SKKN Một Số Biện Pháp Dạy Trẻ Mẫu Giáo Lớn Biết Yêu Thương Chia Sẻ
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Mầm non - Tiểu học >>
- Mầm non
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.07 KB, 30 trang )
SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻTTA12BIIIIII123IV12344.14.24.34.456VC123Mục lụcNội dungMỤC LỤCSơ yếu lý lịchPhần thứ nhất: Đặt vấn đềLý do chọn đề tàiPhạm vi và thời gian thực hiện đề tàiPhần thứ hai: Những biện pháp để giải quyết vấn đềCơ sở lý luậnCơ sở thực tiễnThực trạngThuận lợiKhó khănCác số liệu điều traMột số biện pháp dạy trẻ MG lớn biết yêu thương chia sẻBiện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡngBiện pháp 2: Phối hợp với phụ huynhBiện pháp 3:Tạo môi trường học tập thân thiện thu hút trẻBiện pháp 4: Dạy trẻ yêu thương chia sẻ qua các hoạt độngngoại khóaDạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đìnhDạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bèDạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến người lao độngDạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và convậtBP 5: Dạy trẻ yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thểBP 6: GD trẻ biết yêu thương chia sẻ trên các hoạt động họcKết quả đạt đượcKết luận và khuyến nghịKết luậnBài học kinh nghiệmKhuyến nghịSơ Yếu Lý Lịch1Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêTrang12335556667788811141416181920212627272728SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻHọ và tên : Đặng Thị Thu TrangNgày sinh : 07- 12- 1980Nghề nghiệp : Giáo viênNơi công tác : Trường mầm non Cự KhêTÊN ĐỀ TÀI“Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo lớn biết yêu thương, chia sẻ”A: PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ1: Lý do chọn đề tài:2Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ“Là người ai cũng cần có tình yêu thương, trao yêu thương và nhận lại yêuthương đó như một nhu cầu hạnh phúc mà mọi người ai cũng tìm kiếm trên suốthành trình sống của mình. Tình yêu thương không phải bỗng dưng mà có được, nóphải được nuôi nấng dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Để hiểu yêu thương là gì cũng cầnmột chặng đường dài học hỏi, trải nghiệm mới thấy được giá trị của nó”Tình yêu thương là mặt trời, là thi ca của cuộc sống. Nó bắt nguồn từ sâuthẳm trong tâm hồn mỗi người. Yêu thương là tìm thấy hạnh phúc của mình tronghạnh phúc của người khác. Tình cảm yêu thương, lòng nhân hậu của con ngườidành cho con người nó được biểu hiện bằng sự cảm thông, chia sẻ, hi sinh, mà cộinguồn của nó là lòng trắc ẩn yêu thương.Trong xã hội công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay, cùng với nhịp đập hốihả của cuộc sống, con người cũng bận rộn hơn, gấp gáp hơn. Trong sự bận rộn vàgấp gáp ấy, đôi khi vô tình chúng ta bỏ lại phía sau sự yêu thương, chia sẻ của mìnhđối với những người khác trong gia đình, xã hội. Hay nói cách khác, đây chính làsự vô tâm không để ý đến những người xung quanh. Hơn lúc nào hết, chúng ta cầnhiểu rằng cho dù ở thời đại nào thì yêu thương và chia sẻ vẫn là điều cần thiết đểgiúp con người vượt qua nỗi đau của cuộc sống là sợi dây nhân ái gắn bó người vớingười, nhà với nhà và quan trọng hơn nó gắn kết toàn xã hội.Thật xúc động biết bao khi tôi đọc được trên báo 24h câu chuyện về cậu bétên Trường mới 5 tuổi đã biết chăm sóc mẹ “Đôi bàn tay bé xíu, vừa xúc cơm vừađỡ đầu mẹ, bé Trường nhẹ nhàng đút từng thìa cho mẹ rất thuần thục. Một nămnay, mọi việc chăm sóc người mẹ bị bệnh nan y đang lay lắt những ngày cuối đờiđều do cậu bé chưa tròn 5 tuổi này lo hết. Hàng ngày cậu tự tắm rửa, tự ăn, tựchơi, tự học. Nhìn chúng bạn được ba mẹ đón đưa, được chơi đủ trò trong trưanắng, thèm lắm nhưng cu cậu không dám đi chơi xa, chỉ quẩn quanh bên mẹ, “ởnhà còn xoa dầu, bóp tay cho mẹ đỡ đau”. Còn đang ở tuổi “ăn chưa biết no nghĩchưa tới” cậu bé lấy đâu ra sức lực để làm những việc mà ngay cả với người lớncũng cảm thấy vô cùng vất vả? Phải chăng đó chính là sức mạnh của tình yêuthương vô bờ mà em dành cho mẹ, tình yêu thương đã cho em đôi cánh của thiênthần để em làm nên điều kì diệu trong những việc làm vô cùng giản dị ấy.Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Mộttrong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ ở đứacon của mình trong tương lai đó là bé sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, vàtrước hết là có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người như bé3Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻTrường. Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều tuyệt vời như mơ ước củacha mẹ. Không ít trong số đó trở thành những kẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức vàkhi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, tiếp theo là cộng đồng, xã hội.Cũng như ước mơ của các bậc phụ huynh, chúng tôi - những giáo viên mầmnon cũng luôn mong muốn những học trò thân yêu của mình lớn lên sẽ trở thànhmột người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non khôngchỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quantrọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người. Vì vậy dạy cho trẻ biết cáchyêu thương từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ trở thành người có nhân cáchtốt trong tương lai.Có rất nhiều khó khăn để chúng tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục củamình, nếu không tìm ra các giải pháp phù hợp thì sẽ tạo ra sự phát triển không đồngđều về nhận thức và với nhiều tính cách khác nhau trẻ khó có thể hoà nhập với môitrường mới với cô giáo và các bạn ảnh hưởng đến kết quả và chất lượng chăm sócgiáo dục trẻ.Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống như biếtyêu thương thực sự chưa được chú trọng phần lớn chỉ tích hợp nội dung này trongtiết học kể chuyện, thơ (với những câu chuyện bài thơ có nội dung phù hợp) hoặcxử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn.Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ nhu cầu, đòi hỏi củaphụ huynh. Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát,bài thơ, chữ gì hay số mấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kĩ năngcho trẻ. Người giáo viên đôi khi bị cuốn theo đòi hỏi, nhu cầu của phụ huynh, bêncạnh đó cũng có nhiều cô giáo chưa thấy được việc dạy trẻ biết yêu thương chia sẻsẽ góp phần quan trọng trong giáo dục hình thành nhân cách trẻ, hơn nữa việc dạytrẻ biết yêu thương chia sẻ là một lĩnh vực rất mới không có nhiều tài liệu để thamkhảo đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm ra cácbiện pháp phù hợp và phải có sự phối hợp đồng bộ giữa phụ huynh và nhà trường.Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các bé biết yêu thương,chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn mày mò, ứngdụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơhội được thể hiện sự yêu thương, chia sẻ tới cô giáo, bạn bè và mọi người xungquanh và tập hợp ‘‘Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chiasẻ” tôi đã ứng dụng hiệu quả để chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp.4Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ2.Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài2.1 Phạm viĐề tài này thực hiện tại lớp A2 (5 tuổi) khu a Trường mầm non Cự Khê - HuyệnThanh Oai – TP Hà Nội2.2 Thời gianĐề tài được thực hiện trong năm học 2014-2015.B. PHẦN THỨ 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI. Cơ sở lí luậnMỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là pháttriển tất cả khả năng của trẻ, phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cáchcon người đặc biệt là dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ, làm tiền đề cho sự phát triểntốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dụcmầm non, là người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức một phần nhỏ bé củamình vào việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm gópphần hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ.Theo ThS. Trần Chí Vĩnh Long - Giảng viên tâm lý học, trường Đại học Tàichính – Marketing thì trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hành vi của chúng tương đối dễ xácđịnh. Nếu động cơ vì xã hội chiếm ưu thế thì trẻ sẽ thực hiện những hành vi mangtính đạo đức tốt đẹp. Ngược lại nếu động cơ nhằm thoả mãn quyền lợi riêng chiếmưu thế thì trong nhiều trường hợp trẻ sẽ hành động nhằm tìm kiếm những quyền lợicá nhân ích kỷ, dẫn đến những sai phạm nghiêm trọng về quy tắc đạo đức xã hội.Đối với những đứa trẻ này cần áp dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, cóhiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của nhân cách đã được hình thành một cáchbất lợi này, trước hết phải cảm hoá trẻ bằng tình yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ởchúng sự yêu thương và quan tâm đến những người xung quanh, tạo ra những tìnhhuống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.Tuy nhiên, mỗi một đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cátính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay bố mẹ đềukhông có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng, vì vậy việc áp dụngcác biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạtvà mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. Đó là cốt lõi tronggiáo dục cho trẻ có được nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai.II. Cơ sở thực tiễn5Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻTrường mầm non Cự khê, nơi tôi đang công tác có thể nói là một ngôi trườngthân thiện với đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường là những người cótâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết củamình cho sự nghiệp trồng người. Việc giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ vớingười thân bạn bè, những người xung quanh, con vật và cây cối đã được nhàtrường chú trọng và coi đây là nội dung quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ.Song, do khả năng, nhận thức của giáo viên cũng như yêu cầu của phụ huynh vàđiều kiện cơ sở vật chất cũng như tài liệu tham khảo để định hướng cho giáo viêntrong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn ít nên kết quả thực hiện nội dungnày chưa thực sự hiệu quả và không đồng đều nhất quán ở các lớp.Lớp tôi là lớp 5 tuổi chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các conmột môi trường giáo dục tốt nhất, mong muốn dạy các con biết yêu thương chia sẻvới mọi người để hình thành cho các con nhân cách tốt đẹp trước khi các con bướcvào tương lai.Để thực hiện mục tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng củalớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:III. Thực trạng1. Thuận lợiTrong những năm gần đây các bậc phụ huynh học sinh đã nhận thức một cáchđúng đắn về việc cho con đi học qua trường mầm non, cũng vì lẽ đó lớp mẫu giáongày một đông hơn, trẻ đi học cũng đều hơn.Giáo viên luôn cập nhập thông tin qua sách báo, truyền hình, internet, sử dụngcông nghệ thông tin.Đa số trẻ trong lớp tôi đều đã học qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ nên cónề nếp học tập. Biết quan tâm, chia sẻ giúp đỡ cô giáo và bạn bè.Phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con. Ban phụ huynh lớp tích cực phối hợp vớigiáo viên lớp tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan dã ngoại, các hoạt độngxã hội từ thiện.Bản thân tôi và 1 giáo viên nữa ở lớp đều đã được tham gia các lớp bồidưỡng kĩ năng sống; Giá trị sống nên tích lũy được một số kiến thức cũng như kinhnghiệm dạy trẻ các kĩ năng, các giá trị sống trong đó có kĩ năng biết chia sẻ, yêuthương.2. Khó khăn6Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻLớp tôi có một số bé quá hiếu động như bé: Tùng dương, Tuấn Anh, TuấnTú, Minh ...khả năng tập trung chú ý chưa cao hay quậy phá trong lớp. Bên cạnhđó, lớp lại có một số bé khá nhút nhát, thể trạng yếu không thích tham gia các hoạtđộng tập thể như bé Bảo, Tuyết Nhi, Quỳnh Anh...Lên 5 tuổi ý thức về bản ngã (cái tôi) của các bé đã bắt đầu xuất hiện, trẻ biếtphân biệt một cách rõ ràng giữa bản thân và những người xung quanh. Khả năngphân biệt về nhận thức, về những giới hạn của quyền sở hữu ở một số cháu của lớptôi rất kém, trẻ chỉ biết ích lợi của bản thân mà không để ý đến quyền lợi của nhữngngười xung quanh.Các bé lớp tôi phần lớn được sinh ra trong những gia đình có điều kiện, lại làbé đầu lòng nên rất được ông bà bố mẹ nâng niu chiều chuộng, mọi ý thích của béđều được đáp ứng nên sự chia sẻ và thể hiện tình cảm yêu thương của trẻ với mọingười mọi vật xung quanh còn hạn chế.Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh lớp tôi đều làm nghềmiến, tương, đi chợ nên ít có thời gian dành cho con, phần lớn đều nhờ cậy ông bàvà các cô bác đưa đón con, vì vậy việc thống nhất quan điểm, biện pháp chăm sócgiáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn.Nhiều phụ huynh còn nhầm lẫn giữa sự yêu thương và bao bọc. Đôi khi yêu conquá mà ‘‘che chắn” con quá kĩ.3. Các số liệu điều traTrong năm học 2014-2015 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi( A2) với tổng số cháu là 27 trẻ, tôi đã đánh giá trẻ với các tiêu chí sau:Các tiêu chí đánh giáTrẻ quá hiếu động, hay nghịchSố lượng - Tỷ lệ %7/27 = 25,92%Trẻ nhút nhát, rụt rè, sợ đến lớpTrẻ quan tâm chia sẻ với cô và các bạnTrẻ yêu thương con vật và cây cối5/27 = 18,52%2/27 = 7,4%3/27 = 11,11%Trẻ yêu thương những người lao động4/27 = 14,8%IV. Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ7Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡngĐể có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáoviên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trảinghiệm các kỹ năng giáo dục thực tế.Trẻ mẫu giáo 5 tuổi có đặc thù tâm lý tính cách riêng nên để thấu hiểu và tiếpcận với trẻ tôi đã dành nhiều thời gian đọc các tài liệu về tâm lý học trẻ em, đặc biệtlà tâm lý lứa tuổi của nhà xuất bản đại học sư phạm, và tìm hiểu nhiều nguồn tưliệu trên các kênh giáo dục khác, trên mạng enternet.Qua một thời gian tự học, tự bồ dưỡng tôi cảm thấy mình đã trang bị đượcnhững kiến thức cơ bản về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lứa tuổi mầm non, tôi đã“hiểu” trẻ hơn và có thể thiết kế các hoạt động nhằm giúp các con biết yêu thươngchia sẻ với mọi người mọi vật xung quanh.Tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ cô giáo phải luôn luônlắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần:- Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ chơi hay món ăn mà trẻ ưa thích với bạn bè.