Siro Bổ Tỳ P/H - Thuốc Biệt Dược, Công Dụng , Cách Dùng

  • Thuốc
  • Nhà thuốc
  • Phòng khám
  • Bệnh viện
  • Công ty
  • Trang chủ
  • Thuốc mới
  • Cập nhật thuốc
  • Hỏi đáp
Home Thuốc Siro Bổ tỳ P/H Gửi thông tin thuốc Siro Bổ tỳ P/H Siro Bổ tỳ P/HNhóm sản phẩm: Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vậtDạng bào chế:Siro thuốcĐóng gói:Hộp 1 lọ x 90ml; hộp 1 lọ x 100ml; hộp 1 lọ x 25ml

Thành phần:

Mỗi 100ml siro chứa cao lỏng dược liệu chiết từ: đảng sâm 15g; Bạch linh 10g; Bạch truật 15g; Cát cảnh 12g; Mạch nha 10g; Cam thảo 6g; Long nhãn 6g; Trần bì 4g; Liên nhục 4g; Sa nhân 4g; Sử quân tử 4g; Bán hạ 4g SĐK:VD-24999-16
Nhà sản xuất: Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng - VIỆT NAM Estore>
Nhà đăng ký: Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng Estore>
Nhà phân phối: Estore>

Chỉ định:

Kiện tỳ ích khí – nâng cao khả năng tiêu hóa của tỳ vị.Dùng cho trẻ chán ăn, còi xương, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, phân sống, tiêu chảy kéo dài.Bổ tỳ P/H giúp bé hay ăn chóng lớn, tiêu hóa tốt.Trong ruột người có hàng nghìn vi khuẩn khác nhau, các vi khuẩn có lợi và có hại sống “ bình đẳng ” với nhau khi cơ thể khỏe mạnh. Do nhiều nguyên nhân như sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài, chế độ ăn uống nhiều đường hoặc quá ít sữa lên men tự nhiên như sữa chua, phô mai không béo... Sự cân bằng này bị biến mất. Khi các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập gây ra rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, trướng bụng, táo bón....Đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em đang trong giai đoạn ăn dặm. Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ được sống trong môi trường vô trùng, được bảo vệ cẩn thận. Lúc ra đời hệ miễn dịch của trẻ rất non yếu, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, không còn ăn sữa nữa, hệ vi sinh của trẻ chưa hoàn thiện, dễ dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn (cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng, phân sống...) khiến các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Khi nhiễm khuẩn trẻ thường lười ăn, hay nôn, tiêu chảy, táo bón,....qua thời gian ngắn, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng. Khi cơ thể trẻ yếu thì các vi khuẩn gây bệnh phát triển càng trầm trọng hơn.Theo YHCT các bệnh thuộc hệ tiêu hóa xảy ra ở tỳ, vị là chủ yếu. Bổ Tỳ P/H là bài thuốc cổ truyền gồm các vị thuốc thảo dược có tác dụng kiện tỳ- ích khí năng cao khả năng tiêu hóa của tỳ vị, được bào chế dưới dạng siro nên rất tiện sử dụng đối với trẻ em.

Liều lượng - Cách dùng

Ngày uống hai lần:-Trẻ em 6 tháng tuổi – 3 tuổi ,mỗi lần uống 2 thìa cafe (10ml).-Trẻ em từ 4 – 12 tuổi mỗi lần uống 2 – 3 thìa cafe (15ml).- Người lớn mỗi lần 4 thìa cafe (20 ml).Có thể pha loãng với nước ấm cho dễ uống.

