SKKN Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 56 Tuổi Học Tốt Môn âm Nhạc Tại Lớp ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Mầm non
  4. >>
  5. Mẫu giáo lớn
SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 53 trang )

Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmI. Phần mở đầu .1. Lí do chọn đề tài:Âm nhạc là nhu cầu của cuộc sống, là món ăn tinh thần không thể thiếu đối vớicon người. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì âm nhạc là một loại hình nghệ thuật hếtsức gần gũi và nó phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chúý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thếgiới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm, ... Đối vớitrẻ, âm nhạc là thế giới kì diệu đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khicòn nằm trong nôi. Trẻ mầm non dễ cảm xúc, ngây thơ, trong sáng, nên tiếp xúc vớiâm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyểnđộng tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sựhiểu biết.Ngoài ra âm nhạc còn được coi là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất gópphần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Mục đích của giáo dục thẩm mỹ là trong khi tiếp xúc vớicác dạng hoạt động âm nhạc khác nhau như ca hát, nghe nhạc, nghe hát, vận động theonhạc, trò chơi âm nhạc là nhằm phát triển ở trẻ khả năng lĩnh hội, cảm thụ và hiểu cái đẹp,yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp. Và giáo dục âm nhạc là một quá trình phức tạp,gồm nhiều giai đoạn và liên tục trong suốt quá trình đào tạo con người. Giáo dục âm nhạcở trường mầm non là một mắt xích đầu tiên và quan trọng nhất vì những ấn tượng về cáihay cái đẹp của âm nhạc mà trẻ tiếp nhận được ở độ tuổi đầu tiên của cuộc đời này khôngchỉ khơi dậy ở trẻ những cảm xúc chân thực đầu tiên với âm nhạc mà còn sẽ được giữ mãitrong tâm hồn trẻ suốt cả cuộc đời. Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không cógì có thể đánh thức tình cảm con người bằng âm nhạc. Có thể nói giáo dục âm nhạc là mộttrong những con đường hoàn thiện đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể lực cho trẻ. Giáo viênmầm non sử dụng âm nhạc để ổn định tổ nhóm vào bài hay chuyển tiếp các phần tronggiờ học hay chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác để tạo hứng thú, thư giãn gâysự chú ý cho trẻ.Nhận thức được vai trò của giáo dục âm nhạc đối với trẻ, trường chúng tôi cũngđã rất quan tâm tới việc giáo dục âm nhạc cho trẻ, qua thực hiện chuyên đề về âm nhạchàng năm cho giáo viên dự - rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, kết quả đạt được trên trẻchưa cao; trẻ chưa mạnh dạn hát, múa, tham gia văn nghệ vào các ngày lễ, chưa thểhiện rõ cảm xúc khi nghe nhạc, khả năng hát chưa đúng giai điệu, chưa chính xác lời,vận động còn rời rạc, cùng với sự thay đổi phương pháp dạy học của các bậc học trongcả nước, thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nhằm gâyhứng thú cho trẻ không gò bó áp đặt trẻ vào hoạt động nhưng lại đạt hiệu quả cao …làmột giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ, với mong muốn truyền đạtthật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có của mình nóichung và khả năng cảm thụ âm nhạc nói riêng. Chính vì lí do đó mà tôi mạnh dạn chọnđề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trườngmầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 1Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâm2. Mục tiêu nhiệm vụ đề tài:Mục tiêu:Giúp trẻ phát triển giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức ,góp phần phát triển trítuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lý trẻ.Giúp nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống. Có khả năng thểhiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc. Để góp phần nâng cao chất lượnggiáo dục, cải tiến các phương pháp học truyền thống đàm thoại, luyện tập.Nhiệm vụ:Nhằm đưa ra một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi lá 4 học tốt hoạt động âm nhạcTạo nhiều cơ hội cho trẻ phát huy tính tích cực và hứng thú khi được tham giacác hoạt động âm nhạc như hát, múa, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc haykhi tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày hội, ngày lễ được tổ chức tạitrường như ngày hội “Bé đến trường”, “Vui hội trăng rằm”, “Chào mừng ngày nhàgiáo Việt Nam”,…3. Đối tượng nghiên cứuMột số biện pháp sư phạm giúp học tốt hoạt động âm nhạc theo hướng lấy trẻlàm trung tâm.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:Khuôn khổ nghiên cứu: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt hoạt động âmnhạc tại trường mầm non Cư Pang lấy trẻ làm trung tâm học sinh lớp lá 4.