Sitemap Là Gì? Cách Tạo Sitemap & Mẹo Tối ưu Sitemap Cho Web

Sitemap, hay còn gọi là sơ đồ trang web, là một tệp tin đặc biệt chứa danh sách các URL (đường dẫn) của trang web và các thông tin liên quan khác. Nó được sử dụng để cung cấp cho các công cụ tìm kiếm như Google,Bing, Yandex… thông tin về cấu trúc và nội dung của trang web, giúp họ dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web của bạn tốt hơn.

Sitemap giúp quá trình thu thập dữ liệu và lập chỉ mục diễn ra hiệu quả hơn, nhờ đó cải thiện khả năng bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (SERPs). Dù bạn đang vận hành một blog nhỏ hay một trang thương mại điện tử lớn, việc tích hợp sitemap vào chiến lược SEO sẽ có tác động đáng kể đến hiệu suất hoạt động của trang web.

Hãy cùng GTV SEO tìm hiểu qua bài viết này cùng sự hướng dẫn dưới đây nhé!

Sitemap là gì?

Sitemap là một tệp tin chứa danh sách tất cả các trang trên một website, được sử dụng để thông báo cho các công cụ tìm kiếm về cấu trúc của trang web đó. Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục nội dung của trang web một cách hiệu quả hơn.

Sitemap có hai loại chính: XML và HTML.

  • Sitemap XML dành cho bot của công cụ tìm kiếm, chứa thông tin chi tiết về từng URL, bao gồm thời gian cập nhật cuối, tần suất cập nhật và mức độ ưu tiên của URL trong website. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của trang web, từ đó cải thiện khả năng lập chỉ mục và xếp hạng trang web.
  • Sitemap HTML được tạo ra cho người dùng, giúp họ dễ dàng tìm thấy các trang khác nhau trên website. HTML sitemap thường được đặt tại chân trang hoặc một trang riêng biệt để người dùng có thể truy cập dễ dàng.
Sitemap là gì?
Khái niệm Sitemap là gì?

Sitemap đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn các công cụ tìm kiếm về cấu trúc trang web. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng khám phá và lập chỉ mục tất cả các trang quan trọng, bao gồm cả những trang khó truy cập qua liên kết thông thường.

Lợi ích của việc sử dụng Sitemap:

  • Giúp Googlebot thu thập dữ liệu hiệu quả: Sitemap cung cấp cho Googlebot một danh sách đầy đủ các URL trên trang web của bạn, giúp nó thu thập dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Cải thiện thứ hạng SEO: Việc sử dụng Sitemap có thể giúp cải thiện thứ hạng SEO của trang web bạn, vì Google có thể hiểu rõ hơn về cấu trúc và nội dung của trang web.
  • Giảm thiểu nguy cơ bỏ sót trang: Sitemap giúp đảm bảo rằng tất cả các trang quan trọng trên trang web của bạn đều được Google thu thập dữ liệu và lập chỉ mục.
  • Cung cấp thông tin bổ sung cho Google: Sitemap cho phép bạn cung cấp thêm thông tin cho Google về các trang web của bạn, chẳng hạn như ngày cập nhật, tần suất thay đổi nội dung, mức độ ưu tiên của trang…

Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong các bản đồ website của bạn. Từ đó chức năng đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn rất nhiều.

Tại sao Sitemap lại quan trọng?

Những công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo và Bing sử dụng Sitemap để tìm các trang khác nhau trên website của bạn.

sitemap, Google Search
Sitemap có vai trò rất quan trọng

Như Google đã thông tin:

“Nếu trang web của bạn được liên kết đúng cách, chức năng trình thu thập thông tin web của chúng tôi thường có thể khám phá hầu hết các trang trong website của bạn”

Nói cách khác: Bạn không cần Sitemap. Nhưng nếu bạn có, nó chắc chắn không gây ảnh hưởng đến nỗ lực SEO của bạn.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đặc biệt mà Sitemap thực sự có ích.

