Sinh Viên được Học Cùng Lúc Hai Trường - Báo Hòa Bình
Có thể bạn quan tâm
- Chủ nhật, 1/12/2024 | 2:06:17 Chiều
Với quy chế đào tạo tín chỉ, sinh viên ngày càng có nhiều cơ hội để học tập thêm các kiến thức khác ngoài ngành học chính. Cụ thể sinh viên được học cùng lúc hai trường.
Với việc trao đổi công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trường đại học (ĐH), người học trường này có thể đăng ký theo học một năm hoặc thêm ngành thứ 2 ở trường khác. Sinh viên trúng tuyển nhập học tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Dự kiến sinh viên trường này có thể trao đổi học tập một số học phần tại trường khác ĐÀO NGỌC THẠCH Học 2 ngành tại 2 trường khác nhau Theo quy định đào tạo song ngành bậc ĐH chính quy do ĐH Quốc gia TP.HCM ban hành, 2 ngành này sẽ gồm ngành thứ nhất người học trúng tuyển nhập học và ngành thứ 2 đăng ký học tại trường khác. Theo quy định, ở ngành thứ 2 sinh viên (SV) cần học tối thiểu 30 tín chỉ và tối đa 80 tín chỉ ngoài các khối lượng kiến thức trùng nhau được công nhận tương đương giữa 2 ngành. Tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, cho biết năm 2021 là khóa đầu tiên trường áp dụng quy định mới này. Trường đã thí điểm cho SV trường khác chọn một trong 5 ngành để học ngành thứ 2 gồm: quan hệ quốc tế, ngôn ngữ Anh, báo chí, quản trị du lịch và lữ hành, tâm lý học. Trong năm đầu tiên triển khai, có khoảng 30 SV trường khác đang theo học ngành 2. "Năm 2022, ngoài 5 ngành đã triển khai, trường dự kiến mở rộng thêm một số ngành người học có nhu cầu như: Nhật Bản học, ngôn ngữ Trung Quốc…”, tiến sĩ Hạ thông tin. Trường ĐH Kinh tế - Luật hiện cũng đang có 3 ngành được triển khai theo hình thức song ngành dành cho người học tại ĐH Quốc gia TP.HCM gồm: kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh và luật kinh tế. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết hiện chương trình này đang có 14 SV của 5 trường theo học gồm: Công nghệ thông tin, Khoa học xã hội và nhân văn, Bách khoa, Quốc tế và Khoa học tự nhiên. Để theo học ngành thứ 2 ở trường khác, ĐH Quốc gia TP.HCM có quy định chung về đầu vào. Cụ thể là người học đã hoàn thành năm thứ nhất với tối thiểu 25 tín chỉ tích lũy được, có điểm trung bình từ 7,0 trở lên và không bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. Ngoài ra, các trường có thể bổ sung thêm điều kiện riêng tùy theo đặc thù ngành học. Chẳng hạn, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM có thêm quy định riêng cho 2 ngành ngôn ngữ Anh và quan hệ quốc tế. Người học cần đạt trình độ ngoại ngữ đầu vào để theo học chương trình chính thức. Theo tiến sĩ Nguyễn Thanh Trọng, việc cho phép học 2 ngành ở 2 trường sẽ là điều kiện để SV có năng lực học tập và điều kiện tài chính có thể tham gia học tập để mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, để việc học hiệu quả, người học cần có cách chọn lựa ngành học thứ 2 dựa trên định hướng nghề nghiệp, sở thích bản thân và phân tích được mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau giữa 2 ngành học. Tích lũy tín chỉ ở trường khác Trong khi đó, SV trường này có cơ hội học tập tại trường ĐH khác thông qua hình thức trao đổi học tập. Thông tư 08 về Quy chế đào tạo trình độ ĐH của Bộ GD-ĐT ban hành năm 2021 có một điểm rất mới về việc trao đổi SV và công nhận tín chỉ của nhau với tối đa 25% tổng khối lượng chương trình đào tạo. Quy định trao đổi này cho phép người học của trường này được học một số học phần tại trường khác và ngược lại. Từ điểm mới của quy chế này, các trường ĐH xây dựng kế hoạch đẩy mạnh triển khai hoạt động trao đổi người học trong nước. Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho biết hiện trường đã triển khai hình thức trao đổi và công nhận tín chỉ với Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Kiên Giang. Thời gian tới, trường tiếp tục ký thỏa thuận hợp tới với Trường ĐH Tây nguyên và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. "SV giữa 2 trường có thể đăng ký học tập các học phần tại trường đối tác và ngược lại. Học phần trao đổi được thống nhất để công nhận lẫn nhau giữa 2 trường, việc học trao đổi này không quá một năm theo quy chế”, ông Phương cho biết. Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Trung, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cũng cho biết trường này dự kiến triển khai hình thức trao đổi học tập, linh hoạt trong công nhận tín chỉ thời gian tới. Trong đó, trước mắt triển khai với các ngành sư phạm và ở những môn chung phù hợp chương trình đào tạo giữa 2 trường tham gia trao đổi. Ông Trung nói: "Học phần trao đổi được công nhận có số lượng tín chỉ, nội dung học và chuẩn đầu ra tương đương nhau. Khi đó, SV trường này có thể đăng ký học một số học phần tại trường khác và ngược lại. Hình thức học tập này giúp người học trải nghiệm 2 môi trường học ĐH khác nhau và chỉ nhận 1 bằng tốt nghiệp ĐH tại nơi mình trúng tuyển và nhập học”. Nhận xét thêm về hình thức mới này, tiến sĩ Tô Văn Phương cũng nói: "Trước nay các trường ĐH chỉ chú trọng việc trao đổi người học với trường ĐH nước ngoài. Với quy định mới này, việc trao đổi người học giữa các trường trong nước sẽ mở rộng hơn. Ngoài tiện ích về khoảng cách địa lý khi đăng ký học tại trường gần nhà, người học còn có lợi thế trong việc trải nghiệm thêm môi trường học tập ở trường khác. Đồng thời có cơ hội lựa chọn theo học những học phần trường đối tác có thế mạnh hơn trong đào tạo”. Theo Báo Thanh Niên
Đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số Tổng kết Hội giảng mùa xuân, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học năm học 2021-2022 Học sinh F0 chịu nhiều áp lực về kiểm tra, đánh giá Tốt nghiệp đại học loại khá trở lên được xét tuyển thẳng học thạc sĩTrường THPT chuyên khuyến khích học sinh lớp 9 có thư giới thiệu trong hồ sơ
Các trường THPT chuyên trực thuộc Đại học, Trường đại học vừa công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022 - 2023.
TP Hòa Bình: Các trường tiểu học học trực tiếp tại trường từ ngày 14/3
(HBĐT) - Phòng GD&ĐT TP Hòa Bình vừa ban hành Công văn số 167/PGD&ĐT, ngày 13/3/2022 hướng dẫn thực hiện phương án dạy học trực tiếp và trực tuyến cho học sinh cấp tiểu học trên địa bàn TP Hòa Bình. Theo đó, yêu cầu các nhà trường tổ chức cho học sinh tiểu học đi học trực tiếp tại trường từ thứ Hai, ngày 14/3.
Đổi mới, sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
(HBĐT) - 20 năm qua, ngành GD&ĐT huyện Cao Phong luôn đổi mới, sáng tạo, phấn đấu phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng giáo dục. Từ chỗ còn thiếu, yếu về nhiều mặt, đến nay toàn ngành đã đạt những kết quả đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của quê hương Cao Phong.
Huyện Yên Thủy linh hoạt dạy và học thích ứng với tình hình dịch Covid-19
Nữ sinh đa tài và tấm Huy chương vàng Olympic Hóa học quốc tế
Đam mê nghiên cứu khoa học, giành nhiều thành tích cao và được nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, Nguyễn Lê Thảo Anh vinh dự là 1 trong 10 "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” năm 2021. Điều đặc biệt ở Thảo Anh không chỉ là những thành tích đã đạt được mà còn là ý chí, nguồn năng lượng em dành cho học hỏi và truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ.
Phân bổ, bàn giao 100 máy tính bảng cho Phòng Giáo dục và đào tạo các huyện
(HBĐT) - Sáng 10/3, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã phân bổ và tổ chức bàn giao máy tính bảng cho Phòng Giáo dục và đào tạo (Gd&ĐT) các huyện để phục vụ công tác dạy và học trực tuyến do phải cách ly phòng, chống dịch Covid-19.