Skkn Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Bảo Vệ Bản Thân Cho Trẻ 5 6 ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Mầm non - Tiểu học
  4. >>
  5. Mầm non
skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.76 KB, 16 trang )

1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tàiTrẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc. Việcbảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội vàcủa mỗi gia đình: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Giáo dục trẻ ngay từ khicòn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành vàphát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bác Hồ nói: “Không có giáo dụcthì không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Sản phẩm của giáo dục là con người màcon người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đóchính là thế hệ trẻ.Như chúng ta đã biết, Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con ngườinhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệtlà đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lýcũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắngtạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủđược những hoạt động của mình: chạy, nhảy,.. việc hướng cho trẻ những việc antoàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấyngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ.Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ, đóđược coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mốinguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bảnthân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muônmàu.Song trên thực tế hiện nay xã hội phát triển mạnh đồng nghĩa với việc trẻem đứng trước nhiều mối nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ thường sợ hãi tìm cáchngăn cấm con trước các rủi ro nhưng lại quên giải thích cho trẻ hiểu nguyênnhân và cách phòng vệ, hậu quả xảy ra. Điều này khiến trẻ dễ thành nạn nhânnếu như không được trang bị kiến thức tự bảo vệ bản thân. Mặt khác,Trẻ emluôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưacó kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ravới bản thân mình.Vì vậy, dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán đượcnhững nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa. Hoặc trẻ tự vạch cho mìnhmột khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ. Dạy trẻ những kỹnăng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêucứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảovệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình.Là một người giáo viên mầm non, bản thân nhận thức được vai trò, tầmquan trọng của việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thựctrạng xã hội hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹnăng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi” để nghiên cứu nhằm góp phần vàoviệc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ.1.2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáodục kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhằm góp phần vào việc hình thànhvà rèn luyện các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ mầm non.1.3. Đối tượng nghiên cứuMột số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi.1.4. Phương pháp nghiên cứuTrong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng cácnhóm phương pháp đó là:Phương pháp nghiên cứu lí luận: Qua nghiên cứu sách vở, chuyên đề, tàiliệu có liên quan đến giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các hoạt động trong ngàycủa trẻ 5- 6 tuổi lớp mình và qua các giờ dự hoạt động của đồng nghiệp.Phương pháp thu thập thông tin: Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với giáoviên, đồng thời hỏi trẻ một số câu hỏi liên quan đến giáo dục kỹ năng bảo vệ bảnthân của trẻ.Phương pháp thống kê, toán học: Từ nhưng thông tin và số liệu thu thậpđược, tôi thống kê, chọn lọc những thông tin, phân loại rồi tính toán đưa ranhững kết quả xác thực nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.2. NỘI DUNG2.1. Cơ sở lí luậnKỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểubiết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hànhđộng đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biếtcách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giớitrong phạm vi an toàn.Hiện nay, cả nước có trên 4,8 triệu trẻ em (theo số liệu của Bộ GD&ĐT)được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Nhiệm vụbảo vệ an toàn cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ nhỏ được cho là quan trọng hàngđầu, bên cạnh đó còn phải giáo dục trẻ biết cách bảo vệ bản thân trước nhữngmối nguy hiểm ngoài xã hội.Ở độ tuổi mầm non, trẻ xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phótrong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự bảo vệ bản thân trước nguyhiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạngnày, trong đó việc thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Dođó, việc dạy kỹ năng bảo vệ bản thân (hay còn gọi là kỹ năng sống) cho trẻ là rấtcần thiết.Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những nhóm kỹ năng sống (KNS).Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sốnglà cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình pháttriển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực củamình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năngthích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mìnhtrong cuộc sống... Bên cạnh, trẻ em đang ở trong giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hộinhững giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục KNS cho trẻ đểtrẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Kỹnăng sống thay đổi theo nền văn hóa và hoàn cảnh xã hội. Vì vậy, trong quá2trình dạy kỹ năng sống, phải xem xét các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởngđến việc ra quyết định hay lựa chọn hành động. KNS được học tốt nhất thôngqua các hoạt động tích cực của trẻ, đối với trẻ mầm non, trẻ thường học các hànhvi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập thực hiện hàng ngày, lâudần trở thành kỹ năng của trẻ. Để giáo dục KNS cho trẻ một cách hiệu quả, giáoviên có thể sử dụng các biện pháp như: Làm gương, trải nghiệm, trò chơi, tròchuyện, đàm thoại... Giáo dục KNS cho trẻ có thể tiến hành trong tất cả các hoạtđộng giáo dục hàng ngày vui chơi, học tập, chăm sóc sức khỏe, lễ hội, thamquan... Mỗi hoạt động có ưu thế riêng đối với việc dạy những KNS cần thiết vớicuộc sống của trẻ. KNS cho trẻ mầm non giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộcsống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cáchxử lý các tình huống trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ,đặt nền tảng cho trẻ trở thành người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòatrong tương lai. Do đó, cần thiết phải giáo dục KNS cho trẻ mầm non. Kỹ năngsống còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Để có được KNS trẻ cần phải có thờigian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn vàbạn bè. Những năm gần đây nhu cầu học kỹ năng sống, các chuẩn mực đạo đứccủa trẻ em đã “bùng nổ”. Điều đó thể hiện sự quan tâm của các bậc phụ huynhđối với việc giáo dục con em mình.Tuy nhiên, về mặt lý luận, cũng như thực tế cho thấy, kết quả của giáo dụckỹ năng sống, phẩm chất nhân cách, đạo đức cho trẻ em cần sự phối hợp củanhiều yếu tố (gia đình, nhà trường, xã hội). Đã từ lâu vấn đề này đã được đặt ravà đến nay nó vẫn là câu hỏi lớn! Sự “bùng nổ” nhu cầu học kỹ năng sống củatrẻ được các bậc phụ huynh rất quan tâm,và cũng là nổi trăn trở của bản thân.2.2. Thực trạng.Năm học 2016 - 2017, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫugiáo 5 - 6 tuổi, với tổng số 30 trẻ. Trẻ nam là 18; trẻ nữ là 12. Trong quá trìnhthực hiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã gặp nhữngthuận lợi và khó khăn sau:2.2.1. Thuận lợi.Nhà trường được công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dụccấp độ 2. Trường đạt chuẩn quốc gia, có khuôn viên rộng, khang trang, sạch sẽ,có đầy đủ trang thiết bị, đồ chơi cho trẻ. Lớp học đủ diện tích, có các góc chơi,đồ chơi phong phú hấp dẫn trẻ.Số trẻ trên lớp: 30 trẻ. Trong đó trẻ nam: 18; Trẻ nữ: 12. Trẻ đi họcchuyên cần, tỷ lệ bé ngoan cao, hầu hết trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn thích thamgia hoạt động góc.Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, có năng lực có trình độ chuyên môn trênchuẩn, luôn cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn luyện và tổ chức tốt các hoạtđộng chăm sóc - giáo dục trẻ.2.2.2. Khó khăn.Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên tôi đã gặp những khó khăn đó là:Trẻ 5 - 6 tuổi là độ tuổi hiếu động, khả năng tiếp nhận tiếp nhận thông tinnhanh, vì vậy trẻ dễ và nhanh tiếp nhận những kỹ năng xã hội không tốt. Hầu hết3trẻ có cha mẹ làm nghề nông và công nhân nên thời gian dành chăm sóc conchưa nhiều.Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việcrèn kỹ năng cho trẻ nên các kĩ năng bảo vệ bản thân khi gặp nguy hiểm của trẻcòn hạn chế. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong các hoạtđộng.Trong lớp có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, rối loạn hành vi, khả năng kiềmchế hành vi, cảm xúc kém.Từ khó khăn, thuận lợi nêu trên, trước khi áp dụng các biện pháp mới tôiđã tiến hành khảo sát thực tế các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi nhưsau:Bảng 1: Kết quả khảo các kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi(Thời điểm tháng 9 năm 2016)Kết quảĐạtChưa đạtTTNội dung đánh giáSốTỷ lệSốTỷ lệtrẻ%trẻ%1Kỹ năng an toàn khi chơi206710332Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể155015503Kỹ năng ứng xử khi bị lạc165312474Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông16531447Qua kết quả khảo sát, tôi đã nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số biệnpháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.2.3. Biện pháp.2.3.1. Giáo viên xác định được những kỹ năng bảo vệ bản thân cơ bảncần giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi.Đối với tâm sinh lý trẻ em 5 - 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng màtrẻ cần phải biết trước khi tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiềunghiên cứu và thực trạng xã hội hiện nay cho thấy các kỹ năng quan trọng nhấttrẻ phải học vào thời gian đầu của năm học chính là những kỹ năng sống như:Kỹ năng an toàn khi chơi; Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể; Kỹ năng ứng xử khibị lạc; Kỹ năng an toàn khi tham giao giao thông. Việc xác định được các kỹnăng cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bản thân tôi cũng như các giáo viênkhác lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ .2.3.2. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các hoạt động học.+ Kỹ năng an toàn khi chơi.Trong quá trình vui chơi học tập ở trường các con có thể gặp phải nhữngmối nguy hiểm từ những đồ chơi, đồ vật trong trường lớp như: Ngã đu quay cầutrượt, chạy nhảy vấp ngã trên sân trường, các ổ điện, đồ chơi trong lớp.... Trẻcần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, trong lớp; đâu là đồ vật antoàn và đồ vật không an toàn,…Để giúp trẻ phân biệt, nhận thức được tôi đã đưanội dung “nhận biết đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm quanh bé” trong chủ đề“Trường mầm non”, “Gia đình”...Ví dụ: Trong giờ “làm quen đồ dùng, đồ chơi trong gia đình” sau khi chotrẻ làm quen, nhận biết các đồ dùng, đồ chơi như: phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ4dùng nhà bếp, cầu thang...; đồ chơi của bé trong gia đình: ô tô, máy bay, sách, ở,bút, tranh ảnh.... của trẻ tôi sẽ cho trẻ chơi trò chơi “Phân loại đồ dùng nguyhiểm, không nguy hiểm đối với trẻ”.Ví dụ: Chủ đề trường mầm nonHoạt động “Làm quen đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non”. Tôi cũngcho trẻ tìm hiểu, làm quen với các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, ngoài trời. Sau đócho trẻ chơi trò chơi phân loại đồ dùng, đồ chơi bé được chơi và không đượcchơi.Ví dụ: Hoạt động ngoài trời, trước khi trò chơi tự do trên sân trường giáoviên cần phải nhắc nhở trẻ nên chơi như thế nào cho an toàn.Ngoài ra, trong lớp tôi treo những bức tranh có nội dung giáo dục trẻ nênchơi ở chỗ nào, không nên chơi ở chỗ nào, không đụng vào các ổ điện, quạttrong lớp học và cũng như ở trong gia đinh trẻ.+ Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thểỞ Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự đượcquan tâm đúng mức. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hộihiện nay. Để đảm bảo cho trẻ có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thânthể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần trang bị chocon những kiến thức cần thiết. Giáo viên hãy giúp con hiểu được thế nào là hànhđộng xâm phạm thân thể, nếu bị xâm hại cơ thể các con nên ứng xử ra sao.Ví dụ: Chủ đề “Bản thân” tôi lồng ghép trẻ nhận biết các bộ phận trên cơthể bé, giáo dục trẻ những bộ phận không được ai đụng đến ngoài bố mẹ, bà, dìvà y tá hay bác sỹ khám bệnh cho trẻ khi có bố mẹ ở đấy.Và dưới đây là những bộ phận trên cơ thể phải dạy con gọi đúng tên đểphòng khi có sự việc không hay xảy ra, trẻ sẽ dùng đúng từ để diễn đạt cho rõràng. Không dùng các tên gọi ngộ nghĩnh hay tên goi khác để chỉ những bộ phậntrên cơ thể. Cần dạy trẻ gọi chính xác tên của các bộ phận đó vì sử dụng thuậtngữ chỉ vùng kín chuẩn xác cũng là một cách để bảo vệ trẻ, bởi:* Nếu một đứa trẻ bị ai đó chạm vào vùng kín một cách không phù hợp,bé có thể kể cho một người lớn đáng tin cậy của bé một cách chính xác. Từ đó,người lớn sẽ quan tâm và có biện pháp ngăn ngừa kịp thời.* Nếu một đứa trẻ nói với kẻ có ý định xấu: "Dừng lại ngay! Không đượcchạm vào âm đạo của tôi", kẻ đó biết rằng bé đã được trang bị kiến thức về antoàn cơ thể. Một đứa trẻ như thế sẽ ít có nguy cơ trở thành mục tiêu của nhữngkẻ xâm hại. Do đó, việc sử dụng thuật ngữ chuẩn xác gọi tên “các bộ phận riêngtư” sẽ giúp bảo vệ các em khỏi nạn xâm hại trẻ em.* Gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu giúp bốmẹ dễ dàng giải thích cho trẻ hiểu sự thay đổi trên cơ thể chúng khi bước vàogiai đoạn dậy thì. Sẽ không có sự e ngại hay lúng túng nào nữa.* Nếu bộ phận sinh dục của trẻ bị tổn thương hay xuất hiện dấu hiệu bệnhnào đó, sẽ dễ dàng hơn để trẻ mô tả triệu chứng cho giáo viên, người thân hoặcbác sĩ khi biết dùng thuật ngữ chính xác.* Nói tránh, gọi tên vùng kín bằng tên gọi khác dễ khiến trẻ suy nghĩ rằngcó cái gì đó xấu xa đối với các bộ phận riêng tư đó.... Việc này có thể ẩn chứa5hiểm họa vì chúng dẫn trẻ tới việc tin rằng, chúng phải giữ kín bất cứ động chạmthiếu phù hợp nào vào vùng kín của mình.Tranh: Minh họa các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ.Ngoài ra, giáo viên cần phải dạy trẻ học cách tự bảo vệ bản thân theo“Quy tắc 5 ngón tay” vô cùng đơn giản và dễ thuộc.Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịttrong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn nhữngngười này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêuthương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áotrong phòng kín.Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng củagia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉdừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè củacha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với nhữngngười này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạhoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.Với những người này,bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.Tranh minh họa “Quy tắc 5 ngón tay”+ Kỹ năng ứng xử khi bị lạcVới kỹ năng này giáo viên sẽ lồng ghép giáo dục trẻ trong các giờ hoạtđộng học như: Khám phá môi trường xung quanh, truyện thơ ở các chủ đề như:Gia đình, giao thông... hoặc giáo viên cũng có thể tổ chức một giờ hoạt động chotrẻ xem các tình huống, trò chuyện, đóng kịch về những kỹ năng cấn có nếu bịlạc.Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên phải bắt tay ngay, thựchiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồimới lo lắng cuống cuồng. Để dạy được trẻ, cần kiên nhẫn từng ngày, rất kỳ côngchứ không chỉ là dặn dò suông.Tạo tình huống, giáo viên và trẻ cùng trao đổi:*Không đi theo người lạ:+ Đặt vấn đề: Nếu những người không quen biết nói đưa con đi mua kẹobánh, bim bim, đồ chơi hay đưa con về nhà…thì con sẽ làm gì?+ Kỹ năng bé cần biết:Nói “không” với người lạ mặt.Người lạ mặt cố nài ép, dụ giỗ con thì con cần đến chỗ chú bảo vệ, chúcông an, ghé vào đồn công an gần nhất hoặc chạy vào một cửa hàng ở gần đónhờ giúp đỡ.Khi đang ở ngoài chỗ đông người mà bị ép đi theo, con hãy hô thật lớn, kẻxấu sẽ tự đi.*Bị lạc6+ Đặt vấn đề: Khi đang đi chơi tại trung tâm thương mại, công viên, hayđi mua sắm, con bị lạc bố mẹ thì con sẽ làm gì?+ Kỹ năng bé cần biết:Nếu vừa bị lạc bố mẹ khi đang mua sắm hoặc vui chơi thì con hãy đứngyên một chỗ, nơi mà bố mẹ con dễ dàng nhìn thấy, không chạy lung tung.Nhờ một người bên cạnh liên lạc vào số di động, điện thoại bàn…Bất kỳsố nào mà con có thể nhớ.Nếu bị lạc bố mẹ từ lúc nào mà con cũng không biết thì con cần hỏi ngườixung quanh và tìm đến các phòng trung tâm của khu thương mại, công viên…đểnhờ họ đọc loa tìm bố mẹ.Khi con bị lạc trên đường, nếu có thể, hãy tìm đến sự giúp đỡ của một chúcông an và đến đồn cảnh sát để bố mẹ có thể tìm thấy con.* Không nhận bất cứ cái gì từ người lạ+ Đặt vấn đề: Có người lạ đến cho con ăn kẹo, bánh, uống sữa hay đồchơi…con sẽ làm gì?+ Kỹ năng bé cần biết:Tuyệt đối không được nhận/cầm/ăn.Không tiếp tục đứng gần, nói chuyện hay tiếp xúc với người đó nữa, hãyđi ra chỗ người thân, bạn bè, chỗ đông ngườiKể cho bố mẹ, người thân đang ở bên cạnh ngay.*Dạy trẻ thuộc số điện thoại của bố (mẹ) hoặc cả hai.Điều đầu tiên là giáo viên cần có số điện thoại của cha mẹ trẻ, đánh sốđiện thoại đó và dán vào cánh cửa tủ cá nhân của trẻ.Trong hoạt động làm quen chữ số hoặc ôn các chữ số đã học, giáo viêncho trẻ tìm những chữ số đó có trong số điện thoại của cha mẹ trẻ không, tiếptheo cho trẻ tự tìm hiểu xem số nào đứng trước, tiếp đến số nào. Có thể cónhững chữ số chưa được làm quen thì giáo viên cần giới thiệu cho trẻ biết.Như vậy, để dạy trẻ những kỹ năng ứng xử khi bị lạc giáo viên cần phảithường xuyên tạo tình huống cho trẻ được tham gia, trải nghiệm.+ Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thôngĐây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham gia vào xã hội. Giáoviên nên giúp trẻ hiểu được một số loại biển báo cơ bản, một số loại đường cơbản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông, cách sang đườngcũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư.Ví dụ: Chủ đề “Giao thông”Khi dạy bài “Luật lệ giao thông” cô nhấn mạnh cho trẻ biết đâu là vỉa hè,đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè, người đi xe phải đi dưới lòngđường. Khi đến ngã tư người đi bộ phải qua đường đúng làn đường quy định.Khi qua ngã tư có tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại, tín hiệu đèn xanh thì mới đượcqua đường.Khi dạy bài “Phương tiện giao thông” giáo viên cần dạy trẻ biết cách đểan toàn khi đi trên các phương tiện giao thông như: Phải đội mũ bảo hiểm khi đixe mô tô, khi đi xe ô tô không được đưa tay thò đầu ra ngoài cửa sổ, phải đợi xedừng hẳn mới lên hoặc xuống xe, không đùa nghịch dưới lòng, lề đường. Nếu7được đi máy bay phải thắt dây an toàn và chú ý làm theo hướng dẫn của nhânviên trên máy bay, khi đi tàu thuyền phải mặc áo phao cứu hộ.Ví dụ: Làm quen bài thơ “Cháu dắt tay ông”, truyện “Qua đường”Trong bài thơ, truyện muốn giáo dục trẻ khi đi qua ngã tư đường phố, quabài thơ, câu truyện này giáo viên có thể cho trẻ chơi trò chơi “ngã tư đườngphố”, trẻ vừa đọc thơ vừa thực hành qua ngã tư đường phố, hoặc đóng kịch theonội dung câu truyện.Ngoài ra giáo viên cho trẻ tham gia đóng kịch tham gia vào các tìnhhuống giao thông.Hình ảnh: Trẻ tham gia học, chơi an toàn giao thông2.3.3. Giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ ở mọi lúc mọinơi.Việc học, tiếp nhận thông tin, kiến thức của trẻ diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi,trong các hoạt động trong ngày của trẻ. Chính vì vậy, giáo viên có thể giáo dụckỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trong giờ đón, trẻ trẻ; giờ hoạt động ngoài trời;giờ hoạt động góc; trong hoạt động tham quan, dã ngoại của trẻ....Ví dụ: Giờ đón trả trẻ tôi trò chuyện cùng trẻ về cách giao tiếp để tự bảovệ mình:- Nếu lạc đường sẽ tìm đến ai để hỏi? Con hỏi như thế nào?- Nếu có người lạ đụng chạm vào người con phải làm gì?- Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?Ví dụ: Tôi đóng một vai làm người đi đường và rủ bé: Đi cùng cô để côdắt về với mẹ.Trẻ: Dạ, không cháu chờ mẹ cháu ở đây ạ!Còn các trẻ khác nhắc bạn: “Đừng đi, nếu không sẽ bị bắt cóc đấy”.Ví dụ: Trong giờ hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ tìm hiểu về các đồ chơingoài sân trường và trò chuyện với trẻ về cách chơi làm sao cho an toàn:Đây là những đồ chơi vận động, nếu các con chơi không cản thận là ngã,bị đau... vậy các con phải chơi như thế nào?