Ví dụ: Google thường tìm thấy các trang con thông qua các link. Nếu trang của bạn mới và không có nhiều liên kết ngược bên ngoài (backlink), thì lúc này, Sitemap sẽ góp sức vô cùng lớn trong việc thúc đẩy quá trình tìm kiếm của Google và đưa trang web của bạn lên kết quả tìm kiếm.

Một ví dụ khác: Người dùng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến hình ảnh, video (tối ưu SEO Youtube) nhưng công cụ của Google không tìm ra trang bạn vì nội dung không rõ ràng?

Hoặc có thể bạn điều hành một trang web thương mại điện tử với 5 triệu trang con lưu trữ trong website. Trừ khi bạn có liên kết nội bộ trang một cách HOÀN HẢO và có rất nhiều liên kết bên ngoài, không thì Google sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tất cả các trang đó. Đó là lúc chúng ta cần Sitemap.

Như vậy, Sitemap không hề gây hại mà nó còn giúp quá trình SEO của bạn hiệu quả hơn. Vậy thì tại sao mà không sử dụng Sitemap đúng không nào?

Hướng dẫn cách tạo & khai báo Sitemap cho website

Website bạn sử dụng WordPress hay không sử dụng WordPress? Để tránh mất thời gian, bạn hãy chọn cho mình phần nội dung hướng dẫn phù hợp nhất dưới đây:

  1. Sitemap cho website WordPress
    • Với Yoast SEO
    • Google XML Sitemaps
  2. Tạo SiteMap Online tại XML-Sitemaps.com cho website không phải WordPress
  3. Cách xem Sitemap của website sau khi tạo

Tạo Sitemap cho website WordPress

Trường hợp: Nếu bạn đã có account WordPress, bạn có thể sử dụng WordPress để tạo Sitemap.

Bạn có thể lựa chọn plugins như Google XML Sitemaps hoặc các loại plugin bên ngoài như Yoast SEO hay bất cứ loại nào mà bạn cảm thấy có chức năng dễ sử dụng.

Cần chuẩn bị gì?

Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang admin của WordPress:

Tiến hành  đăng nhập vào WordPress, gõ tên miền và thêm /wp-admin.

Ví dụ: Website WordPress của bạn là xyz.com, bạn cần truy cập vào admin bằng URL: xyz.com/wp-admin.

Sau khi truy cập, bạn cần đăng nhập bằng tên tài khoản và mật khẩu.

Tạo Sitemap với Yoast SEO

Đối với quá trình tạo sitemap với Yoast rất dễ thực hiện. Bạn chỉ cần thực hiện theo các bước tôi hướng dẫn sau.

Chúng ta hãy bắt đầu với bước quyết định sitemap website sẽ index gồm những gì. Sau đó, là xem xét từng nội dung.

Bước 1: Đăng nhập vào website WordPress và mở sitemap XML trong một tab khác.

Bước 2: Bắt đầu cài đặt Yoast tại Content Types. Trong menu bên trái của website WordPress, di chuột qua plugin Yoast SEO, sau đó click vào Search Appearance.

Lưu ý: menu thả xuống trên các tab the Content Type, Taxonomies và Archives Tabs. Mỗi menu sẽ mở ra một bảng điều khiển để giúp bạn tối ưu hóa các nội dung cụ thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

tạo sitemap, Web crawlers
Bắt đầu cài đặt Yoast

Mỗi menu thả xuống cũng bao gồm một nút chuyển đổi cho phép thêm hoặc xóa một nội dung khỏi sitemap XML. Yoast sẽ đặt một câu hỏi đơn giản: “Show (individual sitemap) in search results?”

Thêm hoặc xóa một nội dung khỏi sitemap XML

Bước 3: Tại bước này chúng ta sẽ thực hiện với tab TaxonomiesArchives trong phần Giao diện tìm kiếm của plugin Yoast SEO.

Tại đây bạn có thể cho hiển thị các Categories và Tag. Tiếp theo tối ưu hóa các đơn vị phân loại để chúng có giá trị hơn đối với các công cụ tìm. Tìm hiểu thêm công cụ Google Tag Manager để quản lý các Tags hiệu quả hơn nhé.