Đối tượng khảo sát: Trẻ lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang xã EaBông huyệnKrông Ana, tỉnh ĐăkLăk.Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 3 năm 2018.5. Phương pháp nghiên cứu:a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:Phương pháp thu thập những thông tin qua các tư liệu trên Internet, tham khảođọc các tài liệu phát triển thẩm mỹ cho trẻ, Module 5 đặc điểm phát triển thẩm mỹ chotrẻ, tham khảo chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thông qua mạng internettìm những bài hát phù hợp với lứa tuổi của trẻ, phù hợp với nội dung chương trìnhgiáo dục mầm non.b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Hằng ngày giáo viên quan sát các hoạt động của trẻ giúp giáo viên nắm bắtđược tình hình của trẻ để có kế hoạch phù hợp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ sau đótổng hợp và rút kinh nghiệm.Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thường xuyên nghiên cứu các đề tài trongchương trình giáo dục soạn bài và chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp, áp dụng cácbiện pháp vào môn âm nhạc và các hoạt động khác.Phương pháp thực hành: Thông qua các hoạt động lồng ghép các tác phẩm âmnhạc vào cho trẻ thể hiện điều này giúp trẻ hình thành và phát triển những kỹ năng âmnhạc của trẻ.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 2Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmc. Phương pháp thống kê toán học:Để theo dõi được mức độ phát triển tất cả trẻ trong lớp giáo viên cần có sự ghichép số liệu cụ thể trình bày só liệu và tính toán để thuận tiện cho việc theo dõi sự pháttriển của trẻ.II. Phần nội dung.1. Cơ sở lý luận:Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn tả tâm tư, tình cảm hạnhphúc, khát khao tình yêu và cuộc sống của con người. Âm nhạc có khả năng biểu hiệnnhững khía cạnh khác nhau của cuộc sống, có thể tạo cho con người những cảm xúcmãnh liệt, những sắc thái tình cảm tinh tế nhiều màu sắc hay từ một tâm trạng nàysang một tâm trạng khác.Và giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụnggiáo dục thẩm mỹ, tạo ra đời sống văn hóa lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ vàthể chất cho trẻ.Dựa theo chương trình giáo dục trẻ mầm non trẻ 5-6 tuổi thì kỹ năng hoạt độngâm nhạc của trẻ 5-6 tuổi là khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc cùng vớinhững kinh nghiệm được tích lũy từ trước như hát đúng giai điệu bài hát , lời ca , diễncảm phù hợp với sắc thái, tình cảm của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cửchỉ….Và đối với trẻ mầm non 5-6 tuổi thì hoạt động âm nhạc không phải hình thứcdạy hát nữa mà là hình thức vỗ tay theo nhịp, các loại tiết tấu , múa vận động nhịpnhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc. Trẻ có thể chuyển đổi điệu bộtheo âm điệu, biết kết hợp khăng khít giữa thời gian với âm nhạc, vận động phù hợptoàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện một sốtiết tấu khó. Có nhu cầu hoạt động âm nhạc, biết thể hiện cảm xúc khi hát múa. Trẻ cóấn tượng sâu sắc khi nghe nhạc qua đài, xem băng đĩa, biết so sánh một vài thể loại âmnhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.Nhiều công trình nghiên cứu phát triển của trẻ đã xác định rằng, tiến hành việcgiáo dục âm nhạc ở tuổi mẫu giáo sẽ thu được kết quả tốt. Dựa vào Module 5: Đặcđiểm phát triển âm nhạc của trẻ mầm non 5-6 tuổi đây là giai đoạn chuẩn bị cho trẻvào trường Tiểu học, trẻ biết tập trung nghe nhạc, trẻ có khả năng cảm nhận bài hát,các vận động cơ bản đã hoàn thiện hơn, đặc biệt khả năng vận động của các cơ lớn.Trẻ biết phối hợp động tác tay chân, thân hình, biết múa cùng các bạn trẻ có khả năngtri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc, cảm giác tai nghe và kinh nghiệm nghe nhạc củatrẻ cũng được tich lũy nhiều hơn. Trẻ có thể phân biệt được độ cao thấp của âm thanh,độ to nhỏ (mạnh hay yếu) âm sắc của một số nhạc cụ, giọng hát. Trẻ có thể vận độngtheo nhạc một cách nhịp nhàng, uyển chuyển, có thể di chuyển ở các đội hình khácnhau Bỏ qua giai đoạn này là một thiệt thòi lớn cho các cháu trong các lứa tuổi sau.Theo chương trình thực hành lấy trẻ làm trung tâm của Nhà xuất bản giáo dục:Âm nhạc giúp trẻ có thể được sáng tạo sử dụng trí tưởng tượng, cảm giác của trẻ vàbày tỏ cảm giác cảm xúc qua âm nhạc. Âm nhạc đã đem lại cho trẻ một thế giới âmthanh nhiều màu sắc, gợi cho trẻ sự thú vị, hấp dẫn và sự hài hòa tinh tế, tạo điều kiệncho trẻ thể hiện chính bản thân mình.