"SINH" TRONG TỪ "HI SINH" NGHĨA LÀ GÌ? - Tuấn Công Thư Phòng

  • Home
  • Giới thiệu
  • Phê bình
  • Nghiên cứu
  • Tạp văn
  • Hỏi đáp
  • Đánh bắt Ẩm thực
  • Ngôn ngữ
  • Thường thức

24 thg 9, 2016

"SINH" TRONG TỪ "HI SINH" NGHĨA LÀ GÌ?

Mô phỏng lễ Tam sinh thời cổ đại bên Trung Quốc Ảnh: ST
HOÀNG TUẤN CÔNG
Khi nói và viết, hầu như mọi người Việt Nam đều sử dụng chính xác và hiểu đúng nghĩa từ “hi sinh” trong từng ngữ cảnh, giống “Từ điển tiếng Việt” (Vietlex) đã giảng: “hi sinh 犧牲I.[động từ] 1 tự nguyện nhận về mình sự thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó, vì một cái gì cao đẹp: hi sinh lợi ích cá nhân. 2 chết vì đất nước, vì nghĩa vụ và lí tưởng cao đẹp : hi sinh ngoài chiến trường. 犧牲• II [danh từ] sự hi sinh: chấp nhận mọi hi sinh”. Tuy nhiên, nếu yêu cầu phân tích nghĩa từng yếu tố, hay nghĩa gốc của “hi sinh”, thì không phải ai cũng hiểu, thậm chí không ít người nhầm lẫn, kể cả với các Nhà biên soạn từ điển. Ví dụ: - “Hán Việt từ điển” (Đào Duy Anh) viết: “hy sinh 犧生: Súc-vật dùng để tế trời đất-Nghĩa bóng: Bỏ cả tự-do quyền-lợi và sinh-mệnh của mình mà làm một việc gì (se sacrifier)”. Theo đây, chữ “sinh”, tự hình là của Đào Duy Anh trong từ “hi sinh” 犧生 có nghĩa là “sống”. -“Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (GS Nguyễn Lân), “hi sinh (hi: Súc vật dùng để tế thần; sinh: đời sống) 1.Bỏ hết quyền lợi, có khi cả tính mệnh, để làm tròn việc nghĩa: Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ, không chịu mất nước (Hồ Chí Minh) 2.Chết vì nghĩa: Nhiều người đã hi sinh vô cùng anh dũng trên khắp các chiến trường (Phạm Văn Đồng)". Học giả Đào Duy Anh và GS Nguyễn Lân đã giảng rõ ràng như vậy. Tuy nhiên, "sinh" trong "hi sinh" 犧牲 không phải chữ "sinh" có tự hình là (với nghĩa sống, "đời sống", "sinh-mệnh"), mà là "sinh" có tự hình là : -"Từ nguyên" giải nghĩa: "sinh : hi sinh 犧牲. Con vật nuôi gọi là súc [], dùng để cúng tế, đãi tân khách (chỉ Thiên tử mở hội yến đãi quần thần-HTC) gọi là sinh []"(1) - “Thuyết văn giải tự”: “sinh: nguyên cả con trâu. Do chữ ngưu biểu ý, sinh biểu thanh”. [Nguyên văn: “,牛完全.從牛生聲-Sinh, ngưu hoàn toàn. Tùng ngưu, sinh thanh”]. -“Hán tự đồ giải tự điển” giảng rất rõ ràng: "sinh [] Chữ Hình thanh. Ngưu []biểu ý, biểu thị dùng gia súc để làm lễ cúng tế; sinh [] biểu thanh; sinh []cũng có nghĩa là sinh trưởng [生長], biểu thị trâu, dê phải là con trưởng thành mới dùng để làm lễ tế tự. Nghĩa gốc là dùng cả con trâu, dê để làm vật cúng tế. Phiếm chỉ khi tế lễ thì dùng gia súc để cúng tế. Sinh []có hai nghĩa: .Thời cổ đại khi tế tự thì dùng trâu, dê, lợn, như: hi sinh [犧牲]; tam sinh [三牲]; hiến sinh [獻牲]. .Gia súc: sinh khẩu [牲口-gia súc nuôi để giết thịt]; sinh súc [牲畜-vật nuôi để giết thịt]..."