- Chơi nhẹ nhàng, không chạy nhảy xô đẩy nhau.- Không leo trèo ra ngoài thành, lên trên của các đồ chơi nàyVD: Chủ đề: Nghề nghiệpHoạt động chiều: Tôi cho trẻ “Nhận biết những nguy cơ cháy nổ có thểgặp”, tôi sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức, và kĩ năng cơ bản sau:- Nhận biết các nguồn gây ra lửa (bếp gas, bật lửa, cồn, nến, dầu, xăng,..)- Biết ảnh hưởng tốt /xấu của lửa trong cuộc sống.- Biết cách dập lửa an toàn (khăn ướt, nước, bình xịt)- Tôi cho trẻ đóng vai giả làm chú lính cứu hoả → từ đó trẻ sẽ đượctrang bị kiến thức và kĩ năng cần thiết cho mình.Tôi đã dạy trẻ cách ứng phó từ bây giờ để trẻ biết cách thoát ra nếu khôngmay điều đó xảy ra trong tương lai. Đặc biệt, tôi khẳng định với trẻ: “Không cógì quý hơn chính bản thân con”. Vì thế, con không cần mang theo bất kể cái gìkhi thoát ra. Khi nào thoát ra ngoài rồi, con cần phải kêu cứu. Nếu bé nào cũngbiết điều đó thì tỷ lệ tử vong do các thảm họa gây ra sẽ giảm tới mức tối thiểu.8Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ đi tham quan, da ngoại.Khi đi tham quan, dã ngoại là trẻ được tham gia giao thông thực tế, điềunày làm trẻ rất thích thú, nhưng với sự hiểu biết và năng động của trẻ, giáo viêncần phải trò chuyện, dặn dò trẻ trước khi đi.- Các con phải đi lần lượt theo hàng, không chạy lung tung.- Khi đi trên đường các con phải đi như thế nào?- Có được chạy lung tung không? Nếu lạc thì các con phải làm gì?...Ngoài ra, giáo viên có thể siêu tầm những tranh ảnh hoạt hình giáo dục kĩnăng bảo vệ bản thân giới thiệu cho trẻ xem trong giờ đón, trả trẻ.Tranh minh họa giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ.2.3.4. Phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân chotrẻ.Sinh con ra, cha mẹ luôn luôn cố gắng để tạo ra những môi trường an toànnhất để bao bọc con cái. Nhưng thực tế cuộc sống lại tiềm ẩn rất nhiều mối nguyhiểm và việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại là điều hếtsức cần thiết.Để giáo dục cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân đạt kết quả tốt nhấtcần có sự phối chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. Giáo viên cần trao đổi vớicha mẹ trẻ những nội dung, kỹ năng mà trẻ được học ở trường để cha mẹ trẻhiểu, qua đó về nhà phụ huynh sẽ giúp trẻ củng cố khắc sâu hơn. Bên cạnh đógiáo viên cần tuyên truyền tới phụ huynh những việc cần làm để giáo dục kỹnăng bảo vệ bản thân cho trẻ.Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng bảo vệbản thân cho trẻ là giúp trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giảipháp khác nhau. Quyết định phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuấtphát từ chính nhu cầu và kinh nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát cácý kiến khác nhau, trao đổi kinh nghiệm, tập tành, thực hành và áp dụng.Giáo viên cần phối hợp với cha mẹ một cách chặt chẽ và hợp lý bằng việcmời cha mẹ tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trừơng; cácbuổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhà trường và dự một sốgiờ học, chỉ bằng cách đó thôi cha mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học là phải học cảđời.Ví dụ:+ Kỹ năng an toàn khi tự chơiĐây được coi là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các bậc phụ huynhtrong thời gian gần đây. Hiện nay do tính chất của công việc cũng như điều kiệncủa mỗi gia đình, việc tự chơi của các con rất phổ biến. Trong quá trình chơi,các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ những đồ vật trong gia đìnhnhư phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang và những đồ vậtnhỏ. Các con cần hiểu được đâu là đồ chơi, đâu là đồ dùng trong gia đình; đâu làđồ vật an toàn và đồ vật không an toàn,…+ Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể.Đây là một vấn đề đang được xã hội, cũng như các bậc cha mẹ quan tâm.Nhưng cũng là vấn đề khá nhạy cảm cha mẹ thường e ngại không muốn nói vơi9con cái, đặc biệt là trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non, vì họ cho rằng trẻ còn nhỏ khôngbiết gì.Thời gian gần đây, có nhiều trẻ em bị lạm dụng, xâm hại thân thể lại chínhlà người thân quen như bạn bố mẹ, hàng xóm quen biết… Chính vì vậy, ngườilớn phải khéo léo, tế nhị kể cho con nghe những tình huống xấu có thể gây hạicho bé và giúp con biết cần xử lý như thế nào. Cô giáo phối hợp cùng phụ huynhkhéo léo dạy trẻ cách giữ gìn và bảo vệ các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Giúptrẻ chủ động, cảnh giác với tình huống khi có người quan tâm thái quá đến cơthể của trẻ. Dạy trẻ một số cách phản kháng và bảo vệ bản thânLà giáo viên, cần trao đổi thẳng thắn với phụ huynh, giúp phụ huynh hiểuđược rằng trẻ càng nhỏ kỹ năng bảo vệ bản thân của trẻ càng ít nên cha mẹ càngquan tâm và cung cấp cho trẻ kiến thức hơn. Cha mẹ cần chỉ ra ra những bộphạn nhạy cảm trên cơ thể, cho trẻ gọi tên và đưa ra các câu hỏi, tình huống chotrẻ trả lời, xử lý trên cơ sở những kiến thức mà giáo viên đã cung cấp cho trẻ.Tránh tình trạng giáo viên cho trẻ gọi tên các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻbằng các tên gọi bộ phận đó, nhưng cha mẹ lại cho trẻ gọi bằng tên khác.Ví dụ:- Con hãy kể cho bố mẹ biết những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể con.