Bước 4: Tùy chỉnh các sitemap. Mở XML Sitemap Index. Click vào các Sitemap website để mở ra một tab mới.

Mục tiêu: là đánh giá các trang trong từng Sitemap. Xem qua từng sitemap website, từng URL và bạn nên tự hỏi xem mỗi phần nội dung có mang lại lợi ích cho người dùng hay không. Bạn có thể xem thêm bài viết ROI là gì? Cách tính ROI hiệu quả trong SEO, Content và Marketing.

Nếu bạn thấy các trang như /hello-world hoặc /testing-123 chúng có thể có giá trị thấp đối với công cụ tìm kiếm, hãy mở từng trang trong một tab mới để đánh giá cấp độ trang. Nếu chúng không chứa nội dung có giá trị đối với người dùng, bạn nên loại trừ các trang đó khỏi sitemap.

Để loại trừ các URL riêng lẻ khỏi sitemap XML, click vào “Edit Page” ở đầu mỗi trang hoặc bài đăng muốn loại trừ.

Trong trình chỉnh sửa trang, cuộn xuống Metabox Yoast SEO. Click vào biểu tượng bánh răng “Advanced Settings” và đặt “Allow search engines to show this Page in search results?” thành “No“.

Bạn vẫn có thể cho phép các công cụ tìm kiếm theo các liên kết trên trang đó – ngay cả khi nó bị ẩn – bằng cách đặt “Should search engines follow links on this Page?” đặt thành “Yes“.

Đặt giá trị này thành “Yes” khi bạn không muốn trình thu thập thông tin theo các liên kết trực tiếp trên trang.

Cuối cùng, click vào ” Update” ở góc trên cùng bên phải của trang để lưu các cài đặt này. Lặp lại quy trình này cho từng trang bạn muốn loại trừ khỏi từng Sitemap.

Tạo Sitemap với Google XML Sitemaps

Trường hợp bạn không sử dụng hoặc không muốn sử dụng Yoast SEO để tạo Sitemap, Plugin Google XML Sitemaps là sự lựa chọn thay thế tốt nhất mà bạn cần cân nhắc.

Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Google XML Sitemaps

Ngay sau khi kích hoạt xong, Plugin này sẽ tự động khởi tạo XML Sitemap cho website của bạn. Bạn có thể xem Sitemap của mình bằng cách thêm sitemap.xml vào phần đuôi của địa chỉ website.

VD: https://www.example.com/sitemap.xml

site map website, Aggregation websites
Kiểm tra Sitemap

Bước 2: Cài đặt cấu hình của Plugin.

Plugin này hoạt động hiệu quả cho hầu hết các trang blog và website. Tuy nhiên, bạn vẫn cần xem lại cài đặt để chỉnh sửa lại các thông số cho phù hợp với chiến lược SEO của mình, và đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ bất kỳ điều gì.

Đơn giản, vào Settings » XML-Sitemap để đặt lại cấu hình của plugin.

tạo sitemap cho web, World Wide Web
Vào Settings » XML-Sitemap để đặt lại cấu hình

Ở phần trên cùng của hình, Google XML Sitemaps sẽ hiển thị cho bạn một đoạn thông tin cập nhật trạng thái. Plugin này sẽ thông báo cho bạn trong trường hợp nó không thể ping Sitemap của bạn đến một công cụ tìm kiếm nào đó.

Nếu cảm thấy phiền phức, bạn có thể để tắt đi tính năng thông báo trong phần cài đặt chung. Điều này giúp tăng giới hạn bộ nhớ PHP và nhiều hơn thế nữa.