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 3Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmDựa tình hình thực tế khi lựa chọn nội dung nghe hát, dạy hát, vận động haymúa thì phải chú ý tới độ vừa sức cho trẻ. Với nghe hát nội dung nghe lời ca của tácphẩm phải dễ hiểu, gần gũi với trẻ và có tác dụng giáo dục về mọi mặt. Cần tổ chứccho trẻ nghe nhiều thể loại âm nhạc khác nhau như dân ca, nhạc cổ truyền, nhạc nhẹ,nhạc không lời…đặc biệt là những tác phẩm có nội dung phản ánh những vấn đề màtrẻ quan tâm. Còn đối với dạy trẻ hát thì cần lựa chọn các tác phẩm chứa đựng tínhnhân đạo cao, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, có hình ảnh vừa sức với độ tuổi vànội dung tác phẩm là những vấn đề của trẻ quan tâm.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:Trường Mầm non Cư Pang là một đơn vị trường đóng trên địa bàn xã EaBôngthuộc xã đặc biệt khó khăn, trường có ba phân hiệu nằm rải rác các số, đa số trẻ đếntrường chưa học qua lớp 3 tuổi, 4 tuổi. Hầu hết trẻ chưa nói rõ tiếng Việt, trẻ giao tiếpvới nhau chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ tiếng Êđê, ngôn ngữ giao tiếp tiếng Việt còn hạnchế, cho nên hoạt động âm nhạc đối với trẻ còn khá xa lạ.Vào đầu năm học, tôi đã chủ động kiểm tra, khảo sát, thống kê trẻ ở lớp lá 4với tổng số là 25 trẻ, DT: 25 kết quả như sau:Nội dung khảo sátSố trẻ đạtTỉ lệ (%)Trẻ hứng thú tham gia các 8/25hoạt động âm nhạc32%Trẻ chủ động sáng tạo tham 7/25gia hoạt động âm nhạc28%Trẻ hát đúng lời và giai điệu 8/25bài hát32%Trẻ thể hiện cảm xúc trong 6/25giai điệu bài hát24%Trẻ chưa đạt17/2518/2517/2519/25Tỉ lệ (%)68%72%68%76%Nguyên nhân chủ quan:Ưu điểm: Về cơ sở vật chất lớp lá 4 thuộc phân hiệu Buôn Hma có phònghọc rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ tương đốiđầy đủ.Giáo viên đang đứng lớp lá 4, nhiệt trình, năng động sáng tạo, ham học hỏitrau dồi chuyên môn nghiệp vụ biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ, bộ phậnchuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyênđề…Giúp nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; luôn cập nhậpthông tin, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động theo chươngtrình mầm non mới, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệmvụ năm học.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 4Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmMột số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp vớigiáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệuđể làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.Hạn chế:Là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa lâu, trang thiết bị đồ dùngđồ chơi tuy đã được trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặcbiệt là hoạt động làm quen âm nhạc.Trẻ lớp lá đa số là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu lần đầu tiên đếntrường nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa số trẻcòn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp khi đến trường.Một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của việccho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi. Kiến thức về chăm sóc cũngnhư kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế.Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhu cầu tiếpxúc với mọi người chưa nhiều cha mẹ đi làm rẫy làm gạch vào tối trẻ đi theo nênnghỉ nhiều và đi học thì hay ngủ gật tiếp thu bài chưa tốt gây ảnh hưởng rất nhiềuquá trình giảng dạy của cô và trẻ.Nguyên nhân khách quan:Ưu điểm: Trường có khuôn viên rộng rãi do ĐăkMan xây dựng, không gianthoáng mát, môi trường học tập trong và ngoài lớp vui chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn,ngoài ra lớp còn được sự quan tâm chặt chẽ của ban lãnh đạo nhà trường. Tập thểgiáo viên luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, công tác tuyêntruyền tốt tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc đưa trẻđến trường đúng độ tuổi.Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cũng như hứng thú với những đồ dùng,đồ chơi và sử dụng những đồ dùng, đồ chơi âm nhạc một cách tích cực, có hiệuquả; trẻ thích được thể hiện mình qua các hoạt động làm quen âm nhạc.Hạn chế: Các cháu học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số do bố mẹ đilàm rẫy, làm gạch đời sống kinh tế của một số phụ huynh chưa thực sự quan tâmđến việc học của con em làm giảm sút tình trạng học tập của trẻ hằng ngày trên lớp.Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên sự quantâm, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa cao.Một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng được tầm quan trọng của việccho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi. Kiến thức về chăm sóc cũngnhư kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế.Trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân do nhu cầu tiếpxúc với mọi người chưa nhiều cha mẹ đi làm rẫy làm gạch vào tối trẻ đi theo nênTrần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 5Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmnghỉ nhiều và đi học thì hay ngủ gật tiếp thu bài chưa tốt gây ảnh hưởng rất nhiềuquá trình giảng dạy của cô và trẻ.3. Nội dung và hình thức của giải pháp.a. Mục tiêu của giải pháp:Từ những nguyên nhân, các yếu tố thực trạng nêu trên tôi lựa chọn các giảipháp, pháp biện pháp phù hợp. Những biện pháp đó nhằm mục đích giúp trẻ hứng thútham gia các hoạt động nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng.Lựa chọn các giải pháp biện pháp phù hợp sẽ giúp trẻ tham gia hoạt động âmnhạc tốt hơn trẻ thích thú đến trường giải quyết được vấn đề từ lòng tin đến thay đổicách nhìn của các bạc cha mẹ khi đưa con em đi học ở trường lơp mầm non, từ đó giáoviên biết cách thu hút trẻ đến trường và tăng tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần.Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại kết quả sau:Giáo viên có định hướng rõ ràng trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấytrẻ làm trung tâm.Trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực, phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻhứng thú hơn trong mọi hoạt động.Trẻ mạnh dạn, tự tin,linh hoạt trong quá trình xử lý tình huống hằng ngày đồngthời giúp trẻ phát triển tốt hơn về mọi mặt.Cha mẹ học sinh thấy được sự thay đổi của con em mình, từ đó có sự phối hợptốt hơn giữa nhà trường, giáo viên và cha mẹ trẻb. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:Biện pháp 1: Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, lập kế hoạch giáo dục phùhợp với độ tuổi của trẻ lớp lá 4.Tìm hiểu về gia đình nơi trẻ đang sống những thuận lợi khó khăn của từng trẻđể tìm ra biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhất: Ngay từ đầu năm họcđược nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lá 4, học sinh đa số con em đân tộc thiểu sốnên tôi đã đi sâu tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý từng trẻ nhu cầu học của trẻ suy nghĩhằng ngày qua biểu hiện của trẻ tạ lớp.Ví dụ: Trẻ hôm nay đi học buồn không tham gia vào hoạt động học nhất làhoạt động môn âm nhạc, tìm hiểu trẻ xem nguyên nhân vì sao trẻ có đau ốm gì không?hay gia đình trẻ có chuyện gì buồn không, thông qua hoạt động trò chuyện cùng trẻtìm hiểu tâm lý trẻ, hay trao đổi cùng phụ huynh khi trả trẻ xem tình hình trẻ ngày hômđó như thế nào, và thông qua giao tiếp bạn bè trẻ xem trẻ nguyên nhân gì trẻ có biểuhiện như vậy.Bám sát kế hoạch giáo dục của nhà trường đầu năm học, bám sát kế hoach xâydựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm của nhà xuất bản giáo dục trên cơ sở đó xâydựng kế hoạch năm, chủ đề tuần có 13 tiêu chí gồm 24 chỉ số đề ra các kế hoạch chămsóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình của lớp mình, của địa phương nơi trẻ đang sốngvà sinh hoạt. Dựa vào tiêu chí 3: Đa dạng các hình thức giao tiếp với cha mẹ trẻ. Chỉsố 8: Có đa dạng hình thức giao tiếp trực tiếp.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 6Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmMỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt trẻ khác nhau về thể chất tình cảm trí tuệ,hoàn cảnh gia đình. Vì vậy đặc điểm tâm sinh lí cũng khác nhau. Do đó việc lựa chọnbài hát để dạy cho trẻ cũng khác nhau, kể cả trò chơi âm nhạc cũng vậy. Với trẻ mẫugiáo 5-6 tuổi, trẻ hát một cách tình cảm không phải gắng sức, âm thanh mềm mại, nhẹnhàng ở âm vực Rề – Đô, biết giữ hơi trước lúc bắt đầu hát hoặc giữa các đoạn nhạc.Hát lời hát rõ ràng, bắt đầu và kết thúc bài hát đúng lúc, bắt vào giai điệu một cáchchính xác. Hát to dần, nhỏ dần với các tốc độ khác nhau một cách tự tin khi có nhạcđệm hoặc không có nhạc đệm cùng với người lớn. Hát đơn ca những bài hát quenthuộc. Chính vì vậy giáo viên cần hiểu biết về hướng lựa chọn bài hát có chất lượngnghệ thuật, phù hợp với tuổi đi sâu vào thế giới của trẻ, điều này giúp trẻ hứng thú hơnkhi tham gia hoạt động âm nhạc và đạt kết quả tốt hơn.Về lời ca: chọn các bài hát có nội dung giáo dục phù hợp với chủ đề trong nămhọc, các bài hát nhẹ nhàng tình cảm, vui nhộn, dễ nhớ dễ thuộc …Ví dụ: Như bài hát “Qủa” – với giai điệu vui tươi nhộn nhịp, ngôn ngữ dễ hiểuvà có nội dung giáo dục cao phù hợp chủ đề nói về đặc điểm các loại quả đồng thờicũng phù hợp với chủ đề “Thế giới thực vật –Tết và mùa xuân”Về giai điệu: Các bài hát có giai điệu vui tươi, trong sáng, nhẹ nhàng thu húttrẻ. Chọn những bài hát có giai điệu phù hợp với chủ đề nội dung bài hát cần truyền tảicho trẻ.Ví dụ: Bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” phù hợp với chủ đề: “Những con vậtsống trong rừng” về giai điệu vui tươi hồn nhiên giúp trẻ hiểu đặc điểmchú voi con ởBản ĐônVề nội dung bài hát: Chọn những bài hát phù hợp với chủ đề trẻ đang học cótính nhân văn cao giáo dục trẻ biết yêu thương ông bà cha mẹ .Ví dụ :bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân” phù hợp với chủ đề: “Những nghềbé biết” về giai điệu vui tươi hồn nhiên nội dung thì sâu sắc nhắc trẻ công việc hằngcủa cô chú công nhân yêu thương quý trọng công việc của mọi người trong cuộc sốnggiáo dục trẻ sâu sắc về nhân văn qua hoạt động âm nhạcViệc lựa chọn bài hát phù hợp cho trẻ rất quan trọng, nó giúp trẻ cảm nhận đượcâm nhạc tốt hơn, hứng thú hơn và mang đến kết quả cao hơn.Biện pháp 2: Tạo môi trường âm nhạc trong và ngoài lớp để kích thích trẻ tíchcực tham gia hoạt động âm nhạc.Do đặc điểm của lứa tuổi mầm non là chủ yếu tư duy trực quan, cho nên để tổchức được các hoạt động âm nhạc thành công thì việc sắp xếp, tạo môi trường hấp dẫnsẽ lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ hứng thú muốn tham gia hoạt động là rất cần thiết.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 7Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmTrẻ với góc âm nhạc và động âm nhạc cùng phụ huynhVì vậy, giáo viên phối hợp với phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải haynguyên vật liệu có địa phương như tre, trúc, lon ,chai nhựa , vỏ dừa…. tạo nhiều đồdùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn xung quanh lớp như đàn, thanh gõ, dàn trống, trống lắc, …để thu hút trẻ vào góc chơi và thể hiện được khả năng âm nhạc của mình. Trẻ có thể làmquen, ôn luyện, củng cố và vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơivà hoạt động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ. Do đó, cần chú ý tậndụng diện tích phòng học, góc âm nhạc một cách phù hợp và chú ý bố trí, sắp xếp cácdụng cụ, đồ dùng âm nhạc để tạo môi trường học gần gũi, thoải mái cho trẻ.Cung cấp cho trẻ nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, hột hạt, gạo,các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng nhôm. Có thể để giấy báo haynhững loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áováy... theo ý tưởng cá nhân, phục vụ cho biểu diễn văn nghệ và nhảy múa tự do.Tất cả những đồ dùng, đồ chơi bài trí ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sửdụng. Và bố trí góc âm nhạc cần chú ý sao cho ở nơi đó tiếng ồn ào trẻ tạo ra tại góckhông ảnh hưởng, làm phiền đến những hoạt động yên tĩnh ở góc khác.Để kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, phảiluôn chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ để trẻkhông nhàm chán qua các chủ đề trong năm, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa cácđồ dùng, đồ chơi. Tại góc âm nhạc khuyến khích trẻ tự làm hay cùng trẻ trang trí mộtsố đồ dùng đồ chơi để vỗ hay gõ đệm bài hát nhằm gây hứng thú cho trẻ khi sử dụng.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 8Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmĐồ dùng tự tạo giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạcCó thể cho trẻ phối hợp chơi với nhóm tạo hình trang trí váy áo làm mặt nạ hóatrang, ... Trẻ sẽ vô cùng thích thú khi được sử dụng đồ dùng do chính trẻ tạo ra, đểthực hiện các hoạt động âm nhạc.Ví dụ :Trẻ ngồi ở góc tạo hìnhHình ảnh âm nhạc góc tạo hình cắt dán tạo trang phục âm nhạcMôi trường âm nhạc ngoài lớp:Có thể dùng các thùng lớn tạo thành trống ghép lại với nhau tạo dựng sân khấuâm nhạc ngoài sân thu hút trẻ tham gia hoạt động âm nhạc văn nghệ dịp lễ.Tạo môi trường âm nhạc xung quanh trẻ tất cả các hoạt động hằng ngày của trẻlà điều rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo, trẻ rất nhạy cảm với những đồ dùng đồ chơiTrần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 9Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmmàu sắc sặc sỡ. Do đó tạo môi trường đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng và ở trạngthái mở là giúp trẻ mạnh dạn thể hiện khả năng âm nhạc của mình cũng đồng thời giúptrẻ học hỏi nhau và sửa cho nhau những câu hát chưa đúng lời, đúng giai điệu.Biện pháp 3: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi và cách bố trí sắp xếp đồ dùng,đồ chơi để thu hút trẻ hứng thú tham gia hoạt động âm nhạc.Trên cơ sở đã xác định những nội dung