- Những ai có thể đụng vào những bộ phận ấy?- Khi có người lạ đụng vào thì con phải làm gì?....+ Kỹ năng ứng xử khi bị lạcVới nhu cầu vui chơi giải trí hiện nay, đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị lạcxảy ra nơi công cộng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ có những kiến thức ứngxử cần thiết khi bị lạc như: Con nên gọi sự trợ giúp của ai? Nếu gặp người lạmuốn đưa con về con nên làm gì? Cha mẹ nên dạy con ghi nhớ tên tuổi, số điệnthoại của bố mẹ, địa chỉ nhà. Tuy nhiên khi trẻ đang hoảng sợ chưa chắc trẻ đãnhớ chính xác những thông tin này, vì thế tốt hơn hết nên cho trẻ mang theomảnh giấy ghi thông tin liên lạc của bố mẹ trong trường hợp khẩn cấp.+ Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thôngTrong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bấttrắc mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trò chuyện, tạo tình huống, gợi mởgiúp trẻ tìm ra cách giải quyết. Không áp đặt, cấm đoán trẻ. Thay vì “Con khôngđược làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thựctế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm nhưthế nào ?Chính từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúptrẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đãcó để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống kháctrong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm,những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này.Như vậy, một điều quan trọng mà các bậc cha mẹ nên dạy cho con đó làkỹ năng sinh tồn. Cần dạy trẻ cách thoát hiểm, cách xử lý và bảo vệ bản thântrước những nguy hiểm ngoài xã hội, … Dạy con các kỹ năng thoát hiểm và10cách phòng tránh tai nạn trong nhà, khi tham gia giao thông, kỹ năng bảo vệ bảnthân trước những hành vi xấu của người khác là việc quan trọng hàng đầu.Cần giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống củacuộc sống. Cần đánh thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩvề bản thân mình một cách tích cực và đừng bao giờ phá vở suy nghĩ tích cực vềbản thân trẻ.Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô giáo trong việc thốngnhất phương pháp giáo dục trẻ:- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.- Tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình .- Không nói dài và nói nhiều, không đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câuhỏi để trẻ tự tìm tòi.- Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luậnvà có thể đưa ra kết luận của mình.2.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục kỹ năng bảo vệbản thân cho trẻ.Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngànhgiáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Chỉ cần vài cái"nhấp chuột" là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màusắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ravới hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ývà kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn đểkhám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừaphù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáodục của Vưgotxki "Dạy học lấy học sinh làm trung tâm" một cách dễ dàng.Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ramột biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạora một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh.Vì vậy, để giáo dục kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ không thể bỏ qua việcứng dụng công nghệ thông tin. Với các kĩ năng bảo vệ bản thân tôi có thể vàotrang Youtube, google... gõ những nội dung, kĩ năng cần cho trẻ xem là có, vớinhững hình ảnh sinh động, bắt mắt và gần gũi với trẻ, giúp trẻ rất hứng thú khixem hay những giờ học ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ chú ý hơn. Điềunày sẽ giúp trẻ nhớ sâu hơn những kĩ năng bảo vệ bản thân.Hình ảnh: Giờ học ứng dụng CNTT của lớp 5 tuổi.2.3.6. Một số nguyên tắc khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân.Thường xuyên nói chuyện, trao đổi với trẻ, tạo niềm tin trong trẻ: Nóichuyện là cách đơn giản nhất không chỉ giúp trẻ hiểu được vấn đề mà còn giúpkéo gần khoảng cách giữa cô giáo và trẻ. Thường xuyên nói chuyện với trẻ sẽgiúp giáo viên tạo dựng niềm tin với trẻ. Đây là tiền đề tốt để giáo viên có thểnắm bắt và giải quyết được những vẫn đề xảy ra xung quanh trẻ một cách tốtnhất. Giáo viên có thể chọn những khoảng thời gian thích hợp như thời gianđón, trả trẻ, giờ hoạt động góc, trước khi trẻ chuẩn bị đi ngủ trưa....11Khi trẻ sai, nên giải thích cho trẻ, không nên quát mắng trẻ. Khi trẻ mắclỗi, giáo viên thường không đủ bình tĩnh để giải thích cho trẻ những nguyênnhân dẫn đến vấn đề ạ. Đối với vấn đề này, giáo viên nên đặt mình vào tìnhhuống của trẻ để xử lý. Phương pháp cuối cùng của mọi phương pháp mới là sựtrách phạt.Tập thói quen cho trẻ hiểu về nguyên nhân - kết quả: Ở giai đoan này, trẻnóng lòng muốn thể hiện mình. Cùng với đó, tư duy của trẻ bắt đầu phát triểnmạnh hơn giai đoạn trước. Trẻ bắt đầu nhận thức được về nguyên nhân và kếtquả. Nếu giáo viên thường xuyên rèn luyện cho trẻ tư duy này, trẻ sẽ biết cáchhành động đúng hơn trong các tình huống của cuộc sống.Sử dụng đóng kịch để giúp trẻ hiểu được những tình huống và cách giảiquyết tình huống: Theo các nhà khoa học: Trẻ hiểu được 10% những gì trẻ nghe;40% những gì nhìn thấy; 60% những gì trẻ nhắc lại (nói) và khoảng 90% nhữnggì trẻ nói và làm. Do vậy, đây có thể coi là cách tốt nhất để trẻ có thể hiểu đượcnhững tình huống có thể xảy ra trong thế giới muôn màu cũng như cách xử lýthông minh nhất.