- Lắng nghe trẻ, giúp chúng bày tỏ thái độ- Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề- Tôn trọng đồ đạc của trẻ- Dạy trẻ ở mọi lúc mọi lúc mọi nơi, tận dụng mọi tình huống và hoạt độngcó thể tích hợp2. Biện pháp 2. Phối hợp với phụ huynhTôi rất tâm đắc với câu nói của cô Tường Lan giáo viên dạy tâm lý “Con cáichúng ta như một thân cây, chúng hút nước hằng ngày để lớn lên. Nhưng câu hỏiđặt ra là chúng hút nước từ đâu? Chính là từ cha mẹ. Cha mẹ phải là biển hồ chocon trẻ, phải là biển yêu thương để con trẻ có thể dựa vào nó mà lớn lên từng ngày.Chúng cần phải được yêu thương, được tôn trọng, được hiểu và được an toàn trongvòng tay của mẹ cha.”Đúng vậy, yêu thương trước hết phải bắt nguồn từ gia đình. Cha mẹ có yêuthương con cái thì con cái mới khôn lớn, thành người và con cái cũng phải biết ơn,biết yêu thương cha mẹ để khi trưởng thành sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống,trong học tập và công việc để trở thành điểm tựa của gia đình, của cha mẹ.Trẻ biết yêu thương sẽ giúp định hình nhân cách. Nhân cách của trẻ khôngphải ngẫu nhiên mà có, nó được hình thành trên cơ sở của giáo dục, mà trong đógiáo dục gia đình là những bước đi đầu tiên, quan trọng. Cha mẹ phải biết rằng,8Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻtrước khi trẻ theo học ở bất kỳ môi trường giáo dục ngoài xã hội nào thì môi trườnggiáo dục đầu tiên mà trẻ tiếp xúc đó là môi trường giáo dục gia đình. Trong môitrường đó cha mẹ là những người thầy người cô.Tuy nhiên, có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non là yêntâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹlà vô cùng quan trọng, ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò củacha mẹ cũng không hề mờ nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đườngđời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo một nền tảng giáo dục chắc chắn cho békhi trưởng thành.Chính vì vậy, gia đình và nhà trường cần là người bạn đồng hành cùng chíhướng để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Giáo viên cần phối hợp với phụhuynh, giúp phụ huynh nắm được phương pháp giáo dục của nhà trường, thông quađó phụ huynh sẽ hiểu rõ những hoạt động của trẻ ở lớp và có thể tham gia đánh giásự phát triển của trẻ. Mặt khác, phụ huynh cũng đánh giá được cách giáo dục củamình có phù hợp với nhà trường không. Và quan trọng hơn là phụ huynh có điềukiện tiếp xúc với môi trường học tập sinh hoạt của trẻ, có điều kiện gần gũi với cáccô giáo từ đó tạo sợi dây liên kết giữa gia đình và nhà trường, giúp trẻ được sốngtrong một môi trường giáo dục tốt, qua đó còn dạy cho trẻ bài học cần phải có mốiquan hệ tích cực với những người xung quanh.Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhàtrường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụhuynh với một thái độ tích cực thân thiện và chia sẻ, trao đổi cụ thể với phụ huynhvề chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểmtâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinhhoạt của các con.Bên cạnh đó chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (qua traođổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình,thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thờicó biện pháp giáo dục phù hợp.Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thúvị, đó không phải một buổi họp với những văn bản và yêu cầu như lệ thường mà làbuổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy trẻ thật sự. Phụ huynh là những ngườiđầu tiên chia sẻ những mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trườngmầm non, còn chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải9Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻđáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh. Trong buổi tọa đàm chúng tôi đãchia sẻ với phụ huynh: có được tình yêu thương trong gia đình, khi ra ngoài xã hộitrẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm vàchia sẻ. Một con người trưởng thành nếu biết yêu thương người thân, bạn bè thìcũng sẽ nhận lại được nhiều yêu thương, đồng cảm. Yêu thương chính là động lựcđể các con vững vàng hơn trên bước đường đời, có yêu thương để mọi sai lầm đượcsữa chữa, có yêu thương để có được điểm tựa tinh thần vững chắc. Hãy yêu thươngđể con cái chúng ta cũng biết yêu thương.Tôi đã đặt câu hỏi với phụ huynh: Làm thế nào để dạy con cái chúng tabiết yêu thương đúng cách? Câu hỏi này đã nhận được rất nhiều đóng góp quý báucủa các bậc phụ huynh về cách ứng xử với con cái, cách dạy con biết yêu thươngchia sẻ với anh chị em và cha mẹ của mình. Chúng tôi cũng chia sẻ với phụ huynhnhững kiến thức về tâm lí lứa tuổi trẻ lên 5: Trẻ ở độ tuổi này khá nhạy cảm và dễbị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ hãy cho trẻ xemnhững chương trình tivi hoặc đọc cho trẻ nghe những câu chuyện ca ngợi sự quantâm và yêu thương người khác. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy thể hiện tình yêu thươngcủa mình bằng lời nói và cử chỉ trước mặt trẻ. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ bắt đầu tựlập hơn và khả năng thấu cảm cũng bắt đầu phát triển. Các con đã đủ lớn để nhậnbiết cảm xúc của người khác và có thể rất quan tâm đến những rắc rối của mọingười xung quanh. Chính vì thế, cha mẹ cần phải giúp con hiểu được điều con cầnlàm.Thế giới của một đứa trẻ ở tuổi mẫu giáo khá nhỏ bé. Chính vì thế, tốt nhất làcha mẹ nên khuyến khích con giúp đỡ những người xung quanh mà con biết, ví dụnhư sang thăm và tặng quà cho một người hàng xóm bị ốm hoặc giúp quét lá trongsân cho một ông, bà già sống cạnh nhà. Khi bé tập vẽ, cha mẹ có thể khuyến khíchbé tặng các tác phẩm của mình cho những người xung quanhSau thành công của buổi tọa đàm đó tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từphía các bậc phụ huynh đó chính là sự quan tâm chia sẻ thật sự với lớp, với giáoviên. Mỗi buổi chiều một số phụ huynh lại nán lại trong lớp chơi cùng các con,giúp các cô dọn dẹp phòng nhóm. Tất cả các bậc phụ huynh thường xuyên quantâm đến các hoạt động của lớp, ủng hộ rất nhiều nguyên vật liệu, những đồ dùngtrực quan. Chỉ cần giáo viên thông báo hoặc phụ huynh quan sát thấy các cô và cáccon bận rộn với việc chuẩn bị cho lễ hội là nhiệt tình giúp đỡ. Trong mỗi bước10Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻtrưởng thành của các con, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêuthương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh.Để phụ huynh có thể phối hợp tốt với chúng tôi trong việc giáo dục trẻ tôi đãsưu tầm rất nhiều tư liệu quí về dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ để phụ huynh thamkhảo (Phần phụ lục).Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên cácbé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợptrẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụhuynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việclàm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốtđẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường.3. Biện pháp 3. Tạo môi trường lớp học thân thiện cởi mở để thu hút trẻMôi trường thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáoviên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viênvới trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thốngnhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí xắp xếp tạo môitrường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồdùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đốivới trẻ.Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩmcủa trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé, nặn các sản phẩm để trang trí các góc, trongmỗi sản phẩm đã ghi dấu lại sự trưởng thành lớn khôn hàng ngày của các bé.Để lưu giữ những thông điệp yêu thương, để nhắc nhở các bé biết thường xuyênphấn đấu tu dưỡng trở thành những em bé ngoan, những con người nhân hậu sốngcó ích chúng tôi cùng trẻ làm “ Cây yêu thương” của lớp. Trên đó, từng cặp rễ câyvà quả sẽ mang một thông điệp:Ví dụ: Gieo lòng tốt, gặt thân thiện.Gieo khiêm tốn, gặt cao thượng.Gieo kiên nhẫn, gặt chiến thắng.Gieo chăm chỉ, gặt thành công.Gieo cởi mở, gặt thân mật.Gieo niềm tin, gặt phép mầu.11Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻĐể trẻ hiểu chúng tôi đã giải thích rất cặn kẽ những thông điệp đó và thườngxuyên hỏi trẻ: Hôm nay chúng mình đã gieo được gì? Chúng mình gieo chăm chỉ(khiêm tốn...) như thế nào?Trên thân cây chúng tôi gắn hình ảnh những hoạt động đi làm từ thiện, hay giaolưu...của lớp như một hình thức ghi dấu lại những việc có ích trẻ đã làm giúp trẻ cảmthấy tự hào, hứng thú hơn khi tham gia những hoạt động tiếp theo.Để kích thích những việc làm tốt của trẻ có tính liên tục bên cạnh “cây yêuthương” chúng tôi cùng trẻ tạo ra một vườn hoa với tiêu đề “những bông hoa việctốt”, mỗi bông hoa gắn với một việc làm. Ví dụ: Thích giúp đỡ cô giáo và cácbạn...cuối tuần trẻ nào đạt được tiêu chí trên bông hoa sẽ được gắn ảnh. “Cây yêuthương”, “những bông hoa việc tốt” không chỉ giúp cho các bé của lớp tôi trở nênthân thiện, tích cực, thích làm việc tốt hơn mà còn thu hút được sự quan tâm ủnghộ của các bậc phụ huynh.Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, âm nhạccũng là một trợ thủ đắc lực để chúng tôi mang đến cho các bé một cảm giác bìnhyên thoải mái khi đến lớp, làm giảm bớt những căng thẳng bực bội và tính hiếuđộng nghịch ngợm của các bé . Vào buổi sáng sau giờ điểm danh hay trước giờ đingủ, buổi chiều trước giờ phụ huynh đón chúng tôi thường cho các bé nhắm mắtthư giãn lắng nghe nhạc không lời Song from A Secret garden cùng theo đó lànhững lời bình rất dịu dàng trên nền nhạc “Các con hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơthể và thấy mình đang đứng giữa một khu vườn đầy hoa, những bông hoa đủ màusắc tỏa hương thơm ngát, tiếng chim hót líu lo, phía xa xa là cô giáo và nhữngngười bạn thân thiết của con, mọi người đang nhìn con mỉm cười, đến bên con, thìthầm nói với con...tôi yêu bạn lắm, bạn là người bạn tuyệt vời...con cùng cô giáovà các bạn bước vào một khinh khí cầu, khinh khí cầu nhẹ nhàng bay lên đưa convà các bạn đi qua những cánh đồng xanh mướt, những dòng sông êm đềm ...rồikhinh khí cầu từ từ hạ xuống ...bây giờ các con hãy mở mắt ra và trở về với lớp họccủa mình nào”. Sau đó tôi hỏi cảm giác của trẻ sau khi thư giãn và cho trẻ tập nóilời yêu thương với người bạn bên cạnh của mình. Có thể nói những phút giây thưgiãn đã mang lại những hiệu quả tích cực, các bé của lớp tôi trở nên thân thiết vớinhau hơn, bớt nghịch ngợm và thật giàu cảm xúc. Đã có những giọt nước mắt củabé rơi xuống khi tôi nói và cho trẻ tưởng tượng về mẹ, về những người bạn thâncủa mình... Bé Văn Quyến một bé trai rất hiếu động đã nói với tôi rằng “ con ước gì12Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻbạn Bảo Lâm đừng chuyển đi, con sẽ chơi thân với bạn ấy hơn, con sẽ nhường hếtđồ chơi cho bạn”.Vì lớp tôi các bé rất hiếu động nghịch ngợm nhưng cũng rất giàu tình cảmnên ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò chuyện với trẻ cùng trẻ đề ra các nội qui củalớp, nội qui đầu tiên là: Phải đoàn kết yêu thương bạn bè... tôi cũng qui định vớicác bé nếu cả tuần đều ngoan không vi phạm nội qui của lớp thì cuối tuần bé sẽđược đeo huy hiệu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầu làm tổ trưởng ...Những nội qui đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nàocũng cố gắng để được tặng nhiều bé ngoan để được cô giáo và các bạn tôn vinh.Lớp tôi cũng có một số bé mới chuyển đến, sức khỏe yếu, hay nghỉ dài nhưbé: Quỳnh Anh, Tuyết Nhi, Hiếu vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé rất nhút nhát,thường chơi một mình. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôilôi cuốn bé vào các hoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tinnhư: Như ý, Kim Anh, Gia Ninh, đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tácchia sẻ như cùng vẽ tranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn vớimôi trường mới và thích đi học. Bây giờ bé Hiếu, Tuyết Nhi được cô giáo và cácbạn rất yêu quí vì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và hòa đồng với tập thể.Chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấmáp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thểan tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ concủa mình. Trẻ ở lớp gọi chúng tôi là cô xưng con, các bé cũng nũng nịu vòi vĩnh thểhiện tình cảm với chúng tôi giống như mẹ của mình. Không còn khoảng cách giữacô và trò mà như là tình cảm mẹ con thật sự, cũng có những phút giây yêu thươnghờn giận...những khi trẻ mắc lỗi chỉ cần chúng tôi nói các mẹ buồn quá sắp già vàxấu đi rồi là trẻ rất sợ, rối rít xin lỗi và hứa sửa chữa khuyết điểm. Chúng tôi cũngcảm thấy tình thương của mình dành cho các con nhân lên mỗi ngày.Các nhà giáo dục cho rằng, trẻ học nhanh nhất từ bắt chước, thế nên nếumuốn dạy bé thành người biết yêu thương chia sẻ thì cô giáo và bố mẹ phải là tấmgương để các bé noi theo và học tập. Chính vì vậy, trước mặt trẻ các cô giáo ở lớptôi luôn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ cũng như thể hiện tình cảm theo hướng tíchcực với chị em đồng nghiệp, với phụ huynh.4. Biện pháp 4. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua các hoạt động ngoạikhóa13Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻCó thể nói các hoạt động ngoại khóa đặc biệt là việc tổ chức hiệu quả cácngày hội ngày lễ cho trẻ là một hình thức giáo dục hiệu quả và sinh động nhất, giúptrẻ được trải nghiệm các cảm xúc tích cực .Thông qua đó trẻ được học và chia sẻcác kĩ năng sống với cô giáo, bạn bè và cha mẹ .Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất giữa hai cô giáo và ban phụ huynhlớp từ đầu năm học các kế hoạch hoạt động ngoại khóa cho các con. Tôi đặc biệtchú ý đến các ngày lễ hội: Ngày 20/10, ngày Tết Trung Thu, Noel, Tết NguyênĐán, ngày 8/3, sinh nhật tháng của trẻ, với mỗi ngày hội chúng tôi cố gắng sửdụng một hình thức tổ chức riêng nhằm lôi cuốn hấp dẫn trẻ tích cực tham gia hoạtđộng.4.1: Dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đìnhNuôi dưỡng lòng yêu thương cho trẻ là một công việc hết sức thú vị và đòihỏi sự kiên nhẫn, hiểu biết. Cũng tương tự như khi ta xin được một hạt giống quýnào đó rồi mang về trồng trên mảnh đất trước nhà. Mỗi ngày, ta tưới nước giữ ẩmcho chỗ đất gieo hạt, rồi một ngày nào đó hạt sẽ nảy mầm phát triển thành cây chota trái ngọt lành.Cùng với việc dạy trẻ trên những tiết học, tích hợp trong các hoạt động củachủ đề gia đình chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa,các ngày lễ hội như tổng kết chủ đề: “Ngày hội gia đình”, tổ chức “ngày hội yêuthương 20-10” bởi thông qua các hoạt động chuẩn bị, chia sẻ trẻ sẽ hiểu sâu sắchơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình, biết cách chia sẻ cảm xúc vớinhững người thân yêu.Ví dụ 1: Ngày hội gia đìnhNgày hội gia đình năm nay của lớp A2 thật ấn tượng, mặc dù rất bận rộnnhưng tất cả bố mẹ của các bé đều có mặt từ rất sớm cùng các con nặn bánh dẻochay, bên các con trong những trò chơi bố mẹ hiểu con- con hiểu bố mẹ và các tròchơi chung sức...không gian lớp học khi thì tràn ngập tiếng cười khi thì sâu lắng dạtdào cảm xúc khi nghe bố bé Quốc Hùng nói chuyện với con gái qua lời ghi âm điệnthoại “Ba xin lỗi con trai vì ba thường xuyên phải đi công tác xa không được mỗingày cùng mẹ đưa con đến lớp, không cho con đi chơi công viên cuối tuần, conthiệt thòi hơn các bạn.. ba biết con rất buồn, cho ba xin lỗi nhé con trai yêu, nhưngba chắc con sẽ sẵn sàng giúp đỡ ba một việc vì con là con trai ngoan của ba mà...con hãy đi học thật ngoan, ăn cơm nhanh và chịu khó uống sữa vào buổi tối nhé,con hãy thay ba chăm sóc mẹ…cảm ơn con trai nhiều, ba sẽ sớm về bên hai mẹ14Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻcon”. Không chỉ chúng tôi và các bậc phụ huynh xúc động nghẹn ngào khi nghe lờitâm sự, các bé cũng vậy, rất nhiều bé đã chạy đến ôm lấy Quốc Hùng và thể hiệntình cảm yêu thương với bé. Sau ngày hôm đó tôi thấy bé Quốc Hùng như chữngchạc hơn, chịu khó ăn thức ăn và bé cũng được các bạn quan tâm hơn, thân hơntrong các hoạt động của lớp.Ví dụ 2: Ngày 20/10- ngày phụ nữ Việt NamTrước ngày tổ chức lễ hội chúng tôi cùng trẻ trò chuyện về ý nghĩa ngày hội,đưa ra ý định, hình thức tổ chức và thăm dò ý kiến của trẻ về món quà tặng mẹ.Các bé đã cùng nhau làm những bông hoa dán vào bưu thiếp thật đẹp để tặng mẹ vàcùng tô màu dòng chữ ‘ Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi và mẹ em chỉ có mộttrên đời” để tặng mẹ.Các bé còn được tập luyện những bài hát, bài thơ hay nói về bà, về mẹ.Không thể miêu tả hết cảm xúc của các bé lúc ấy, niềm vui niềm tự hào lấp lánhtrên những khuôn mặt ngây thơ. Dường như các bé cũng hiểu mình đang làm mộtviệc tốt, ý nghĩa dành tặng cho những người thân yêu.Chúng tôi cũng chọn chủ đề về mẹ với lời đề từ ấn tượng trên phông sânkhấu: ‘‘Mẹ trong trái tim con”. Ngày hôm ấy, giữa ngập tràn bóng và hoa nhữngthiên thần nhỏ của lớp tôi xếp hàng hai bên cửa lớp chào đón các mẹ. Vào chươngtrình từng tốp các bé lên hát múa và đọc những bài thơ thật hay và ý nghĩa về mẹ,cả lớp như nghẹn lại khi xem cô giáo Bảo Thoa cùng các con hát múa bài ‘‘Nhật kícủa mẹ” và nghe các bé trai nói lời chúc mừng mẹ. Cuối chương trình các phụhuynh rất bất ngờ khi tôi yêu cầu các chị nhắm mắt lại và thư giãn trong tiếng nhạc:‘‘Các chị hãy nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, lắng nghe tiếng nhạc và thấy mìnhđang đứng giữa một cánh đồng đầy hoa, nắng vàng rực rỡ, tiếng chim hót líu lo,có một thiên thần đang chạy đến bên chị, mỉm cười với chị và cất tiếng gọi....”đúng lúc ấy các bé chạy đến bên mẹ và cất tiếng gọi ‘‘mẹ ơi con yêu mẹ nhất trênđời!” rồi xà vào lòng mẹ, ôm hôn mẹ tặng mẹ những bưu thiếp do chính tay bé tựlàm. Cảm xúc như vỡ òa, tất cả các mẹ đều xúc động, những giọt nước mắt tràn đầyhạnh phúc cứ lăn dài trên má.Mẹ bé Văn Quyến cứ cầm tay chúng tôi nghẹn ngào mãi mới nói lên lởi ‘‘Tôicảm ơn các cô, hôm nay là ngày mà tôi cảm thấy hạnh phúc nhất, cảm ơn các cô đãdạy các con biết yêu thương quan tâm tới mẹ, đây cũng là món quà đầu tiên mà béQuyến làm tặng mẹ, tôi vui lắm”15Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻCòn nhiều nữa những hoạt động gắn kết yêu thương giữa cha mẹ và bé củalớp tôi như : ‘‘Ngày hội hóa trang với ông già Noel” mà trong đó các bộ trang phụchóa trang của bé do cả gia đình lên ý tưởng và hợp tác thiết kế. ‘‘Ngày hội trăngrằm” cũng vậy những giỏ quả ngon lành, những con giống ngộ nghĩnh bé mang đếnlớp đều có được từ tình yêu thương sự quan tâm chăm sóc của bố mẹ bé.4.2: Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến bạn bèTrong suốt những năm tháng tuổi thơ, bạn bè là một trong những người quantrọng nhất trong cuộc sống của một đứa trẻ. Nhiều tính cách trẻ em được hình thànhbởi tình bạn mà trẻ có được trong suốt cuộc đời mình. Trên thực tế, trẻ em cũng cóthể hình thành tình bạn cả tích cực và tiêu cực.Vì vậy, trẻ phải học hỏi không chỉ làm thế nào để có bạn bè trong suốt thờithơ ấu mà còn làm thế nào để hình thành tình bạn tích cực với các bạn đồng tranglứa của mình. Là cô giáo những người gần gũi trẻ nhất, có một số cách để chúng tacó thể giúp các bé yêu của mình có được tình bạn tích cực, biết yêu thương chia sẻvới bạn bè.Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi thân ái đoàn kết với các bạn trong lớp,chúng tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sựquan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như tổ chức sinh nhật tháng, giao lưu giữa cáclớp, “viết” thư thăm bạn ốm, phát động thi đua “đôi bạn tốt” để trẻ tự học hỏinhững ưu điểm của bạn và phát huy thế mạnh của mình.Đặc biệt, ngày 8/3 năm nay để giúp trẻ biết yêu thương chia sẻ và thể hiện tìnhcảm với các bạn của mình chúng tôi đã tổ chức hoạt động giao lưu cho trẻ với chủ đề“ Hoa tình bạn” tại lớp. Ngày hôm ấy các bé gái không chỉ nhận được sự quan tâmgiúp đỡ chia sẻ của các bạn trai trong lớp mà các bé còn có “một ngày trọn niềmvui” với rất nhiều bất ngờ mà các cô giáo và các bạn trai mang lại. Tại lớp A2 hômđó các bé được các cô giáo chuẩn bị sân khấu, bàn tiệc và rất nhiều các trò chơi giaolưu vui nhộn như: di chuyển bóng bằng má, đút bim bim cho bạn…các bé đã rất tựtin múa hát và thể hiện tình cảm với các bạn nam nữ trong khối.Buổi chiều hôm ấy, trong không khí ấm áp yêu thương của lớp học, trongtiếng nhạc rộn ràng từng bé trai tự tin dắt một người bạn gái ra cúi chào khán giả.Giống như một cuộc thi sắc đẹp các bé gái cũng được các cô giới thiệu tên, sở thíchvà cả năng khiếu riêng nữa, rồi các bé được nghe các bạn trai hát tặng những bàihát mà cả lớp yêu thích. Hồi hộp và thích thú nhất khi từng bạn trai lên tiết lộ ‘‘bímật” mình quí bạn gái nào nhất và tự tin dắt tay bạn lên tặng cho bạn những món16Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻquà xinh xinh do chính mình lựa chọn, phải nói rằng các bé trai của lớp tôi rất tâmlí khi biết chọn cho các bạn của mình những chiếc nhẫn và nơ cặp tóc màu hồngđáng yêu. Tôi tin rằng các bé gái sẽ không bao giờ quên được giây phút các bạn trailên tặng hoa, quà và nói lời chúc mừng bởi vì tôi đọc được trong ánh mắt các conniềm vui, tự hào vì được các bạn yêu thương chia sẻ, một số phụ huynh còn phảnhồi lại rằng chưa có bao giờ mà bé nhà mình lại vui như thế kể chuyện ở lớp mãikhông chịu ngủ, và giữ mãi chiếc