Tiếp theo, bạn sẽ thấy phần Additional Pages. Tại đây, bạn có thể thêm trang vào XML Sitemap theo cách thủ công. Điều này rất hữu ích nếu trang web của bạn có chứa các trang HTML tĩnh.

tao sitemap, Technology
Thêm trang vào XML Sitemap

Sau đó, bạn có thể tuỳ chỉnh mức độ ưu tiên cho các URL bài viết. Google XML Sitemaps sẽ mặc định sử dụng số lượng bình luận để tính mức độ ưu tiên của URL.

site map là gì, Software
Tuỳ chỉnh mức độ ưu tiên cho các URL bài viết

Hai phần tiếp theo của trình cài đặt plugin sẽ cho phép bạn đưa vào hoặc loại ra một vài trang không mong muốn khỏi Sitemap WordPress. Ví dụ: nếu bạn đang điều hành một website thương mại điện tử, thì bạn chắc chắn sẽ phải đưa những trang sản phẩm vào Sitemap của mình.

kiểm tra sitemap, Computing
Lựa chọn đưa vào hoặc loại ra một vài trang không mong muốn khỏi Sitemap WordPress.

Sau đó, bạn có thể điều chỉnh tần suất (Frequency) và mức độ ưu tiên (Priority) của Sitemap Content. Việc thay đổi các giá trị này được các công cụ tìm kiếm coi là một gợi ý. Các con bot của công cụ tìm kiếm có thể chọn xem xét hoặc phớt lờ các giá trị này dựa trên tiêu chí riêng của chúng.

sitemap xml, Web 2.0
Điều chỉnh tần suất (Frequency) và mức độ ưu tiên (Priority) của Sitemap Content

Cuối cùng, đừng quên nhấp vào nút Update Options để lưu các thay đổi của bạn.

Tạo Sitemap Online tại XML-Sitemaps.com

Trường hợp: Bạn không sử dụng WordPress?

Đừng lo lắng. Nếu không sử dụng WordPress, bạn hoàn toàn có thể tạo Sitemap Online thông qua công cụ XML-Sitemaps.com. Nó sẽ tạo ra file XML để bạn có thể áp dụng vào Sitemap của mình.

website sitemap, Internet
Tạo SiteMap bằng công cụ XML-Sitemaps.com

Bạn chỉ cần thực hiện theo 5 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Click link: https://www.xml-sitemaps.com/

Bước 2: Điền các thông số cần thiết.

Các nội dung thông số bạn cần điền như sau:

  • Starting URL: Gõ địa chỉ website của bạn vào
  • Change Frequency: Nên chọn là daily (bạn có thể chọn thông số phù hợp)
  • Last Modification: Nên chọn Use Server’s Response
  • Priority: Nên để tự động (Automatically Calculated Priority)

Khi hoàn thành tất cả các thông tin, bạn click vào lệnh Start và chờ. Khi chạy xong bạn sẽ nhận được 1 list các file Sitemap (các nội dung cần chú ý: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html và urllist.txt)

Bước 3: Download file XML.

Sử dụng Notepad ++ mở file sitemap.xml để set thông số Priority cho các url theo mong muốn của bạn.

Lưu ý: Thông số Priority quy định sự quan trọng của các url đối với website, nếu Url nào quan trọng nên cho nó cao điểm hơn, cao nhất là 1.0 và thấp nhất 0.10

Bước 4: Up file XML lên website.

Bước 5: Vào Tool SEO Google Search Console để cập nhật Sitemap.

Cách xem Sitemap của website sau khi tạo

Sau khi bạn đã tạo được Sitemap rồi, bạn có thể tiến hành xem Sitemap của website bằng cách thủ công.

tạo sitemap cho website wordpress, Web development
Xem Sitemap sau khi tạo

(Sitemap thường đặt ở site.com/Sitemap.xml. Nhưng đôi khi nó lại phụ thuộc vào CMSloại chương trình mà bạn dùng để tạo Sitemap.)

Sitemap sẽ hiển thị tất cả URL các trang trên website của bạn.

cách tạo sitemap cho website, Web scraping
Sitemap sẽ hiển thị tất cả URL

Các loại Sitemap bạn cần biết 

Có 2 cách thường được dùng để phân biệt các loại Sitemap khác nhau:

Phân loại theo cấu trúc

Theo cấu trúc thì có 2 loại Sitemap: XML và HTML.

