên sau khi sinh và trong giai đoạn hậu sản để kích thích sự lưu thông máu vùng chậu, thúc đẩy việc lành vết thương và cải thiện cơ bắp. Đừng lo lắng nếu bạn chưa thể thực hiện được các động tác, bởi khu vực này sẽ bị tê lại ngay sau khi sinh. Cảm giác sẽ trở lại dần ở vùng chậu trong vài tuần tiếp theo.

Cách vệ sinh vết cắt tầng sinh môn

sinh thường bị rạch tầng sinh môn

Sau khi khâu tầng sinh môn, vết thương sẽ lành trong khoảng từ 1-3 tuần. Trong khoảng thời gian này bạn hãy chú ý chăm sóc vết khâu tầng sinh môn thật kỹ theo những cách sau:

  • Vệ sinh vết may bằng dung dịch vệ sinh bác sĩ chỉ định. Bạn hãy thấm dung dịch vào bông gòn, bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày một lần.
  • Sau khi đi vệ sinh, bạn hãy dùng nước ấm rửa vết thương nhẹ nhàng từ trên xuống. Sau đó, dùng khăn bông mềm thấm khô vết thương.
  • Bạn hãy dùng băng vệ sinh mềm mịn và thay băng sau mỗi 3-4 giờ.
  • Bạn hãy chọn quần lót mềm, giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp để tránh bị nhiễm khuẩn. Bạn cũng có thể mua quần lót dùng một lần để sử dụng cho an toàn.
  • Kiêng quan hệ trong vòng từ 4 – 6 tuần để vết khâu tầng sinh môn lành lặn hẳn.
  • Ngoài ra, để tránh vết rạch tầng sinh môn bị lồi, bạn nên ăn uống đầy đủ, tránh kiêng khem gây thiếu chất khiến máu không thể đẩy kháng sinh xuống vết thương nên vết thương lâu lành.

    Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh vận động mạnh, đi lại quá nhiều, chú ý ngồi đúng tư thế để tránh tình trạng vết khâu tầng sinh môn bị lồi hoặc hở miệng.

    Làm thế nào để giảm nguy cơ sinh thường rạch tầng sinh môn?

    Để giảm khả năng mà bạn sinh thường bị rạch tầng sinh môn, bạn hãy:

    • Chia sẻ với bác sĩ sớm về việc bạn không muốn cắt tầng sinh môn khi sinh – có thể rất khó để bác sĩ đồng ý, trừ khi bạn có một lý do chính đáng
    • Tập các bài tập Kegel trong suốt thai kỳ
    • Thường xuyên massage đáy chậu 6-8 tuần trước ngày dự sinh
    • Đặt một miếng gạc ấm vào đáy chậu trong thời gian chuyển dạ để làm mềm da, giúp nó căng ra tốt hơn
    • Đứng hoặc ngồi xổm trong khi rặn em bé ra ngoài
    • Tập trung hết sức và rặn trong khoảng 5-7 giây và nghỉ thư giãn (thay vì cố sức rặn trong 10 giây khi mà bạn đang cần giữ hơi)
    • Hãy nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh giữ chặt đáy chậu của bạn khi đầu của em bé vừa ra ngoài để bé không xổ ra quá nhanh gây rách tầng sinh môn.

    Quyết định có thực hiện phương pháp này hay không sẽ được bác sĩ đưa ra trong quá trình sinh hoặc trong phòng sinh khi đầu em vừa ra ngoài. Bạn cũng đừng quá lo lắng nếu khi sinh thường bị rạch tầng sinh môn nhé vì cách này cũng khá phổ biến và đôi khi là vô cùng cần thiết đấy.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    Episiotomy https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/episiotomy Ngày truy cập 22/8/2016

    Episiotomy and perineal tears https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/episiotomy-and-perineal-tears/ Ngày truy cập 22/8/2016

    Why episiotomy during labor can hurt more than help https://utswmed.org/medblog/episiotomy-perineum-tearing/ Ngày truy cập 22/8/2016

    Episiotomy http://www.whattoexpect.com/pregnancy/episiotomy/ .Ngày truy cập 22/8/2016

    All about episitomy http://www.babycenter.com/0_all-about-episiotomy_165.bc. Ngày truy cập 22/8/2016

    Lịch sử phiên bản

    Phiên bản hiện tại

    12/07/2021

    Tác giả: Bích Hà

    Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Cập nhật bởi: Ngân Phạm

    Bài viết liên quan

    Chi tiết cách nhanh lành vết khâu tầng sinh môn đơn giản, hiệu quả

    9 thực phẩm giúp giục sinh tự nhiên an toàn cho mẹ và bé

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

    Tác giả: Bích Hà · Ngày cập nhật: 12/07/2021

    ad iconQuảng cáoapp promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáoad iconQuảng cáoLoading

    Từ khóa » đẻ Thường Bị Rạch Không