Đưa ra những quy tắc an toàn và không an toàn, được phép và khôngđược phép: Quy tắc an toàn- không an toàn, được phép và không được phép làmột trong những quy tắc đơn gian mà giáo viên có thể thực hiện ngay ở tại lớpmình. Để thực hiện quy tắc này, giáo viên cần là người làm gương cho trẻ. Vớimỗi quy tắc, giáo viên nên đặt ra những mức thưởng - phạt rõ ràng để tạo niềmtin trong trẻ. Nếu cần sửa đổi hay bổ sung quy tắc, giáo viên nên thống nhất vàgiải thích rõ ràng với trẻ.Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng xuất hiện sớm, đượchoàn thiện trong một quá trình lâu dài và theo chúng ta trong suốt cuộc đời. Dovậy, việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng này sẽ là hành trang quan trọng giúp trẻ tựtin và mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.2.4. Hiệu quảSau khi áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giámhiệu nhà trường và sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, tôi đã tiến hànhkhảo sát trẻ cuối năm học và thu được những kết quả như sau:Bảng 2: Kết quả khảo sát kỹ bảo vệ bản thân của trẻ 5 - 6 tuổi(Thời điểm tháng 4 năm 2017)Kết quảTTNội dung đánh giáChưa đạtĐạtSố trẻ1234Tỷ lệ%Số trẻTỷ lệ%Kỹ năng an toàn khi chơi3010000Kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể289426Kỹ năng ứng xử khi bị lạc299713Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông289426Nhìn vào bảng khảo sát, tôi thấy số trẻ có kĩ năng bảo vệ bản thân tăng lênrõ rệt. Đặc biệt,với những hình thức cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biếtứng dụng trong cuộc sống thông qua việc trẻ được trải nghiệm trong hoạt độngvui chơi, học tập. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ12được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiềumặt: Trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết địnhcủa mình.Qua trao đổi với phụ huynh, nhiều phụ huynh cũng nhận thấy rằng trẻ córất nhiều điều con mình có thể làm được nhưng trước đó phụ huynh nghĩ conmình còn bé và luôn làm hộ trẻ cũng như nghĩ có những điều chưa thể đưa. Phụhuynh cảm thây yên tâm, tin tưởng và mạnh dạn trao đổi với con về các kĩ năngbảo vệ bản thân của trẻ, cũng như các vấn đề tế nhị mà lau nay phụ huynh khôngđề cập đến với trẻ.Với các biện pháp này có thể áp dụng trên các lứa tuổi từ mẫu giáo bé đếnlớp mẫu giáo lớn. Đặc biệt với những tình huống đưa ra không chỉ giúp trẻ có kỹnăng ứng biến khi gặp tình huống tương tự mà còn giúp trẻ có kỹ năng biết cáchsuy luận, suy đoán tìm ra cách giải quyết ở các tình huống khác và hình thànhcho trẻ kỹ năng sau này.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luận.Qua kết quả đã đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng bảo vệbản thân cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần :- Giáo viên phải nhiệt tình, chịu thương, chịu khó tìm tòi, tham khảo tàiliệu, học hỏi đồng nghiệp, tìm ra các phương pháp dạy sáng tạo, phù hợp manglại hiệu quả cao.- Giáo viên phải mạnh dạn, tự tin đưa những vấn đề cấp thiết đang diễn ratrong thực tế xã hội cho trẻ tìm hiểu và làm quen.- Giáo viên sáng tạo làm nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn và đảm bảoan toàn khi trẻ tiếp xúc.- Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó áp đặt trẻ. Cô luôn là người chỉdẫn, chuyền cho trẻ những kinh nghiệm sống đã được đúc kết từ lâu.- Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ởtrẻ. Khai thác tiểm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảmthấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ hội đểtrẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.- Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tíchcực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, tìm tòi, biết vận dụng vốn kiếnthức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau .- Phải biết xử lý các tình huống sư phạm, luôn tìm cách tạo tình huốngcho trẻ, để cho trẻ có cơ hội bộc lộ năng khiếu tạo cơ hội để trẻ thực hiện sởthích của mình.- Chú ý việc phối hợp với phụ huynh để thống nhất phương pháp giáo dụctrẻ đặc biệt là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ được tốt nhất.2. Kiến nghị.Qua thực tế giảng dạy và sau khi áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹnăng bảo vệ bản thân cho trẻ. Tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:- Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có điều kiện, thời gian nghiên cứucác sách, tạp chí có liên quan đến các chuyên đề đặc biệt là chuyên đề giáo dụckỹ năng sống - kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ…13- Xây dựng các tiết dạy mẫu lồng ghép các chuyên đề để cho tất cả cácgiáo viên được dự và tham gia góp ý kiến đặc biệt là hoạt động giáo dục kỹ năngsống - kĩ năng bảo vệ bản thân cho trẻ cho trẻ.