  1. XML Sitemap: được tạo ra để giúp bot công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng.
site map, Information retrieval
Ví dụ: XML Sitemap của gtvseo.com
  1. HTML Sitemap: được tạo ra để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên trên website nhờ sự thân thiện, tiện lợi trong lối thiết kế giao diện. Bạn có thể cải thiện thứ hạng website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.
sitemap website, Software development
Ví dụ: HTML Sitemap của Website Apple

Vậy bạn nên dùng XML hay HTML Sitemap? Câu hỏi này gây khá nhiều tranh cãi, nhưng câu trả lời chính xác là sử dụng cả 2. Vì SEO cần dung hoà giữa 2 bên: người dùng và bot công cụ tìm kiếm. Vì vậy, sử dụng cả 2 loại Sitemap trên là cách tốt nhất bạn cần làm.

Phân loại theo định dạng

Theo định dạng thì Sitemap có 4 loại chính như sau:

  1. Image Sitemap: Image Sitemap chứa đựng những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên các website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.
  2. Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn. Google sẽ cần dạng Sitemap này để thu thập những dữ liệu mà cách tổng hợp bình thường không đáp ứng được.
  3. News Sitemap: Sitemap này cho phép bạn kiểm soát nội dung gửi đến Google News. Sơ đồ tin tức này sẽ giúp Google News tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
  4. Mobile Sitemap: Loại Sitemap này chỉ thực sự cần thiết khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động. Theo John Muller, dù bạn có tạo Mobile Sitemap thì nó cũng không giúp tăng điểm Mobile-Friendly cho website của bạn.

Ngoài ra còn có các loại Site maps như: Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-tags.xml,..

Những trang nào cần XML Sitemap?

Trong tài liệu của google, ông lớn này tiết lộ rằng XML Sitemap rất có lợi cho những trang web:

  • Lớn hoặc rất lớn
  • Có kho lưu trữ lớn
  • Chỉ có vài liên kết ngoài
  • Sử dụng nội dung đa phương tiện phong phú: hình ảnh, video,…

Trong thực tế, những loại trang web này chắc chắn sẽ hưởng được những lợi ích rất lớn từ XML Sitemap. Nhưng điều đó không có nghĩa là những trang web khác sẽ không có lợi ích khi áp dụng loại sơ đồ này.

Mỗi trang web đều cần Google để có thể dễ dàng được hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm. Thông qua Sitemap, Google sẽ có thể tìm thấy các trang quan trọng và biết được khi nào chúng được cập nhật lần cuối. 

Vậy trang nào cần dùng XML Sitemap?

Bạn dùng cách nào để quyết định những trang nào được đưa vào XML Sitemap? 

Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về mức độ liên quan của URL cụ thể:

Khi khách truy cập đến URL này, thì nó có cho ra kết quả bạn mong muốn không? Bạn có muốn khách truy cập vào URL này không?

Nếu không, bạn hẳn sẽ không muốn nó trong XML Sitemap của mình. Một tips nhỏ ở đây, nếu bạn không muốn URL hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hãy thêm tag ‘noindex, follow’. Điều này sẽ ngăn Google lập chỉ mục URL đó.

13 Mẹo tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO trong 20 giây

sitemaps, Internet search
Mẹo tối ưu Sitemap

Tạo Sitemap là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào.

Như đã nói ở những phần trên, Sitemap đặc biệt quan trọng đối với những trang web có nội dung lưu trữ không được liên kết với nhau, thiếu liên kết ngoài và chứa nhiều trang con (hàng trăm, thậm chí hàng nghìn trang).