cần xây dựng và những thứ có thể lưugiữ lại được từ chủ đề trước thì phải có kế hoạch mua sắm, sưu tầm, làm đồ dùng đồchơi để phục vụ cho chủ đề mới.Ví dụ: Từ chủ đề: “Thế giới thực vật” chuyển sang chủ đề “Thế giới động vật”có thể lưu thành tranh mảng tường “tranh chủ đề với một số cây xanh, hàng rào, thảmcỏ… có thể bổ sung thêm: mô hình chuồng các con vật, các con vật bằng chất liệukhác nhau: nhựa, vải, bông… hoặc có thể kết hợp với gia đình để huy động phụ huynhđóng góp ủng hộ một số thức ăn cho con vật, sưu tầm một số tranh ảnh về các loàiđộng vật hoặc mang đến lớp cho mượn một vài con vật thật như mèo, gà,…Tân dụngcác nguồn nguyên liệu, phế liệu như chai lọ can dầu ăn ....bằng sự khéo léo của các côvà trẻ giúp tạo ra vật liệu tự tạo phục vụ nhu cầu học âm nhạc của trẻ.Đồ dùng cô làm: những thứ cô phải làm là những thứ có tính chất giới thiệu chủđề hoặc khó làm hơn do cần sự khéo léo thể hiện bố cục, đường nét, màu sắc.Đồ dùng phục vụ âm nhạc giúp trẻ hứng thú hơn trong hoạt động âm nhạc như:Trống lắc, phách tre, trống tròn….Ví dụ: Trống lắc có thể làm từ vỏ lon nước cắt đôi ra bỏ hạt đá hay sỏi vàotrong dán keo cẩn thận trẻ cầm không bị thương, hay cây tre trúc cắt ra đoạn hai thanhđập vào nhau tạo ra tiếng kêu làm phách tre, trống từ hộp bánh bằng nhôm hay sắt…Giáo viên tuy không phải là nghệ sĩ biểu diễn nhưng giọng hát cần chuẩn xác,diễn cảm kết hợp động tác, điệu bộ phù hợp mang lại cho trẻ niềm vui. Giáo viên cầnnghiên cứu tìm tòi cách thể hiện sáng tạo, trình bày tác phẩm dưới nhiều hình thứckhác nhau để thu hút sự tập trung, chú ý của trẻ, lôi cuốn trẻ mong muốn được tự thểhiện mình.Trẻ mẫu giáo là giai đoạn rất nhạy cảm, dễ cảm xúc với những sự vật, sự việcxung quanh. Do đó, việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ phải tự nhiên và lôi cuốn.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 10Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmĐồ dùng đồ chơi âm nhạc đa dạng sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau lôi cuốntrẻ rất hứng thú và thích được tham gia, giáo viên có thể sử dụng nhạc baet để dạy chotrẻ qua trình chiếu màn hình ti vi hay PowerPoint.Khả năng âm nhạc của giáo viên tốt thì sẽ dễ giúp trẻ hứng thú và hòa cùng cônhanh hơn. Tuy nhiên khi khả năng của mình chỉ ở mức độ là khá, trung bình thì việcbiết sử dụng đồ dùng, dụng cụ thành thạo và hiệu quả cũng giúp giáo viên phát triểnkhả năng âm nhạc của trẻ bằng cách thu hút trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt độngcô tổ chức.Biện pháp 4: Gây hứng thú cho trẻ bằng trang phục, đạo cụ khi tham gia hoạtđộng âm nhạc.Như chúng ta đã biết, trẻ em rất thích điều mới lạ, thích cái đẹp. Nên việc trẻđược mặc những trang phục không giống đồ mình mặc hàng ngày hay những trangphục màu sắc đẹp trẻ rất thích. Không nhất thiết là trong các ngày hội ngày lễ chúng tamới tạo cho trẻ đẹp và mới lạ mà ngay trong các giờ âm nhạc hàng ngày giáo viêncũng cần tạo cảm giác mới lạ cho trẻ qua các trang phục phù hợp với nội dung bài hát.Ví dụ: Khi dạy cho trẻ hát các bài dân ca quê hương nhẹ nhàng thì giáo viên cóthể cho trẻ được mặc những trang phục phù hợp với bài hát, khác với đồ của bé thìchắc chắn bé sẽ vui hơn, thích hơn và học tốt hơn.Hình ảnh trẻ hát múa biểu diễn văn nghệ cho xã nhà và cùng cô múa hát dân ca cấphuyệnHát múa các bài về tây nguyên được mặc trang phục của vùng miền đó trẻcũng sẽ thích thú hơn.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 11Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmHình ảnh trẻ múa trang phục tây nguyênMỗi chúng ta nói chung và trẻ em nói riêng được mặc đẹp, diện đẹp sẽ làm chochúng ta tự tin hơn. Do đó, để trẻ yêu âm nhạc, hứng thú học âm nhạc thì ngoàiphương pháp linh hoạt thì việc giáo viên kết hợp cho trẻ được sử dụng trang phụctrong quá trình tham gia hoạt động cũng góp phần cho hoạt động sôi nổi, đạt kết quảhơn.Biện pháp5: Phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động âm nhạc.