- Thường xuyên mở các hội thi cấp trường, cấp huyện để trẻ được giaolưu cọ sát, thể hiện khả năng của mình trước đám đông, giúp trẻ tự tin hơn tronggiao tiếp ứng xử.- Liên hệ với các cơ quan đoàn thể, phụ huynh để có thêm sự giúp đỡ vềvật chất nhất là các đồ dùng phục vụ cho hoạt động.Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân trong việc nghiên cứu ápdụng "Một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ tại trườngmầm non Hoằng Thành", rất mong được sự giúp đỡ, góp ý của các cấp lãnh đạocủa các đồng nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦA THỦTRƯỞNG ĐƠN VỊHoằng Thành, ngày 07 tháng 05 năm 2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mìnhviết, không sao chép nội dung của ngườikhác.KT Hiệu phóLương Thị LàiLương Thị Hoàn14Hệ thống câu hỏi khảo sát kĩ năng bảo vệ bản thân của trẻ 5 – 6 tuổi tại trườngmầm non Hoằng ThànhHọ và tên trẻ:.......................................................................Ngày tháng năm sinh:........................................................Lớp:..................................................................................Trường:...........................................................................Ngày khảo sát:....................................................................Câu 1: Những đồ dùng, đồ chơi và khu vực nào an toàn với con khi con vuichơi?a. Đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp và gia đình của con.b. Ổ điện, tivi, đầu đĩa trong lớp học, gia đình.c. Cầu thang lớp học, nhà con.d. Khu cực ngoài đường.Câu 2: Khi bị người lạ đụng vào người con sẽ làm gì?a. Im lặng và không dám nói gì.b. Khóc và kêu to.c. Nói không được đụng vào người con.d. Chạy nhanh đi chỗ khác.Câu 3: Khi con bị lạc ở trung tâm mua sắm hay ở siêu thị thì con sẽ làm gì?a. Khóc và chạy đi tìm bố mẹ.b. Nhờ người lớn gọi điện cho bố mẹ con.c. Đi theo người lạ vì họ hứa sẽ dẫn con về nhà.d. Tìm chú bảo vệ nhờ giúp đỡ.Câu 4: Khi tham gia giao thông thì con đi như thế nào?a. Đi bên phải đường.b. Đi lung tung, chỗ nào không có người thì con đi.c. Ngã tư đèn xanh thì mới đi.d. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.Phương pháp khảo sát của tôi: Tôi sẽ khảo sát từng cháu một, tôi đọc câu hỏivà các đáp án nếu trẻ chọn có thì tôi sẽ đánh chữ “c” vào ô vuông bên cạnh, cònnếu trẻ trả lời không, hoặc im lặng thì chữ “K”.15Với mỗi kĩ năng bảo vệ bản thân tương ứng một câu hỏi, nếu trẻ trả lời đúngmột đáp án trong câu hỏi thì trẻ đạt.16

Tài liệu liên quan

  • sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động vận động cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non ea na sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động vận động cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non ea na
    • 31
    • 805
    • 1
  • skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng thành skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng thành
    • 16
    • 20
    • 71
  • MỘT số BIỆN PHÁP GIÁO dục THÓI QUEN HÀNH VI văn MINH CHO TRẺ 5 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG mầm NON  MỘT số BIỆN PHÁP GIÁO dục THÓI QUEN HÀNH VI văn MINH CHO TRẺ 5 6 TUỔI TRONG TRƯỜNG mầm NON
    • 15
    • 5
    • 29
  • SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán
    • 22
    • 419
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk SKKN Một số biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5 6 tuổi người dân tộc thiểu số học tốt môn làm quen với toán . Tại trường mầm non Bình Minh, buôn tuôr A, xã Đray Sap,huyện Krông Ana, tỉnh Đăk Lăk
    • 44
    • 402
    • 2
  • CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở hải PHÒNG CƠ sở lý LUẬN về PHỐI hợp các lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở hải PHÒNG
    • 88
    • 176
    • 0
  • THỰC TRẠNG PHỐI HỢPCÁC lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG THỰC TRẠNG PHỐI HỢPCÁC lực LƯỢNG CỘNG ĐỒNG TRONG GIÁO dục kỹ NĂNG bảo vệ bản THÂN CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI ở các TRƯỜNG mầm NON HUYỆN KIẾN THỤY, THÀNH PHỐ hải PHÒNG
    • 58
    • 141
    • 0
  • Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo bệ bản thân cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non ea tung Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo bệ bản thân cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non ea tung
    • 21
    • 509
    • 4
  • Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo bệ bản thân cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non ea tung Một số biện pháp giáo dục kĩ năng bảo bệ bản thân cho trẻ 4 5 tuổi tại trường mầm non ea tung
    • 21
    • 349
    • 2
  • Một số biện pháp ứng dụng bài giảng điện tử trong việc dạy trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non Một số biện pháp ứng dụng bài giảng điện tử trong việc dạy trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non
    • 21
    • 316
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(185 KB - 16 trang) - skkn một số biện pháp giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non hoằng thành Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dạy Trẻ Kỹ Năng Bảo Vệ Bản Thân