Sitemap không chỉ cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những thông tin chi tiết về cách trang web của bạn được bố trí mà còn có thể bao gồm những dữ liệu có giá trị như:

  • Tần suất cập nhật trang
  • Khi trang được thay đổi
  • Sự quan trọng của mỗi trang và mối liên hệ giữa các trang với nhau

Vậy làm cách nào để tối ưu Sitemap? Hãy cùng tìm hiểu 13 Mẹo tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO dưới đây:

1. Sử dụng plugin tool để tạo Sitemap một cách tự động

Tạo Sitemap sẽ rất dễ dàng khi bạn có các công cụ phù hợp. Như đã nói ở phần tạo Sitemap, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Google XML Sitemaps, Yoast SEO để tạo Sitemap nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn có thể tạo sơ đồ trang theo cách thủ công bằng cách làm theo cấu trúc mã Sitemap XML. Thực tế cho thấy, Sitemap của bạn không cần phải ở định dạng XML. Bạn có thể sử dụng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng là đủ.

Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tạo một XML Sitemap hoàn chỉnh nếu bạn muốn triển khai thuộc tính hreflang. Nghe khá rắc rối đúng không?

Vì vậy, nếu bạn là người mới, hãy sử dụng công cụ tạo Sitemap tự động để thực hiện những công việc này. Như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức của bạn đấy.

Bạn có thể truy cập đường link này để biết thêm thông tin về cách thiết lập Sitemap theo cách thủ công.

2. Khai báo Sitemap của bạn đến Google

Cũng giống như Submit URL, Sitemap có thể được khai báo đến Google thông qua Google Search Console. Từ giao diện chính, bạn chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap

Hãy nhớ kiểm tra Sitemap của bạn và xem kết quả trước khi bạn nhấp vào nút Submit Sitemap nhé. Mục đích của việc này nhằm kiểm tra các lỗi có thể có. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục những trang đích.

Thông thường, tất cả người dùng đều muốn những trang được gửi đi đều được lập chỉ mục. Tuy nhiên không phải tất cả đều sẽ được Google thông qua.

Việc gửi Sitemap sẽ cho Google biết những trang mà bạn cho là chất lượng cao và đáng được lập chỉ mục. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được Google lập chỉ mục.

Thay vào đó, lợi ích của việc gửi sơ đồ trang web của bạn là:

  • Giúp Google hiểu cách trình bày trang web của bạn.
  • Phát hiện các lỗi bạn có thể sửa, nhằm đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng cách.

3. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap

Chất lượng website là một yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế, nếu Sitemap của bạn có quá nhiều trang chất lượng không ổn định, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website.

Từ đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế, hãy cố gắng hướng bots đến những trang quan trọng nhất của website. Những trang này nên có những đặc điểm như sau:

  • Tối ưu hóa cao
  • Chứa hình ảnh hoặc video
  • Có nội dung chuyên biệt
  • Có sự tham gia của người dùng thông qua: nhận xét hoặc đánh giá (reviews)

4. Các vấn đề về lập chỉ mục

Như đã nói ở phần trước, google không lập chỉ mục tất cả những trang mà bạn đặt trong Sitemap. Trước đây, Google Search Console thậm chí không thông báo cho bạn những trang có vấn đề khi lập chỉ mục. 

Ví dụ: nếu bạn gửi 20.000 trang và chỉ có 15.000 trang trong số đó được lập chỉ mục, bạn sẽ không được biết 5.000 “trang có vấn đề” là trang nào và vấn đề là gì.

Vào thời điểm đó, các nhà quản lý đã phải chia nhỏ những trang này vào những Sitemap khác nhau để thử nghiệm. Sau đó loại bỏ những URL không được lập chỉ mục để website của bạn được Google đánh giá cao.

Tuy nhiên, đó chỉ là quá khứ, hiện tại Google Search Console đã update Index Coverage. Các URL bị lỗi sẽ được Google liệt kê ra.

5. Hãy đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap

Nếu website của bạn có nhiều trang rất giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm có màu khác nhau (trong 1 sản phẩm). Bạn có thể sử dụng tag ‘link rel=canonical’ để Google biết trang nào là trang ‘chính’.

Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp bots tìm thấy trang chính dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.

