Sinh Viên Thuộc Diện Hộ Nghèo Theo Quy định Của Pháp Luật Thì Có ...
Có thể bạn quan tâm
- Sinh viên thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật thì có được vay vốn theo chính sách áp dụng với sinh viên hay không?
- Việc cho vay vốn được thực hiện thông qua phương thức nào?
- Sinh viên muốn vay vốn với mức tối đa là 5 triệu đồng/tháng được không?
Sinh viên thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật thì có được vay vốn theo chính sách áp dụng với sinh viên hay không?
Sinh viên thuộc diện hộ nghèo theo quy định của pháp luật thì có được vay vốn theo chính sách áp dụng với sinh viên hay không?
Đối tượng được vay vốn quy định tại Điều 2 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg, được quy định cụ thể như sau:
"Điều 2. Đối tượng được vay vốn:
Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm:
1. Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động.
2. Học sinh, sinh viên là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng:
a) Hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
b) Hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật.
c) Hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
3. Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú."
Quy định trên được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg, sắp tới sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/05/2022.
Thủ tục xác nhận đối tượng được quy định cụ thể tại khoản 2 Mục II Thông tư 27/2007/TT-BLĐTBXH, được bổ sung bởi Thông tư 34/2011/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:
- Đối với học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào danh sách đối tượng bảo trợ xã hội đang quản lý trên địa bàn theo quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội để xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
- Đối với học sinh, sinh viên là thành viên của hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật, căn cứ vào danh sách hộ nghèo xã đang quản lý, Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
- Đối với học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học, căn cứ mức độ thiệt hại thực tế, Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình.
Về cách xác định đối tượng:
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật được xác định cụ thể như sau:
Học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức và người lao động mà cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp đang hưởng trợ cấp thường xuyên phải có sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức Bảo hiểm xã hội cấp;
Học sinh, sinh viên mà cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là lao động tự do không tham gia Bảo hiểm xã hội bị tai nạn, bệnh tật mất khả năng lao động vĩnh viễn hoặc suy giảm khả năng lao động phải có chứng nhận tình trạng sức khỏe, bệnh tật của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình kinh tế, tài chính của gia đình vào đơn xin vay vốn.
+ Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là đối tượng được trợ cấp đột xuất hoặc được hỗ trợ lương thực cứu đói trong thời gian theo học.d. Đối với hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo (đối với khu vực nông thôn: trên 200.000 đồng đến 300.000 đồng/người/tháng; đối với khu vực thành thị: trên 260.000 đồng đến 390.000 đồng/người/tháng), Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo tiến hành như sau:
+ Tổ chức khảo sát thu nhập của hộ gia đình: sử dụng phiếu khảo sát thu nhập của hộ gia đình (theo mẫu số 1) để xác định thu nhập của hộ gia đình; những hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo được tổng hợp vào danh sách để bình xét.
+ Tổ chức bình xét ở hội nghị thôn, bản, ấp và dựa vào kết quả bình xét để lập danh sách hộ có thu nhập bình quân đầu người trên chuẩn nghèo và tối đa bằng 150% chuẩn nghèo (theo mẫu số 2) đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận vào đơn xin vay vốn của hộ gia đình (cách thức thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm).
Như vậy, bạn muốn được vay vốn theo chính sách áp dụng với sinh viên thì cần xác định hồ sơ của bạn có thuộc trường hợp được vay vốn hay không, nếu thỏa mãn điều kiện trên sẽ được vay vốn theo quy định của pháp luật.
Việc cho vay vốn được thực hiện thông qua phương thức nào?
Phương thức cho vay vốn được quy định tại Điều 3 Quyết định 157/2020/QĐ-TTg như sau:
(1) Việc cho vay đối với học sinh, sinh viên được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường đóng trụ sở.
(2) Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên.
Sinh viên muốn vay vốn với mức tối đa là 5 triệu đồng/tháng được không?
Mức vốn cho vay vốn được quy định cụ thể tại Điều 5 Quyết định 157/2020/QĐ-TTg như sau:
(1) Mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
(2) Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức cho vay cụ thể đối với học sinh, sinh viên căn cứ vào mức thu học phí của từng trường và sinh hoạt phí theo vùng nhưng không vượt quá mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều này.
(3) Khi chính sách học phí của Nhà nước có thay đổi và giá cả sinh hoạt có biến động, Ngân hàng Chính sách xã hội thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay.
Tuy nhiên, theo quy định sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 05/2022/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 19/05/2022 thì mức vốn cho vay tối đa là 4.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Theo đó, mức vay vốn tối đa của bạn chỉ có thể là 4 triệu đồng/tháng/sinh viên.
Như vậy, bạn là sinh viên đang theo học tại trường đại học thuộc diện hộ nghèo thì có thể được vay vốn theo chính sách áp dụng cho sinh viên nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên. Mức vay vốn áp dụng cho bạn trong trường hợp này tối đa là 800.000 đồng/tháng/sinh viên, đến ngày 19/05/2022 mức vốn vay này sẽ thay đổi thành 4.000.000 đồng/tháng/sinh viên.
Từ khóa » điều Kiện Vay Vốn Sinh Viên 2020
-
Thông Tin Về Chính Sách Vay Vốn Cho Sinh Viên Năm 2020
-
THỦ TỤC VAY VỐN CHƯƠNG TRÌNH HỌC SINH SINH VIÊN TẠI ...
-
Vay Vốn Sinh Viên Cần Những điều Kiện Gì ? Chính Sách Cho Sinh ...
-
Những điều Cần Biết để Vay Vốn Sinh Viên
-
Sinh Viên được Vay Vốn Học Tập, Thủ Tục Thế Nào? | Báo Dân Trí
-
Top 10 Ngân Hàng Cho Sinh Viên Vay Vốn 2021-2022 Lãi Suất Nhất ...
-
Sinh Viên Có Mức Sống Trung Bình được Vay Vốn Học Tập Tới 4 Triệu ...
-
Sinh Viên Vay Vốn Ngân Hàng - Luật Quốc Bảo
-
Vay Vốn Sinh Viên được Bao Nhiêu Tiền Trong Năm 2022 Này - Kienbank
-
Sinh Viên được Vay Tối đa Bao Nhiêu Tiền?
-
Từ Ngày 19/5/2022, Mức Vay Vốn Học Sinh Sinh Viên Tối đa Theo Quy ...
-
Điều Kiện Vay Sinh Viên? Những Ngân Hàng Cho Vay Vốn Sinh Viên ...
-
Hỗ Trợ Vay Vốn Theo Nghị định 157 - Phòng CTSV
-
Vay Vốn Không Lãi Suất Từ Quỹ UOB để Thanh Toán Học Phí - VNU