Thông tin thành phần Bạch Linh

Mô tả:Dược liệu Bạch linh là thể quả nấm Phục linh khô: hình cầu, hình thoi, hình cầu dẹt hoặc hình khối không đều, lớn, nhỏ không đồng nhất, mặt ngoài màu nâu đến nâu đen, có nhiều vết nhăn rõ và lồi lõm. Thể nặng, rắn chắc. Mặt bẻ sần sùi và có vết nứt, lớp viền ngoài màu nâu nhạt, phần trong màu trắng, số ít có màu hồng nhạt. Có loại bên trong còn mấy đoạn rễ thông (Phục thần). Nấm phục linh không mùi, vị nhạt, cắn dính răng - Phục linh bì: Là lớp ngoài Phục linh tách ra, lớn, nhỏ, không đồng nhất. Mặt ngoài từ nâu đến nâu đen, mặt trong màu trắng hoặc nâu nhạt. Chất tương đối xốp, hơi có tính đàn hồi - Phục linh khối: sau khi tách lớp ngoài, phần còn lại được thái, cắt thành phiến hay miếng, lớn nhỏ không đồng nhất, màu trắng, hồng nhạt hoặc nâu nhạt. - Xích phục linh: Là lớp thứ hai sau lớp ngoài, hơi hồng hoặc nâu nhạt. - Bạch phục linh: Là phần bên trong, màu trắng. - Phục thần: Là phần nấm Phục linh ôm đoạn rễ thông bên trong. Dược liệu Bạch linh >>> Những tác dụng nổi bật của Dược Liệu Thục Địa Phân bố, thu hái và chế biến: Một số rừng thông ở vùng khí hậu mát của nước ta cũng có loại nấm này nhưng chưa được nuôi trồng và khai thác, vị thuốc chủ yếu nhập từ Trung Quốc. Thu hái: Từ tháng 7 đến tháng 9, loại bỏ đất cát, chất đống cho ra mồ hôi rồi rải ra chỗ thoáng gió cho se bề mặt, tiếp tục chất đống, ủ vài lần cho đến khi khô nước và xuất hiện nhăn nheo bề mặt, phơi âm can đến khô. Hoặc Phục linh tươi thái miếng và phơi âm can nơi thoáng gió. Tuỳ theo các phần thái và màu sắc của Phục linh mà có tên gọi khác nhau: Bạch phục linh, Phục linh bì, Xích phục linh, Phục linh khối, Phục linh phiến. Bào chế: Ngâm Phục linh vào nước, rửa sạch, đồ thêm cho mềm, gọt vỏ, thái miếng hoặc thái lát lúc đang mềm và phơi hoặc sấy khô.Tác dụng :- Lợi tiểu - Tăng miễn dịch, tăng chỉ số thực bào của phagocyte ở chuột. - Kháng ung thư (do thành phần polysacharide của thuốc) do làm tăng miễn dịch cơ thể. - An thần, có tác dụng hạ đường huyết, bảo vệ gan và chống loét bao tử. - Nước sắc Phục linh có tác dụng ức chế đối với tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng. Cồn ngâm kiệt thuốc có tác dụng giết chết xoắn khuẩn. Thuốc lợi thuỷ và cường tráng, nhuận táo, bổ tỳ, sinh tân, chỉ khát.Chỉ định :+ Phục linh bì: Lợi tiểu, trị phù thũng.+ Xích phục linh: Chữa thấp nhiệt (chướng bụng, viêm bàng quang, tiểu vàng, đái rắt).+ Bạch phục linh: Chữa ăn uống kém tiêu, đầy chướng, bí tiểu tiện, ho có đờm, ỉa chảy.+ Phục thần: Trị yếu tim, hoảng sợ, hồi hộp, mất ngủ.Liều lượng - cách dùng:Ngày 6-12g. Dạng thuốc sắc, hoàn, tán. Phối hợp trong nhiều phương thuốc khác nhau.Chống chỉ định :Âm hư mà không thấp nhiệt thì không nên dùng

Thông tin thành phần Bạch truật

Mô tả:

