Sinh Vật Nhân Sơ – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Wikimedia Commons
- Wikispecies
- Khoản mục Wikidata
Tế bào nhân sơ |
Cấu tạo tế bào nhân sơ điển hình:
|
Sinh vật nhân sơ hay sinh vật tiền nhân hoặc sinh vật nhân nguyên thủy (Prokaryote) là nhóm những sinh vật mà tế bào không có màng nhân gồm cổ khuẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên, trong tế bào của một số loài Planctomycetales, DNA được bao bọc bởi một màng đơn. Đặc điểm chính để phân biệt với các sinh vật nhân chuẩn được các nhà sinh học phân tử thường sử dụng là trình tự gen mã hóa cho rRNA.[1]
Sinh vật nhân sơ không có các bào quan và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào eukaryote. Hầu hết các chức năng của các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy Golgi được tiến hành trên màng sinh chất[2]. Sinh vật nhân sơ có 3 vùng cấu trúc chính là:
- Tiên mao (flagella), tiêm mao (cilia), lông nhung (pili) - là các protein bám trên bề mặt tế bào;
- Vỏ tế bào bao gồm vỏ nhầy, thành tế bào và màng sinh chất;
- Vùng tế bào chất có chứa DNA genome, các ribosome và các thể vẩn (inclusion body).
Các đặc trưng
[sửa | sửa mã nguồn]- Tế bào chất của sinh vật nhân sơ là phần dịch lỏng chiếm hầu hết thể tích tế bào, khuếch tán vật chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do trong tế bào.
- Màng sinh chất là lớp phospholipid kép phân tách phần tế bào chất với môi trường xung quanh. Màng sinh học này có tính bán thấm, hay còn gọi là thấm có chọn lọc.
- Màng sinh chất có một phần gấp nếp được gọi là mezosome, là điểm đính của DNA vùng nhân khi xảy ra phân bào, mezosome có mang enzym hô hấp nên có chức năng hô hấp thiếu khí.
- Hầu hết các sinh vật nhân sơ đều có thành tế bào (trừ Mycoplasma, Thermoplasma (cổ khuẩn), và Planctomycetales. Chúng được cấu tạo từ peptidoglycan và hoạt động như một rào cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế bào. Thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ nguyên hình dạng và không bị tác động của áp suất thẩm thấu trong môi trường nhược trương.
- Vỏ nhầy là rào cản phụ giúp bảo vệ tế bào, chọn lọc các chất ra vào tế bào.
- Trừ một số rất ít loài (như vi khuẩn Borrelia burgdorferi gây bệnh Lyme), thì nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ thường là một phân tử DNA vòng nằm ở vùng nhân, gọi là DNA - nhiễm sắc thể hay tên đầy đủ là nhiễm sắc thể nhân sơ. Mặc dù không phải có màng nhân hoàn chỉnh, nhưng DNA được cô đặc tạo thành thể nhân. Tế bào sinh vật nhân sơ còn chứa những cấu trúc DNA ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid, nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn DNA nhiễm sắc thể. Trên các plasmid thường chứa các gene có chức năng bổ sung, ví dụ gene kháng thuốc.
- Sinh vật nhân sơ mang các tiên mao giúp tế bào di chuyển chủ động trong môi trường.
- Kích thước nhỏ, từ 1 đến 5 µm, bằng khoảng 1/10 kích thước của một tế bào nhân thực.
- Tỉ lệ diện tích bề mặt/thể tích lớn → 100% diện tích tế bào tiếp xúc môi trường → trao đổi chất với môi trường nhanh chóng → sinh sản, sinh trưởng nhanh → phân bố rộng trong các loại môi trường.
Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Theo tiến hóa, vi khuẩn là những sinh vật thuộc giới Khởi sinh được chia thành hai loại:
- Vi khuẩn
- Cổ khuẩn
Tùy theo cấu trúc và thành phần hóa học của thành peptidoglycan, vi khuẩn được chia làm hai loại:
- Vi khuẩn Gram dương
- Vi khuẩn Gram âm
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ [Prokaryotes: Single-celled Organisms[liên kết hỏng]. NC State University.
- ^ Gary Coté & Mario De Tullio (2010). Beyond Prokaryotes and Eukaryotes: Planctomycetes and Cell Organization. Nature.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Sinh vật nhân thực
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sinh vật nhân sơ.Bài viết về chủ đề sinh học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
| ||
---|---|---|
Vũ trụ |
| |
Trái Đất |
| |
Thời tiết |
| |
Môi trường tự nhiên |
| |
Sự sống |
| |
|
Tiêu đề chuẩn |
|
---|
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại |
|
---|
- Sơ khai sinh học
- Sinh vật nhân sơ
- Vi sinh vật học
- Vi khuẩn
- Cổ khuẩn
- Vi khuẩn học
- Hóa sinh
- Bài có liên kết hỏng
- Tất cả bài viết sơ khai
- Bài viết chứa nhận dạng BNE
- Bài viết chứa nhận dạng BNF
- Bài viết chứa nhận dạng GND
- Bài viết chứa nhận dạng LCCN
- Bài viết chứa nhận dạng LNB
- Bài viết chứa nhận dạng NKC
- Taxonbars without from parameter
Từ khóa » Cấu Tạo Chính Của Tế Bào Nhân Sơ Gồm
-
Cấu Tạo Chung Của Tế Bào Nhân Sơ Bao Gồm 3 Thành Phần Chính Là
-
Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ | SGK Sinh Lớp 10
-
Nêu Cấu Tạo Của Tế Bào Nhân Sơ - Thuy Tien - HOC247
-
[CHUẨN NHẤT] Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ - Top Lời Giải
-
Cấu Tạo Chung Của Tế Bào Nhân Sơ Bao Gồm 3 Thành Phần Chính Là
-
Tế Bào Nhân Sơ Là Gì? Cấu Tạo Và Đặc điểm Của Tế Bào Nhân Sơ
-
Bài 7. Tế Bào Nhân Sơ - Sinh Học - Củng Cố Kiến Thức
-
Cấu Tạo Tế Bào Nhân Sơ - Sinh Học - Tìm đáp án, Giải Bài Tập, để Học
-
So Sánh Tế Bào Nhân Sơ Và Tế Bào Nhân Thực? - Luật Hoàng Phi
-
[PPT] II. CẤU TẠO TẾ BÀO NHÂN SƠ
-
Cấu Tạo Và đặc điểm Chung Của Tế Bào Nhân Sơ | Lessonopoly
-
Cấu Tạo Chung Của Tế Bào Nhân Sơ Bao Gồm 3 Thành Phần Chính Là
-
Bài 7. Tế Bào Nhân Sơ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Cấu Tạo Chung Của Tế Bào Nhân Sơ Bao Gồm 3 Thành ...