6. Sử dụng tag Robots Meta thay vì Robots.txt 

Như đã nói ở phần trên, nếu bạn muốn loại một trang ra khỏi danh sách lập chỉ mục, bạn có quyền sử dụng tag ‘noindex,follow’. Tag này còn được gọi là meta robots

Việc đặt tag sẽ giúp URL không rơi vào danh sách lập chỉ mục. Nhưng vẫn được bảo toàn giá trị liên kết. Việc này đặc biệt hữu ích cho các trang tiện ích của website: tuy quan trọng nhưng không nên hiển thị trong kết quả tìm kiếm.

Bạn chỉ nên sử dụng robots.txt khi muốn chặn hẳn một số trang không quan trọng nhằm giảm thiểu hao hụt khi bạn hết ngân sách.

Trong trường hợp khác, khi bạn nhận thấy rằng Google đang thu thập lại dữ liệu và lập chỉ mục các trang tương đối không quan trọng (ví dụ: các trang sản phẩm riêng lẻ) bằng chi phí của các trang chính, bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng robots.txt.

7. Không được đưa URL ‘noindex’ vào Sitemap

Khi bạn đã không muốn bots thu thập và lập chỉ mục một URL nào đó, tốt nhất bạn nên bỏ nó khỏi Sitemap. 

Việc bạn đặt cả những trang không quan trọng vào cùng chỗ với những trang quan trọng sẽ thể hiện sự thiếu nhất quán.

Hãy chỉ đặt những URL mà bạn muốn lập chỉ mục vào Sitemap thôi nhé.

8. Tạo XML Sitemap động cho những trang web lớn

Việc kiểm soát từng URL trong Sitemap của những website lớn là hoàn toàn không thể. Thay vào đó, bạn nên thiết lập những quy tắc để xác định khi nào một trang sẽ được đưa vào XML Sitemap hoặc thay đổi từ ‘noindex’ sang “index, follow.”

Bạn có thể tìm một tool thích hợp để tạo XML Sitemap động một cách nhanh chóng.

9. Sử dụng XML Sitemap và RSS/Atom Feeds

RSS/Atom feeds là một dạng XML, nó tạo ra kênh tóm tắt thông tin. 

RSS có vai trò thông báo đến những công cụ tìm kiếm mỗi khi trang của bạn cập nhật hoặc có thêm nội dung mới. Từ đó, Google hay Bing sẽ luôn giữ những thông tin mới nhất từ website của bạn.

Google khuyến nghị sử dụng cả Sitemap và RSS / Atom Feeds để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu những trang nào nên được lập chỉ mục và cập nhật.

Bằng cách chỉ đưa nội dung cập nhật mới nhất vào RSS / Atom Feeds, bạn sẽ giúp việc tìm kiếm nội dung mới dễ dàng hơn rất nhiều cho cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập.

10. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi có thay đổi quan trọng

Đừng cố lừa bots lập chỉ mục lại các trang bằng chức năng cập nhật thời gian sửa đổi mà không thực sự tạo ra thay đổi quan trọng nào.

Google có thể xóa hoàn toàn ngày đăng tải của bạn nếu họ phát hiện những trang trong website được cập nhật liên tục mà không xuất hiện thêm giá trị mới nào. 

Vì thế, hãy chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực sự tạo ra những thay đổi cho những trang này nhé.

11. Đừng quá lo lắng về cài đặt ưu tiên

Một số Sitemap sẽ có cột Priority (cài đặt ưu tiên). Chúng có chức năng báo cho bots biết trang nào là quan trọng nhất. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của tính năng này vẫn chưa được chứng thực

Thực tế, một số người sử dụng đã đăng tải trên Twitter rằng Google bot đã bỏ qua những ‘ưu tiên’ này khi thu thập thông tin.

tạo sitemap online, Online databases
Cài đặt ưu tiên thu thập thông tin

12. Giữ kích thước file nhỏ nhất có thể

Kích thước Sitemap càng nhỏ, áp lực lên máy chủ sẽ càng ít hơn.

Mặc dù Google và Bing đều tăng kích thước file Sitemap tối đa cho webite từ 10 MB lên 50 MB vào năm 2016. Nhưng bạn vẫn nên giữ cho Sitemap của mình gọn gàng nhất có thể để ưu tiên các trang đích chính của mình.