Để khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được tốt hơn, thì điều đầu tiên giáo viênnên làm là giúp trẻ hứng thú, tích cực khi được tham gia vào các hoạt động âm nhạc.Việc đưa âm nhạc đến với trẻ, giáo viên không nhất thiết phải có biệt tài gì lớn lao, màhơn hết là giáo viên phải tạo cho trẻ cơ hội được cảm thụ âm nhạc và thể hiện năngkhiếu của bản thân. Bởi trẻ ở lứa tuổi mầm non là "Học bằng chơi - chơi mà học" theochương trình giáo dục Mầm non. Do đó chúng ta cho trẻ cảm nhận âm nhạc bằngnhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:Hoạt động âm nhạc có chủ đích:Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 12Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmCho trẻ tiếp xúc với âm nhạc thông qua hoạt động có chủ đích, tức là trực tiếpdạy cho trẻ hát, múa, vận động, chơi các trò chơi âm nhạc để nâng cao khả năng âmnhạc cho trẻ thì quá trình tổ chức hoạt động có chủ đích cần có sự linh hoạt để trẻhứng thú tham gia, từ đó hiệu quả trẻ tiếp thu được sẽ tốt hơn.Trong hoạt động dạy hát: chúng ta chọn phần trọng tâm là ca hát thì nội dungchính là tập cho các cháu hát thuộc, rõ lời bài hát và đúng nhịp. Tuy nhiên phươngpháp tổ chức cho trẻ cần được cô giáo lựa chọn phù hợp với khả năng của trẻ, khôngáp đặt, không gò ép trẻ mà cần phải nhẹ nhàng, linh hoạt và tạo sự hứng thú cho trẻ.Nếu trẻ hoàn toàn chưa biết bài hát này thì giáo viên sẽ hát mẫu rồi tập cho trẻhát từng câu rõ lời và đúng giai điệu, còn như có một số trẻ đã biết thì giáo viên nênđồng thời khuyến khích trẻ hát cùng và cần chú ý trong khi trẻ hát đoạn nào chưa đúnglời hoặc giai điệu thì giáo viên sẽ sửa cho trẻ ở đoạn đó bằng cách cô giáo hát trước trẻhát sau. Do nhu cầu lấy trẻ làm trung tâm khi trẻ đã nhớ lời rồi thì hình thức dạy hátkhông còn nữa nhất đối với trẻ 5-6 tuổi trẻ được học mọi lúc mọi nơi nhất môn hoạtđộng âm nhạc, trẻ được học, ôn bài tìm hiểu bài hát trong mọi lúc mọi nơi tất cả cáchoạt động. Cô hướng trẻ tham gia hoạt động âm nhạc theo nhiều hình thức: vận độngtheo nhịp bài hát, vỗ tay theo nhịp, vận động sáng tạo trên cơ thể trẻ…..Cô giáo cầnthay đổi hình thức như sử dụng đàn (nếu cô biết đàn) để trẻ cùng hát với cô theo đàn,còn không cô có thể tải nhạc rồi mở cho trẻ hát cùng cô theo nhạc… Với trẻ khi cóthêm âm thanh vui nhộn trẻ sẽ hứng thú hơn, không nên để trẻ trong một tư thế lâu làngồi hát, đứng hát. Mặt khác giáo viên cần tổ chức thi đua, có khen thưởng để kíchthích trẻ hứng thú hơn.Ví dụ: Một tiết hoạt động âm nhạc cô có thể dẫn dắt lôi cuốn trẻ vào bài bằngmột hội thi bé yêu ca hát, hay có thể tạo dựng một tình huống trẻ vào bài chủ đề: “Béđi đường an toàn” tạo dựng tình huống cho trẻ đạp xe đạp làm “bác đưa thư vui tính”dẫn dắt vào bài hát chủ đề thu hút trẻ. Trong quá trình hoạt động âm nhạc cô cho trẻchọn hình thức vận động của mình theo ý thích của trẻ vỗ tay theo nhịp, múa , vậnđộng sáng tạo trên cơ thể theo nhóm, cá nhân, tổ của trẻ. Không áp đặt trẻ làm theo côphát triển hết khả năng sáng tạo của trẻ giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động sôi nổihơn tiết dạy đạt kết quả hơn.Kết thúc vận động chính cô hát cho trẻ nghe cô cùng trẻhát vận động cùng cô nếu trẻ thích như bài hát: “Anh phi ông ơi” cô giảng nội dunghỏi trẻ bạn nào thích làm phi công lên thực hiện vận động theo bài hát cùng cô khuyếnkhích trẻ tự do chủ động. Trò chơi âm nhạc cô giúp trẻ chọn trò chơi phù hợp với trẻthu hút trẻ hứng thú tham gia chơi, lồng ghép bài hát chủ đề nhạc không lời tăng thêmtính sôi động kích thích trẻ.Tuy nhiên việc làm này giáo viên không nên lặp đi lặp lại trong tất cả các giờhoạt động âm nhạc, trẻ sẽ nhàm chán cho trẻ. Cũng là dạy hát, dạy vận động theo nhịpbài hát nhưng hôm sau giáo viên có thể không sử dụng đàn mà có thể cho trẻ sử dụngthêm dụng cụ âm nhạc cho trẻ em như xắc xô, thanh gõ, trống lắc … để kết hợp khi trẻđã nhớ lời có thể hát cùng cô kết hợp sử dụng các dụng cụ âm nhạc mà trẻ tự tạo ra.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 13Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmHay khi dạy trẻ vận động (múa), giáo viên cũng có thể linh hoạt được. Tùy theonội dung lời ca và tính chất và tốc độ của bài để lựa chọn sao cho phù hợp. Giáo viêncho trẻ đứng thành vòng tròn hay vòng cung hoặc đội hình thể dục và giữ khoảng cáchnhất định giữa giáo viên và trẻ để có thể bao quát được và trẻ cũng đễ theo dõi và làmtheo động tác của cô. Ngoài ra giáo viên có thể kích thích tính sáng tạo cho trẻ, đặt cáccâu hỏi và tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện mình như: “Với bài hát này chúng ta sẽ kếthợp được với những vận động nào phù hợp với nhịp điệu bài hát” Mời trẻ làm và khitạo cơ hội cho trẻ được thể hiện rồi giáo viên có thể dẫn dắt vào hoạt động mình muốnhướng tới. Chính những điều đó trẻ sẽ hứng thú hơn, vừa được thể hiện theo sáng tạođồng thời có thêm một cách thể hiện mới là cô chỉ dẫn.. Nhưng trọng tâm vẫn là múatheo bài hát.Trẻ trong hoạt động âm nhạcTrần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 14Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmĐối với hoạt động vận động theo nhạc, giáo viên cho trẻ nghe bài hát bản nhạccó trong chủ đề. Cô cùng trẻ trò chuyện về nội dung cũng như tính chất âm nhạc củabài hát đó. Sau