(2). Với chữ “hi” trong từ “hi sinh” 犧牲, vốn có nghĩa cụ thể là con vật nuôi thuần sắc được chọn để tế thần. Ở mục chữ hi , khi giảng về từ “hi sinh”犧牲, “Hán tự đồ giải tự điển” giải thích như sau: “Thời cổ đại dùng súc vật có bộ lông thuần nhất để tế tự. (Từ "hi sinh" vốn chỉ việc dùng gia súc để cúng tế thời cổ đại, hiện nay chỉ sự xả thân vì chính nghĩa”.(3). -“Hán Việt tự điển” (Thiều Chửu) giảng: “hi Con muông thuần sắc dùng để cúng tế gọi là hi. Vua Thang cầu mưa, tự phục trước miếu thay làm con muông để lễ, vì thế người ta gọi những người bỏ cả đời mình để làm cho đạt một sự gì là hi sinh. Như vậy, “sinh”, trong từ hi sinh” vốn có nghĩa là gia súc (trâu, dê, lợn) được dùng nguyên con để làm lễ cúng tế, chứ không phải “sinh, nghĩa là “sinh sống” (trong từ sinh tử 生死). Với Học giả Đào Duy Anh, có lẽ trường hợp này chỉ là sai sót do nhầm lẫn về mặt kỹ thuật, vì ở mục từ “sinh”, ông có ghi nhận “sinh -Súc vật làm thịt để tế thần”. Với GS Nguyễn Lân, trong hai cuốn sách “Từ điển từ và ngữ Hán Việt” (xuất bản lần đầu 1989) và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (xuất bản lần đầu 2000), ông đều sai và giữ nguyên cái sai, khi giải nghĩa: “hi sinh [động từ ] (Hán. hi: con vật tế thần; sinh: đời sống)”. Có lẽ, nguyên nhân dẫn đến lầm lẫn nói trên chính bởi từ “hi sinh” có một nghĩa là bỏ mình, dâng cả mạng sống cho sự nghiệp cao cả, có vẻ rất hợp với nghĩa của chữ "sinh" “sinh sống”, “sinh-mệnh”. Hoàng Tuấn Công/9/2-16 Chú thích: (1)- Nguyên văn: “:犧牲也.養之曰畜.用之於祭祀賓客曰牲-sinh: Hi sinh dã. Dưỡng chi viết súc. Dụng chi ư tế tự tân khách viết sinh”. (2)-Nguyên văn::形聲字.牛表意,表示供祭祀用的牛羊; (shéng)表聲,生有生長一義,表示牛羊要完全長成才能用于祭祀.本義是供祭祀用全牛全羊.泛指祭祀用的家畜.古代祭祀用的牛羊豬:犧牲;三牲;獻牲家畜:牲口;牲畜...- sinh:Hình thanh tự. Ngưu biểu ý, biểu thị cung tế tự dụng đích ngưu dương; sinh biểu thanh, sinh hữu sinh trưởng nhất nghĩa, biểu thị ngưu dương yếu hoàn toàn trưởng thành tài năng dụng vu tế tự. Bản nghĩa thị cung tế tự dụng toàn ngưu toàn dương. Phiếm chỉ tế tự dụng đích gia súc. .Cổ đại tế tự dụng đích ngưu, dương, trư đẳng: hi sinh; tam sinh; hiến sinh..Gia súc: súc khẩu; sinh súc...”. (3)-Nguyên văn: “古代祭祀用的毛色純一的牲畜:犧牛犧牲 (古時指祭祀用牲畜, 現指為正義事業舍棄自己的生命) - Cổ đại tế tự dụng đích mao sắc thuần nhất đích sinh súc: hi ngưu; hi sinh. (Cổ thời chỉ tế tự dụng sinh súc, hiện chỉ vị chính nghĩa sự nghiệp xá khí tự kỉ đích sinh mệnh)”. Tài liệu trích dẫn và tham khảo: -"Từ nguyên" (Chính tục biên hợp đính bản-Thương vụ ấn thư quán ấn hành-Trung Hoa dân quốc nhị thập bát niên (辭源正續編合訂本-商務印書館印行-中華民國二十八年). -"Hán điển"漢典 (zidic.net) -"Thuyết văn giải tự" (Tuyến Trang Thư Cục-2014-文解字-線裝書局-2014) -"Hán tự đồ giải tự điển" (Cố Kiến Bình- Đông phương xuất bản xã trung tâm-漢字圖解字典-顧建平著-東方出版社中心). -Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh-NXB Văn hoá thông tin-2005) -Hán Việt tự điển (Thiều Chửu-NXB Văn hoá thông tin-2005)

BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Người theo dõi Blog

Hoàng Tuấn CôngEmail: tuancongthuphong@gmail.com

SỐ LƯỢT XEM TỪ 9/2013

Tìm kiếm Blog này

ĐỌC NHIỀU TRONG TUẦN

  • NGHĨA CỦA “KHOẢ” TRONG TỪ “KHUÂY KHOẢ”
  • “VIỄN VÔNG” hay “VIỂN VÔNG” ?
  • TRAO ĐỔI VỚI TÁC GIẢ BÀI “LIỆU CƠM GẮP MẮM”
  • THỔ ÂM THỔ NGỮ THANH HÓA
  • “SÁP NHẬP” HAY “SÁT NHẬP”?
  • “TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ” SAI CHÍNH TẢ! (kỳ 1)
  • MỌC ĐUÔI TÔM hay VỌC NIÊU TÔM ?
  • "THIÊN TÀI NGUYỄN DU" HAY TẬN CÙNG CỦA SỰ DUNG TỤC ?
  • “CÀN” TRONG “ĂN BẬY NÓI CÀN” NGHĨA LÀ GÌ?
  • “SẮP SỬA” – “SẮP” VÀ “SỬA”

TÌM BÀI THEO MỤC

  • Cà kê chuyện chữ nghĩa (28)
  • Cao Bồi Già (6)
  • Đánh bắt Ẩm thực (11)
  • Địa danh làng biển Thanh Hoá (1)
  • GS Trần Ngọc Thêm (3)
  • GS Vũ Khiêu (7)
  • GS. Nguyễn Văn Khang (8)
  • Hà Quang Năng (5)
  • Hoàng Tuấn Công (255)
  • Hoàng Tuấn Phổ (61)
  • Hỏi đáp (19)
  • Hồi ký Hoàng Tuấn Phổ (45)
  • LÀNG CỔ XỨ THANH (7)
  • Lê Xuân Đức (11)
  • Nghiên cứu (24)
  • Ngôn ngữ (7)
  • Nguyễn Công Lý (3)
  • Nguyễn Cừ (4)
  • Nguyễn Đức Dương (5)
  • Nguyễn Lân (27)
  • Nguyễn Quang Lập (2)
  • NXB Đồng Nai (6)
  • NXB Thanh Niên (4)
  • Phê bình (37)
  • Phê bình từ điển (6)
  • PV Thanh Hà (2)
  • SẦM SƠN (3)
  • Tác phẩm & Dư luận (7)
  • Tái bản sách Phê bình khảo cứu (7)
  • Tản văn (5)
  • Tang lễ (3)
  • Tạp văn (22)
  • THÁI HẠO (2)
  • Thanh Hằng (2)
  • Thành ngữ bằng tranh (5)
  • Tin nhạn (11)
  • TỪ ĐIỂN ĐẠO VĂN (2)
  • Từ láy (30)
  • Văn mẫu (2)
  • VTV (3)
  • Vua tiếng Việt (3)