13. Tạo nhiều Sitemap nếu website chứa hơn 50.000 URL

Mỗi bản đồ Sitemap chỉ có thể chứa tối đa 50.000 URL.

Con số này là quá đủ cho hầu hết các website ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu website của bạn có URL nhiều hơn con số này thì cũng đừng lo lắng.  Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm Sitemap khác nhau để chứa những URL này nhé.

Case study của GTV về Sitemap

Chuyện cũng không có gì quá nghiêm trọng, khi mà website khách hàng của tôi bị lỗi Sitemap do xung đột Plugin Yoast SEO và các Plugin tạo sitemap khác. 

Và bạn biết đó, lỗi sitemap sẽ không ảnh hưởng quá nhanh để bạn nhận ra nhưng chúng từ từ. Khoảng thời gian xung đột được tôi xác định là Tháng 1, tuy nhiên đến tháng 4 website mới bắt đầu “lao dốc chầm chậm” và tốc độ tăng trưởng khá chậm. Lúc đó tôi nghĩ là việc Google Update thuật toán nên không cẩn thận kiểm tra Sitemap.

Mãi đến đầu tháng 7 tôi Audit tổng thể website (3 tháng GTV sẽ audit tổng thể dự án 1 lần) và phát hiện ra lỗi về Sitemap này.

Lúc đó tôi đã nhắn team code chỉnh sửa các lỗi xung đột và submit lại Sitemap. Tình hình thay đổi khi traffic và top tăng trước trở lại (tuy không quá nhanh).

Lỗi Sitemap là 1 trong nhiều lỗi kỹ thuật SEO (lỗi Technical SEO) do đó sức ảnh hưởng của nó không quá nhiều. Tuy nhiên việc bạn không cẩn thận tạo và Submit Sitemap thì đây có lẽ là vấn đề khiến website của bạn không thể tăng trưởng vượt bậc.

Dưới đây là hình ảnh website tăng trưởng về mặt traffic cũng như top của dự án:

tạo sitemap cho website, Search engine software
Hình ảnh tăng trưởng khi submit Sitemap đo lường trên Google Analytics
cách xem sitemap của website, Information economy
Tiếp theo là Google Search Console

Bạn thấy đó, việc lỗi sitemap đã khiến website bị đánh rớt hạng rất mạnh vào đầu tháng 5 – đợt core update của Google. Hiện tại website đã ổn định và tăng trưởng trở lại. 

Bạn có thể tham khảo thêm TOP 15 công ty SEO chuyên nghiệp và uy tín nhất 2023 tại đây nhé.

Kết luận

Sitemap là một công cụ đem lại những lợi ích và chức năng đáng kể cho quá trình SEO. Nó hỗ trợ bots, giúp Google tìm đến những bài viết website của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó tối ưu khả năng hiển thị của website lên SERPs. 

Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc nâng cao khả năng nhận diện cho website. Hy vọng bài viết này với sự hướng dẫn sitemap là gì này sẽ giúp bạn hiểu hơn về Sitemap là gì và cách vận dụng chúng. Chúc các bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề:

  • Robots.txt là gì? 3 Cách tạo file robots.txt cho wordpress
  • Thẻ Hreflang là gì? Cách thêm “Hreflang” cho website WordPress
  • Cấu trúc trang web: 15 tiêu chuẩn tối ưu chuẩn SEO
  • Crawler là gì? Những yếu tố bạn cần biết về Web Crawler (2020)
  • Canonical URL là gì? 7 Sai lầm sử dụng thẻ Canonical Tag trong SEO
  • Redirect 301 là gì? Kĩ thuật redirect giúp tăng 300% Organic traffic
  • 20 Tool kiểm tra tốc độ web miễn phí cực chính xác
  • 10 cách để Google Index trang Web của bạn hiệu quả nhanh nhất
  • Duplicate Content là gì? Cách Check Duplicate Content Checker Online
 

Từ khóa » Sitemap Là Gì