nhẫn trong tay như báu vật.Lớp tôi số lượng trẻ trai đông, các bé tương đối hiếu động nghịch ngợmnhưng cũng rất giàu tình cảm nên ngay từ đầu năm chúng tôi đã trò chuyện với trẻcùng trẻ đề ra các nội qui của lớp, nội qui đầu tiên là: Phải đoàn kết yêu thương bạnbè... tôi cũng qui định với các bé nếu cả tuần đều ngoan không vi phạm nội qui củalớp thì cuối tuần bé sẽ được đeo huy hiệu bé ngoan và có cơ hội được các bạn bầulàm tổ trưởng và được ghi tên ngoài bảng cho bố mẹ xem, được cắm cờ. Nhữngnội qui đó do trẻ tự đề ra nên trẻ cố gắng thực hiện rất nghiêm túc, bé nào cũng cốgắng để được đeo huy hiệu để được cô giáo và các bạn tôn vinh.Lớp tôi cũng có một số bé sức khỏe yếu, hay nghỉ dài như bé: Tuyết Nhi,Quỳnh Anh... vì vậy mỗi khi đi học đến lớp các bé rất nhút nhát, thường chơi mộtmình. Để giúp các bé mạnh dạn, thích đi học đến lớp, chúng tôi lôi cuốn bé vào cáchoạt động tập thể, khéo léo gợi ý để những bé mạnh dạn tự tin như: Kim Anh, NhưÝ, Gia Ninh, đến kết bạn, tạo cho các bé nhiều cơ hội hợp tác chia sẻ như cùng vẽtranh, nặn quả, làm đồ chơi...dần dần các bé đã quen hơn với môi trường mới vàthích đi học. Bây giờ bé Tuyết Nhi, Quỳnh Anh được cô giáo và các bạn rất yêu quívì bé rất ngoan, biết nhường nhịn bạn và hòa đồng với tập thể.Ngày qua ngày, các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp trong sángthánh thiện. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cảmọi người, mỗi ngày đến lớp với bé là một ngày vui.4.3: Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm đến những người lao độngKhông chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình, cô giáovà bạn bè chúng tôi luôn dạy các con lòng biết ơn, biết yêu quí những người laođộng xung quanh bé như bác bảo vệ, bác đầu bếp, bác lao công...Có một thực tế buồn là đầu năm học khi chúng tôi hỏi trẻ tên các cô báctrong trường hầu như trẻ chỉ nhớ tên các cô giáo bé đã từng học qua, khi hỏi tên các17Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻbác lao công, bác bảo vệ trẻ không thể nói được...chúng tôi đã trò chuyện rất nhiềuvới các bé, cho bé thấy những việc làm thầm lặng của các bác đã đem lại cho bémột môi trường an toàn, xanh sạch đẹp để các bé vui chơi học hành...các bé dườngnhư cũng hiểu và tỏ ra rất tò mò mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về các báclao công trong trường. Sau một tuần tìm hiểu về tên tuổi, công việc, dụng cụ laođộng... của các bác lao công chúng tôi đã tổ chức mời các bác đến lớp. Hai bác laocông đã rất bất ngờ khi được đón tiếp nồng hậu trong một không gian đầm ấm vuivẻ. Suốt buổi hôm ấy tên của hai bác được trẻ gọi to rất nhiều lần với tất cả lòngkính trọng, rồi các bé múa hát, đọc thơ cho các bác nghe và nói lời cảm ơn, tặnghoa cho các bác. Giây phút cảm động nhất, bất ngờ nhất là khi hai bác được mờilên đi trong “đường hầm yêu thương” của các bé, đôi mắt bịt kín để các bác có thểnghe và cảm nhận những lời nói yêu thương bằng cả trái tim mình “con yêu bácnhiều lắm; cảm ơn bác đã quét dọn sân trường sạch sẽ; bác vất vả quá con thươngbác lắm; bác thật dịu hiền...” những lời nói yêu thương ấy chắc chắn sẽ đi theo cácbác suốt cuộc đời làm vơi đi những nhọc nhằn vất vả lo toan, làm cho bác thấy yêucông việc hơn, tự hào vì mình đã được yêu thương kính trọng, còn với các bé củalớp tôi không chỉ là những lời nói yêu thương, các bé thật sự trân trọng những việclàm của các bác, mỗi lần chúng tôi cho các bé xuống sân trường thấy các bác là cácbé reo lên chào và chạy ùa đến ríu rít chuyện trò với bác và giúp bác nhặt lá bỏ vàothùng. Thật hạnh phúc khi chứng kiến giây phút đó, trong lòng chúng tôi cũng tràolên cảm xúc yêu thương.4.4: Dạy trẻ biết yêu thương quan tâm chăm sóc cây cối và các con vật nuôiTrẻ lớp tôi đa phần được ở nhà cao tầng, mới xây dựng không có vườn đểtrồng cây, trồng rau nên ít được tiếp xúc tìm hiểu khám phá thiên nhiên, chính vìvậy chúng tôi đã tạo cho các bé một góc thiên nhiên xanh với rất nhiều nguyên vậtliệu mở giúp các bé được thực hành kĩ năng gieo hạt chăm sóc cây, qua đó giáo dụccho các bé tình yêu thiên nhiên, biết quan tâm bảo vệ môi trường, và đặc biệt quahoạt động này các bé học được kỹ năng chia sẻ với bạn bè, biết trân trọng thànhquả lao động của mình và của bạn. Chính vì vậy khi tham gia các hoạt động ngoàitrời trẻ lớp tôi cũng rất quan tâm đến vườn rau của các lớp, những thay đổi dù nhỏthôi của vườn rau cải trẻ cũng phát hiện ra, nhìn vườn rau cải bị sâu ăn xơ xác cácbé xót xa vô cùng quên đi nỗi sợ hãi cùng nhau tìm bắt bằng hết những con sâu“hung ác”. Bé Thanh Thúy còn hỏi tôi “Cô ơi ! cây rau cải bị sâu ăn thế này có đaukhông ạ, nó có sống được nữa không?”. Câu hỏi ngây thơ của bé cho thấy bé đã18Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻbiết quan tâm và yêu thiên nhiên cây cối biết nhường nào. Yêu thiên nhiên thíchchăm sóc cây cối đã trở thành bản năng của các bé lớp tôi.Không chỉ dạy bé biết yêu quí chăm sóc và bảo vệ cây cối chúng tôi còn tạo cơhội để các bé chăm sóc, chơi đùa với các con vật nuôi bé nhỏ xinh xinh như mèocon, chó con, gà và thỏ. Bởi thông qua việc chăm sóc thú cưng sẽ giúp các bé pháttriển lòng yêu thương, sự chia sẻ trong cách sống với những người quanh mình. Quanhững vật nuôi và quá trình chăm sóc chúng, trẻ sẽ học được lòng vị tha, sự chia sẻvà cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, trẻ còn thể hiện được tinh thần tráchnhiệm và sự trưởng thành của mình qua từng giai đoạn.Chính vì vậy, khi thực hiện chủ đề thế giới động vật tôi đã mang một chúmèo xinh xinh mang đến lớp và giao nhiệm vụ chăm sóc cho các bé. Các bé rấtsung sướng đặt tên cho chú là “em mèo Mi Mi”, mèo Mi Mi được các bé chăm sócrất tận tình chu đáo ngày nào các bé cũng gói một ít thức ăn ở nhà mang đến lớpcho “em mèo” ăn, bất cứ khi nào rảnh rỗi các bé đều ra ôm ấp vuốt ve, tất cả nhữngvận động, sở thích của Mi Mi các bé đều nắm được. Vào những ngày trời rét đậmsợ em mèo bị lạnh các bé còn xin tôi cho Mi Mi vào trong góc phòng đồ rồi mangvải đến làm ổ, nhờ mẹ may cho Mi Mi một cái áo len xinh xinh. Chúng tôi khôngcần phải dạy các bé phải biết yêu thương con vật bởi qua quá trình chăm sóc mèo ởcác bé đã nảy sinh rất nhiều tình cảm vượt qua cả những mong đợi của chúng tôi.Những ngày cuối tuần không ai đến lớp để chăm sóc mèo được thế là các bé thayphiên nhau mang mèo về nhà..tình yêu của các bé đã tạo một hiệu ứng mạnh mẽ lantỏa tới các bậc phụ huynh, cả các bé và bố mẹ đều háo hức chờ đến lượt mình đượcmang “em mèo” về nhà nuôi. Mi Mi đã trở thành một người bạn thật sự của các bé,các bé có thể quên một số việc nhưng không bao giờ quên cho Mi Mi ăn và uốngnước đúng giờ.5. Biện pháp 5. Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ thông qua trò chơi tập thểVới trẻ mầm non khả năng giao tiếp tốt trong tập thể giúp trẻ thích nghi dễdàng, nhanh chóng với môi trường mới, thầy cô, bạn bè mới, và những đòi hỏi mớicủa hoạt động học tập. Ý thức và tinh thần tập thể sẽ giúp trẻ tránh được những xungđột không đáng có giữa trẻ với nhau, giữa trẻ với thầy cô, làm nảy sinh ở trẻ lòng vịtha, sự quan tâm đến người khác và trên cơ sở đó phát triển những mối quan hệ thânthiện, gần gũi, cảm thông giữa trẻ với những người xung quanh. Tất cả những điềunày tác động một cách tích cực lên trẻ, làm cho trẻ cảm thấy hứng thú muốn đếntrường, muốn giao tiếp với cô, bạn bè và muốn học.19Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻTrong quá trình dạy trẻ tôi đã thiết kế một số trò chơi giúp trẻ thân thiện,đoàn kết hơn. Ví dụ:* Trò chơi 1: Đường hầm yêu thương- Mục đích: Phát triển kĩ năng thể hiện tình cảm và nói lời yêu thương của trẻ.