TÌM BÀI THEO THÁNG

  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 6 2024 (2)
  • tháng 5 2024 (1)
  • tháng 3 2024 (2)
  • tháng 2 2024 (2)
  • tháng 1 2024 (2)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 11 2023 (3)
  • tháng 10 2023 (6)
  • tháng 9 2023 (5)
  • tháng 8 2023 (4)
  • tháng 6 2023 (5)
  • tháng 5 2023 (2)
  • tháng 4 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (4)
  • tháng 2 2023 (1)
  • tháng 1 2023 (7)
  • tháng 12 2022 (1)
  • tháng 11 2022 (3)
  • tháng 10 2022 (1)
  • tháng 9 2022 (6)
  • tháng 8 2022 (8)
  • tháng 7 2022 (3)
  • tháng 6 2022 (1)
  • tháng 5 2022 (3)
  • tháng 4 2022 (3)
  • tháng 2 2022 (4)
  • tháng 1 2022 (3)
  • tháng 12 2021 (6)
  • tháng 11 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 9 2021 (5)
  • tháng 7 2021 (2)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 5 2021 (5)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 3 2021 (14)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 1 2021 (1)
  • tháng 12 2020 (21)
  • tháng 11 2020 (4)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 9 2020 (3)
  • tháng 8 2020 (5)
  • tháng 7 2020 (4)
  • tháng 6 2020 (4)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 4 2020 (2)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 12 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 10 2019 (4)
  • tháng 9 2019 (2)
  • tháng 8 2019 (2)
  • tháng 7 2019 (4)
  • tháng 6 2019 (2)
  • tháng 5 2019 (3)
  • tháng 4 2019 (2)
  • tháng 3 2019 (3)
  • tháng 2 2019 (1)
  • tháng 1 2019 (3)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 11 2018 (1)
  • tháng 10 2018 (2)
  • tháng 9 2018 (7)
  • tháng 8 2018 (1)
  • tháng 7 2018 (2)
  • tháng 6 2018 (3)
  • tháng 5 2018 (2)
  • tháng 4 2018 (1)
  • tháng 3 2018 (3)
  • tháng 2 2018 (3)
  • tháng 12 2017 (2)
  • tháng 11 2017 (5)
  • tháng 10 2017 (1)
  • tháng 9 2017 (4)
  • tháng 8 2017 (1)
  • tháng 7 2017 (4)
  • tháng 6 2017 (2)
  • tháng 5 2017 (6)
  • tháng 4 2017 (9)
  • tháng 3 2017 (9)
  • tháng 2 2017 (5)
  • tháng 1 2017 (4)
  • tháng 12 2016 (2)
  • tháng 11 2016 (6)
  • tháng 10 2016 (8)
  • tháng 9 2016 (7)
  • tháng 8 2016 (8)
  • tháng 7 2016 (4)
  • tháng 6 2016 (4)
  • tháng 5 2016 (2)
  • tháng 4 2016 (7)
  • tháng 3 2016 (3)
  • tháng 2 2016 (4)
  • tháng 1 2016 (7)
  • tháng 12 2015 (2)
  • tháng 11 2015 (7)
  • tháng 10 2015 (7)
  • tháng 9 2015 (9)
  • tháng 8 2015 (7)
  • tháng 7 2015 (3)
  • tháng 6 2015 (5)
  • tháng 5 2015 (2)
  • tháng 4 2015 (5)
  • tháng 3 2015 (3)
  • tháng 2 2015 (3)
  • tháng 1 2015 (1)
  • tháng 12 2014 (1)
  • tháng 11 2014 (6)
  • tháng 10 2014 (4)
  • tháng 9 2014 (6)
  • tháng 8 2014 (7)
  • tháng 7 2014 (17)
  • tháng 6 2014 (12)
  • tháng 5 2014 (14)
  • tháng 4 2014 (21)
  • tháng 3 2014 (8)
  • tháng 2 2014 (4)
  • tháng 1 2014 (8)
  • tháng 12 2013 (4)
  • tháng 11 2013 (2)
  • tháng 10 2013 (8)
  • tháng 9 2013 (12)

Từ khóa » Sinh Trong Hán Việt Nghĩa Là Gì