Cây Bạch truật là cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng müi mác, phần gốc không đối xứng. Các lá ở gần ngọn thân có phiến nguyên, hình thuôn hoặc hình trứng müi mác. Đầu lớn, phần dưới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lông chim. Tổng bao hình chuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏ hình trứng tam giác, to dần ở phía trên. Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màu trắng, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình müi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hàn liền nhau (có nhị bị thoái hóa) chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thôn mặt ngoài có lông nhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lông hình lông chim. Vòi hình chỉ màu tím nhạt đầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lông ngắn. Quả bế, thuôn, dẹp, màu xám. Địa lý:Cây được nhập từ Trung Quốc từ những năm 60, nay đã được trồng rộng rãi. Đặc biệt, ở nước ta, cây được trồng được cả ở miền núi cao lạnh và đồng bằng thấp nóng. Nơi cao lạnh chủ yếu nhân và giữ giống, đồng bằng thu lấy củ.Thu hái, sơ chế:Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giáng đến Lập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, củ còn non, tỷ lệ khô thấp, hoa nhiều; thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọc lên, tiêu hao mất nhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanh chuyển thành màu vàng và nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy là đúng lúc thu hoạch. Lúc thu hoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy dao cất bỏ thân cây đem củ về chế biến. Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồng truật” hay “Bạch truật”, nếu để nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sái truật” hay “Đông truật”.Phần dùng làm thuốc: Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.Mô tả dược liệu:Dược liệu Bạch truật là thân rễ phơi khô có dạng khối lồi chồng chất hoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng 1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàn của thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứng dòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường có những lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữa trắng ngà là tốt.Bào chế:+ Theo Trung Dược Đại Tự Điển:1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4 giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổ rồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần thái mỏng, sao cháy.2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp: Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi là Bạch truật sấy, của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là một loại củ phơi khô.a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20 ngày, đến lúc khô kiệt thì thôi nếu gặp phải trời mưa thì nên rải ra chỗ râm mát, thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt… nếu không củ dễ thối mốc.b) Sấy khô: Đem củ đã đào về chọn lọc kỹ, đưa lên gìan sấy khô. Lò sấy thông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cần to lửa và đều, về sau khi vỏ củ đã nóng thì lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờ đảo trên xuống dưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6 giờ, đến lúc củ khô được 50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phân chia loại to nhỏ, củ to bỏ xuống dưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều. Sấy vậy 8-12 giờ lúc củ khô độ 70-80% đem vào sọt ủ 10-15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ ngấm thấm ra ngoài, vỏ ngoài mềm ra, lúc này có thể sấy lại lần cuối cüng thời gian độ 24 giờ. Các nơi ở tỉnh Hồ nam, Hồ bắc sau khi sấy khô, lại đổ củ vào rổ sát cho vỏ bong sạch. Nói chung cứ 3, 5 kg củ tươi, sau khi sấy khô có thể thu được 1 kg củ khô. . Chải, rửa sạch, ủ kín cho đến mềm, thái hoặc bào mỏng 1-2 ly, phơi khô (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi bào, phơi tái, tẩm nước Hoàng thổ ( thường dùng) hoặc tẩm mật sao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi thái mỏng, sao cháy (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược).Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, thường phơi sấy. Nếu thấy mốc thì phơi sấy ngay. Nếu phải sấy diêm sinh thì không nên sấy lâu vì sẽ bị chua.Tác dụng :Tính vị: Vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm. Quy kinh: Tỳ vị Tác dụng của bạch truật: Kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai.Chỉ định :+ Được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính, an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn oẹ, chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi, phù thũng, Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.+ Được dùng uống để chống phù, do tác dụng lợi tiểu và làm tăng tiết mồ hôi; chữa ho dưới dạng nước sắc, và phối hợp với một số cây khác để chữa đái tháo đường. Dược liệu còn được chỉ định trong các trường hợp viêm các cơ quan đường tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột) để làm ăn ngon miệng, chữa bệnh thấp khớp và chứng đau nhức đầu, dưới dạng thuốc ngậm. Dùng ngoài tác dụng diệt nấm. Liều thuốc một lần, dạng nước sắc để trị ho: 5 – 20 g và điều trị các bệnh đường tiêu hoá: 3 – 15 g.+ Trong y học cổ truyền Nhật Bản, Bạch truật được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hơp đái ít, đái buốt, di tinh, hoa mắt. Ngày nay, nhân dân Nhật Bản dùng Bạch truật để tăng cường tiêu hoá, lợi tiểu (tăng lượng nước tiểu và số lần đi tiểu), chữa đau mình mẩy, ho, đờm nhiều, buồn nôn, di mộng tinh, kiết lỵ.Liều lượng - cách dùng:Các bài thuốc:- Thuốc bổ và chữa suy nhược cơ thể: Bạch truật 6 kg, cho ngập nước vào nồi đất hay đồ sành, đồ sắt tráng men, nấu cạn còn một nửa, gạn lấy nước. Thêm nước mới, làm như vậy 3 lần. Trộn 3 nước lại, cô đặc thành cao. Ngày uống 2-3 thìa cao này.- Chữa sỏi mật, khó tiêu, sa dạ dày: Bạch truật, phục linh, nhân sâm mỗi thứ 6 g, trần bì 5 g, gừng 8 g, nước 600 ml. Sắc còn 300 ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.- Chữa viêm gan: Bạch truật, trạch tả, dành dành mỗi thứ 9 g, nhân trần 30 g, phục linh 12g, nước 450ml. Sắc còn 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.- Chữa tiểu đường: Bạch truật, phục linh mỗi thứ 12 g, hoàng kỳ 6 g, sơn dược 15 g, đẳng sâm 5 g, nước 500 ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. Một đợt điều trị là 2 tháng.Chống chỉ định :Đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng. Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ Đội ngũ biên tập Edit by thuocbietduoc. ngày cập nhật: 9/3/2019
  • Share on Facebook
  • Share on Twitter
  • Share on Google
Heramama Vitamin bà bầu Hỏi đáp Thuốc biệt dược

Hoàn lục vị

SĐK:VD-32817-19

Dưỡng tâm an thần Vinaplant

SĐK:VD-32881-19

Cảm Mạo Thông

SĐK:VD-32921-19

Eye tonic -VT

SĐK:VD-33038-19

Diacap

SĐK:VD-33131-19

Thuốc ho bổ phế TW3

Thuốc ho bổ phế TW3

SĐK:VD-32539-19

Bát vị TW3

Bát vị TW3

SĐK:VD-31939-19

Thuốc gốc

Oseltamivir

Oseltamivir

Dequalinium

Dequalinium chloride

Semaglutide

Semaglutide

Apixaban

Apixaban

Sotalol

Sotalol hydrochloride

Tolvaptan

Tolvaptan

Palbociclib

Palbociclib

Axitinib

Axitinib

Fluticasone

Fluticasone propionate

Cefdinir

Cefdinir

Mua thuốc: 0868552633 fb chat
Trang chủ | Tra cứu Thuốc biệt dược | Thuốc | Liên hệ ... BMI trẻ em
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn. - Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị. - Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ - Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược - Giấy phép ICP số 235/GP-BC. © Copyright Thuocbietduoc.com.vn - Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com

Từ khóa » Bổ Tỳ Ph Phúc Hưng