(Trò chơi mang lại cho người nghe rất nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được tônvinh, quan tâm. Trò chơi này có thể sử dụng trong các buổi giao lưu hoặc tổ chứcsự kiện).- Chuẩn bị: Một khăn tay, 2 đường hầm.- Tiến hành: Cô giáo giúp trẻ bịt mắt người được mời đi trong đường hầm. Các trẻxếp thành hai hàng dọc, một trẻ sẽ dẫn người bị bít mắt đến từng hàng, các trẻ kháclần lượt nói thầm lời khen tặng, lời yêu thương với người bị bịt mắt: “Bạn thật xinhđẹp, bạn học giỏi thế, tớ yêu bạn lắm”...* Trò chơi 2 : Tôi muốn..... như bạn- Mục đích: Phát triển sự chú ý của trẻ đến những nét đẹp hay tính cách tốt củangười khác. Phát triển ý thức mang cảm xúc tích cực đến cho người khác.- Chuẩn bị: Phòng rộng.- Tiến hành: Cô giáo nói với nhóm trẻ: Bạn nào cũng có những nét dễ thương haytính tốt riêng. Bây giờ chúng ta cùng nghĩ xem người bạn bên cạnh có nét gì đángyêu nhé.Sau khi trẻ nghĩ xong, cô giáo yêu cầu từng trẻ nói với người bạn bên cạnh:Tôi muốn ... (tóc dài, vui vẻ, dễ thương, thông minh..) giống bạn.* Trò chơi 3: Tình bạn thân thiết- Mục đích: Trẻ thể hiện các cử chỉ thân thiết vui nhộn cùng bạn bè tạo cảm giácgần gũi thân thiện giữa trẻ với nhau.- Chuẩn bị: Ghế xếp vòng tròn trong lớp hoặc ngoài sân- Tiến hành: Cô giáo hát: Ngồi bên nhau mình nắm tay nhau....Trẻ hát: Nắm tay nhau mới là thân nhau.(Để tạo tình huống vui nhộn, cô có thể hát: Ngồi bên nhau mình thơm má nhau...)6. Biện pháp 6. Giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ trên hoạt động họcNhững nội dung tích hợp trên lớp đôi khi còn hời hợt chưa có tác dụng khơigợi cảm xúc và kích thích mong muốn được thực hiện ở trẻ. Chính vì vậy tôi đãnghiên cứu tài liệu sưu tầm và thiết kế một số giáo án nhằm dạy trẻ biết yêuthương chia sẻ.20Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻa. Giáo án 1: Tình yêu thương đối với cây cối, thiên nhiên (Tiến hành trong 20phút)* Mục tiêu:Học xong bài này trẻ có khả năng:- Bước đầu nhận được các biểu hiện của tình yêu thương và ý nghĩa của tình yêuthương.- Biết yêu thương những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, mọi ngườixung quanh; biết sống gần gũi với thiên nhiên và yêu quý thiên nhiên.* Chuẩn bị:- Bài hát "Cả nhà thương nhau" nhạc và lời cùa Phan Văn Minh- Clip truyện : "Cây cũng biết đau".* Tiến hành:- Ổn định: Cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau"Hỏi trẻ: Bài hát nói lên điều gì?- Bài hát nói về tình cảm yêu thương giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Songngoài tình yêu thương với những người thân trong gia đình, con người còn cầndành tình yêu thương cho những ai? Tình yêu thương phải được biểu hiện như thếnào, Tình yêu thương có ý nghĩa như thế nào? Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ tìmhiểu.- Hoạt động 1: Giáo viên kể chuyện cho trẻ nghe hoặc cho trẻ xem Clip: Truyệncây cũng biết đauCó một cái cây con, không biết ai trồng, mọc ngay ở bên đường em đếnlớp. Sơn bảo đó là cây xoan. Hà bảo đó là cây táo. Cả hai đều cho là mình nóiđúng. Thế là Hà đưa tay bẻ ngay một cành con mang về hỏi mẹ, mẹ kêu lên: Saocon lải bẻ cành xoan như thế? Cành là tay của cây đấy. Con bẻ thế này thì câylớn làm sao được?Hà nhìn chiếc cành nhỏ, lá rủ xuống buồn rầu. Em chạy ra chỗcây xoan để trả lại cành cho cây thì không được nữa rồi. Ở chỗ cành bị gẫy, cógiọt nước chảy ra, như giọt nước mắt. Đúng là cây đã bị đau ...Từ buổi ấy, hễ thấy bạn nào đứng gần cái cây non, Hà lại nhắc: Đừng bẻcánh cây nhé, nó đau đấy!Hỏi trẻ: + Câu chuyện nói đến tình yêu thương của ai với ai?+ Bạn Hà thể hiện tình yêu thương với cây con như thế nào?- Hoạt động 2:- Cho trẻ thảo luận nhóm về cách thể hiện tình yêu với cây cối, thiên nhiên21Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp trao đổi, thảo luận chung.Gửi đến trẻ thông điệp: Con người không những cần phải yêu thương ngườithân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh, mà còn phải yêu thươngyêu thiên nhiên và cả thế giới xung quanh.Tình yêu thương đó cần phải được thể hiện ra bằng thái độ, lời nói, việc làm,hành động phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.b. Giáo án 2 : Lời yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút)* Mục tiêuTrẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình với mọi người.* Chuẩn bị:- Đàn organ ghi âm bài: "lớp chúng ta kết đoàn".- Một quả bóng nhỏ làm bằng giấy hoặc cao su.- Giấy, bút vẽ.* Tiến hành:+ Ổn định: Cho trẻ hát bài “lớp chúng ta kết đoàn”.+ Hoạt động 1: Trò chơi "Trái bóng yêu thương".- Cô giới thiệu cách chơi.- Cho trẻ đứng thành vòng tròn.- Bắt đầu chơi, một trẻ ném quả bóng cho môt bạn gần mình và nói một câu thểhiện tình yêu thương với bạn đó. Ví dụ: " Cậu là một người bạn tốt", "Sáng mai tớđến rủ cậu đi học nhé.", "Mình thích chơi với bạn",...Trẻ vừa nhận bóng sẽ lạiném bóng tiếp cho một bạn khác và cũng nói một câu thể hiện tình yêu thương vớibạn đó. Cứ như vậy, trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả mọi người tham gia chơiđều đã nhận được một lới nói yêu thương từ bạn bè trong lớp, trong nhóm.- Thảo luận lớp theo các câu hỏi:+ Con cảm thấy như thế nào khi nhận được những lời nói yêu thương từ bạn bè?+ Con người sẽ ra sao nếu sống thiếu tình yêu thương?+ Hoạt động 2: Tình yêu thương của em- Yêu cầu trẻ thể hiện tình yêu thương với mọi người và với thế giới xung quanhqua lời hát hoặc tranh vẽ của các em.- Trẻ hát hoặc vẽ tranh (theo cá nhân hoặc theo nhóm)- Cho trẻ lên giới thiệu ý tưởng tranh của mình, của nhóm mình với các bạn tronglớp.22Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻGửi đến trẻ thông điệp: Tình yêu thương rất cần cho mỗi người, như đồ ăn,nước uống, không khí để thở, ... Không có tình yêu thương, cuộc sống con ngườisẽ trở nên buồn chán, không có niềm vui và sức mạnh.c. Giáo án 3 : Chia sẻ yêu thương (Tiến hành trong 20 phút)* Mục tiêu:- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, trẻ hiểu chia sẻ là niềm vui.- Trẻ thực hành chia sẻ đồ chơi với bạn.* Chuẩn bị:- Máy tính, loa, băng ghi âm hoặc màn hình trình chiếu có hiệu ứng âm thanh sinh động.- Các hộp nhỏ làm bằng bìa, đồ chơi ở xung quanh lớp.* Tiến hành:+ Ổn định: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : Tìm bạn thân.Cô giới thiệu nội dung bài học: Chia sẻ đồ chơi với bạn bè.+ Hoạt động 1: Tưởng tượngCho trẻ nhắm mắt thư giãn trong tiếng nhạc êm dịu và tưởng tượng theonhững lời cô kể đều đều’’Các con hãy nhắm mắt lại hít thở sâu và hình dung về mộtthế giới nhiều màu sắc mà ở đấy con có nhiều người bạn thân thiết, các bạn mỉmcười với con nắm tay con cùng bước lên một chiếc xe màu xanh, xe lăn bánh đưacác con đến một cánh đồng nhiều hoa, con cùng các bạn chơi trò đuổi bắt và chiacho nhau những viên kẹo ngọt ngào. Đã đến giờ trở về con vẫy tay chào các bạn,xuống xe mở mắt ra và mỉm cười.”+ Hoạt động 2: Thảo luận- Cho trẻ chia sẻ cảm xúc về những gì mình tưởng tượng:- Con nhìn thấy gì? Con thích nhất điều gì? Con cảm thấy như thế nào?+ Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi chia sẻ: Đổi đồ chơi cho bạn.Cách chơi: Mỗi trẻ có một hộp đựng nhiều đồ chơi (cùng loại do trẻ chọn). Trẻ cầmhộp ở tay và cùng các bạn hát một bài, khi có hiệu lệnh ‘đổi đồ chơi’thì mỗi trẻ sẽtìm một bạn và để một món đồ chơi vào hộp của bạn ấy. Cứ như vậy sau 5 lần chơibạn nào đổi được nhiều món đồ chơi nhất là người chiến thắngChia sẻ:- Con thích có nhiều loại đồ chơi hay chỉ một loại đồ chơi?- Có nhiều đồ chơi như vậy con cảm thấy như thế nào?23Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻGửi đến trẻ thông điệp: Nếu con chia sẻ với bạn những món đồ chơi con yêu thíchvà bạn cũng vậy thì chúng ta sẽ vui hơn vì có nhiều đồ chơi mới và có thêm nhữngngười bạn chơi thân thiết.Sau đó cho trẻ cùng bạn chơi với những món đồ chơi mớid. Giáo án 4: Yêu thương chia sẻ (Tiến hành trong 20 phút)* Mục tiêu:- Phát triển ngôn ngữ, kĩ năng thể hiện cảm xúc.- Trẻ hiểu nếu biết yêu thương chia sẻ sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác.- Thực hành: tặng quà cho bạn.* Chuẩn bị:- Máy chiếu, các slide truyện: Chú gấu mồ côi.- Gấu bông to.- Giấy A4, bút sáp màu.* Tiến hành:- Ổn định: Cho trẻ hát bài “Ta đi vào rừng xanh”. Giới thiệu nội dung bài học: yêuthương chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn.- Điểm suy ngẫm: Trình chiếu cho trẻ xem truyện: Chú gấu mồ côi.Chia sẻ:- Xem truyện xong con cảm thấy như thế nào?- Tại sao chú gấu lại buồn như vậy?- Bạn thỏ làm gì giúp gấu?Tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động chia sẻ: Tặng quà bạn gấu. Mỗi trẻ sẽ vẽ mộtmón quà tặng bạn gấu, sau đó lên giới thiệu món quà của mình, tập nói lời chia sẻ:Tôi yêu bạn, tôi tặng bạn, tôi chúc bạn vui.- Gửi đến trẻ thông điệp: Mỗi một món quà của chúng mình dù nhỏ thôi nhưng cũnggiúp mang lại niềm vui cho các bạn có hoàn cảnh khó khănđ. Giáo án 5 : Hành động yêu thương ( Tiến hành trong 20 phút)* Mục tiêu:- Trẻ nhận thức được tầm quan trọng của giá trị yêu thương, biết cách yêu thươngbản thân đúng cách và có kỹ năng phòng chống bị lạm dụng tình dục, lạm dụng sứclao động.* Chuẩn bị:- Phim truyện “Hoa mào gà”.- Đàn organ ghi âm bài hát: “Thiên đàng búp bê”.24Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự KhêSKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ* Tiến hành:+ Ổn định: Cho trẻ hát bài ‘ thiên đàng búp bê”.+ Hoạt động 1 :Thảo luận về 2 thông điệp (ôn lại): Yêu thương là quan tâm , chia sẻ thể hiện bằnglời nói.- Hỏi lại trẻ về lời yêu thương bé nói khi tan học dành cho ông bà, bố mẹ như thếnào?- Con cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương với mọi người?- Mọi người khi nhận được lời yêu thương từ con cảm thấy thế nào?- Yêu thương đích thực làm mình cảm thấy an toàn.- Bố mẹ, cô giáo, những người thân trong gia đình, bạn bè yêu thương con, con cảmthấy vui vẻ và hạnh phúc, cảm thấy yên lòng. Vậy với người lạ thì con cảm thấy thếnào khi người lạ ôm con? (Bé chia sẻ cảm xúc ….).+ Hoạt động 2:Hôm nay, chúng mình cùng khám phá một đặc điểm rất tuyệt vời nữa của giá trịyêu thương. Yêu thương thể hiện qua hành động.- Yêu thương không chỉ là quan tâm chia sẻ bằng lời nói mà yêu thương còn thểhiên bằng hàng động nữa.- Cho trẻ xem câu chuyện Hoa Mào GàHỏi trẻ :- Khi con giúp ai đó, thì chuyện gì sẽ xảy ra?- Con cảm thấy thế nào khi giúp đỡ người khác?- Cho trẻ chia sẻ những điều mà trẻ thấy mình được yêu thương theo mẫu câu:Con cảm thấy tràn ngập yêu thương khi……………(Cô phản hồi tích cực về mọi chia sẻ của bé).V. Kết quả đạt đượcSau một thời gian dạy trẻ kĩ năng "yêu thương chia sẻ" tôi thấy học sinh củalớp tôi có những thay đổi rõ rệt, giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp,thân thiết nhau hơn, không còn hiện tượng tranh giành đồ chơi hay đánh bạn nữa,không nói tục chửi bậy, không những thế các bé còn biết quan tâm chia sẻ với côgiáo và bạn bè, người thân, biết chia sẻ yêu thương với các cô bác trong trường,biết cảm thông chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn bất hạnh, biết yêuthương chăm sóc các con vật nuôi và cây cối thiên nhiên.+ Kết quả cụ thể như sau:25Tác giả: Đặng Thị Thu Trang- Trường mầm non Cự Khê
Tài liệu liên quan
- skkn-Một số biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo
- 15
- 679
- 0
- Một số biện pháp dạy vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo
- 7
- 396
- 0
- skkn một số biện pháp dạy trẻ hát mẫu giáo 5 6 tuổi múa hát dân ca
- 23
- 794
- 1
- Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ
- 21
- 870
- 2
- SKKN mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ Mẫu giáo 4 – 5 tuổi
- 16
- 929
- 3
- SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC BẰNG VẬT THẬT TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC ĐỐI VỚI TRẺ MẪU GIÁO 34 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA TRUNG
- 20
- 634
- 0
- Skkn Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi trường mầm non xã Vĩnh Quỳnh biết quan tâm chia sẻ với mọi người xung quanh
- 28
- 905
- 1
- skkn Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo của người Hiệu trưởng ở Trường Mầm non
- 24
- 956
- 0
- skkn một số biện pháp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường vào dạy trẻ lớp mẫu giáo 5 6 tuổi a đạt hiệu quả cao tại trường MN thị trấn bến sung
- 14
- 453
- 0
- skkn một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi là người dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngưc giao tiếp thông qua dạy trẻ kể chuyện
- 21
- 609
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(65.94 KB - 30 trang) - SKKN Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn biết yêu thương chia sẻ Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Chia Sẻ
-
Cách Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Cha Mẹ Hãy áp Dụng Ngay
-
Dạy Con Biết Chia Sẻ Và Yêu Thương - Đại Lộc - Quảng Nam
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương, Chia Sẻ
-
Nghệ Thuật Dạy Con Biết Yêu Thương - Hệ Thống Trường Quốc Tế Tây ...
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Và Chia Sẻ - Tài Liệu Text - 123doc
-
Một Số Kinh Nghiệm Dạy Trẻ 4-5 Tuổi Biết Yêu Thương Chia Sẻ
-
Dạy Trẻ Kỹ Năng Quan Tâm Yêu Thương Người Khác - Học Cao Học
-
Phương Pháp Dạy Con Biết Yêu Thương Con Người - Gia Sư Nhân Văn
-
Dạy Con Biết Yêu Thương Em Và Những Thành Viên Khác Trong Gia đình
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Chia Sẻ - Bí Quyết Xây Nhà
-
Top 15 Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Chia Sẻ
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Và Chia Sẽ - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp
-
DẠY TRẺ BIẾT YÊU THƯƠNG ANH CHỊ EM CỦA MÌNH
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương Anh Em, đừng Tạo Sự Chia Rẽ Từ Nhỏ.
-
Dạy Con Biết Yêu Thương - Gentracofeed
-
Dạy Con Biết Yêu Thương - Nền Tảng Hình Thành Nhân Cách Tốt Cho Trẻ
-
Dạy Trẻ Biết Yêu Thương - Hệ Thống Giáo Dục Kỹ Năng Sống Cara