đó cô gợi mở cho trẻ: Để bài hát sinh động hơn chúng ta chọn vận độngnào để cho phù hợp với giai điệu bài hát ? Dựa vào gợi ý của cô, trẻ có thể đưa ra ýkiến như: vỗ tay theo tiết tấu chậm hoặc tiết tấu tổng hợp theo bài hát. Từ đó cô chọnvận động chính cho bài hát và cho lớp thể hiện nhiều lần theo hình thức đó. Khi trẻ đãthực hiện thành thạo rồi cô cho trẻ tự vận động theo sở thích của trẻ dưới hình thức tổ,nhóm hoặc dùng các dụng cụ gỗ đệm. Bên cạnh đó cô có thể gợi ý cho trẻ cách thểhiện vận động theo nhạc trên các bộ phận trên cơ thể.Ví dụ: Bài hát “ Cái mũi” trẻ có thể vừa hát vừa mô phỏng chỉ tay vào mũi.Hoặc bài hát: “Đố bạn” trẻ vừa hát vừa mô phỏng dáng điệu của các con vật phù hợpvới nhịp điệu của bài hát.Ngoài các cách vận động trên cơ thể giáo viên có thể gợi mở, sáng tạo khuyếnkhích trẻ nhảy rum ba, cha cha…để cho tiết dạy được phong phú hơn.Khi cho trẻ nghe hát: Tất cả các hoạt động đều phải được triển khai một cáchliên hoàn nhịp nhàng và linh hoạt. Giữa một hoạt động nhỏ cần có sự liên kết hợp lítránh nhàm chán, đơn điệu, tẻ nhạt.Ví dụ sau khi cô hát cho trẻ nghe 1 – 2 lần giáo viên có thể cho trẻ đọc lời ca rồihỏi về nội dung bài, cho trẻ đặt tên bài , tiếp đến trò chơi, rồi cho trẻ nghe lại bài theohình thức khác.Một trong những cách cho trẻ làm quen với âm nhạc là tổ chức các trò chơi âmnhạc cho trẻ tham gia.Thông qua trò chơi trẻ trực tiếp thực hiện và cảm nhận sự nhanhchậm, cao thấp to nhỏ của âm thanh một cách tự nhiên nhất. Bên cạnh đó tổ chức chotrẻ tham gia chơi không những giúp trẻ cảm nhận về âm thanh tốt mà còn giúp trẻ pháttriển trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Khi tổ chức chơi giáo viên giới thiệu trò chơi, phổbiến cách chơi một cách ngắn gọn, rõ ràng.Ví dụ: Trò chơi “Tai nhanh hơn” Giáo viên xếp 4 cái ghế trẻ đứng xung quanhchọn 6 trẻ lên chơi lần lượt trẻ đi vòng tròn hát bài hát chủ đề khi nghe hiệu lệnh cảucô vỗ tay hay lắc sắc xô trẻ chon cho mình một cái ghế để ngồi bạn nào nhanh hơn sẽcó chỗ ngồi bạn nào chậm hơn sẽ mất quyền chơi tiếp về chỗ cứ như vậy đến bạn cuốicùng.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 15Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmTrẻ đang chơi trò chơi trong giờ âm nhạcKhi tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động âm nhạc để trẻ luôn hứng thú ngườigiáo viên phải hết sức linh hoạt, không nhất nhất là dạy hát hay dạy vận động chỉ đúngtừng đó thời gian, mà tùy thuộc vào sự hứng thú của trẻ để kéo dài hơn hay nên dừngtại đó hoặc đi đủ ba hoạt động dạy hát (hoặc vận động) rồi nghe hát, chơi trò chơi âmnhạc. Tất cả tùy vào trẻ để giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn hoạt động và phươngpháp phù hợp.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 16Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmTrẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học”, do đó giáo viên nên tổ chức dướihình thức là trò chơi hoặc chương trình âm nhạc thì sẽ thu hút được sự tham gia tíchcực hơn của trẻ.Ví dụ: Qua hoạt động dạy giáo viên thu bằng cách dẫn dắt vào chương trình“Trò chơi âm nhạc” sẽ hiệu quả hơn là giáo viên vào dạy trực tiếp trẻ bài hát. Hoặcthay vì cuối chủ đề cho trẻ ôn lại các bài hát, trò chơi thì giáo viên tổ chức biểu diễnvăn nghệ cuối chủ đề. Trẻ được thi đua được trình diễn trước đám đông khả năng âmnhạc của mình sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.Chính việc tổ chức linh hoạt các phương pháp giúp trẻ hứng thú và yêu thích giờhọc âm nhạc hơn. Từ đó giúp trẻ có tình yêu với âm nhạc và nâng cao dần khả năngcảm thụ âm nhạc cho trẻ.Âm nhạc qua hoạt động dạo chơi, tham quanTrẻ nhỏ rất thích khám phá điều mới lạ, các buổi dạo chơi tham quan là cơ hộicho trẻ thỏa mãn nhu cầu khám phá của mình. Qua các buổi dạo chơi tham quan nàygiáo viên cũng cần mang âm nhạc đến với trẻ. Cho trẻ cùng hát tập thể theo chủ đề vừatạo không khí vui tươi, phấn khởi cho trẻ khi được đi dạo chơi tham quan đồng thờicũng là cơ hội để chúng ta ôn lại lời bài hát cho trẻ và giúp trẻ cảm nhận chính xác hơngiai điệu của bài hát qua việc kết hợp vỗ theo các loại tiết tấu khác nhau.Ví dụ: Cô và trẻ cùng nhau đi dạo chơi vườn hoa , tham quan vườn rau của trườnglồng ghép hoạt động âm nhạc hát bài hát chủ đề cho trẻ hứng thú vui chơi khi được đitham quan dạo chơi cùng cô.Hình ảnh trẻ tham quan dạo chơi cùng côViệc tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và cảm nhận âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi làđiều rất cần thiết. Trẻ nghe nhiều, tai nghe của trẻ sẽ phát triển và cảm nhận chính xáchơn giai điệu để từ đó hát đúng lời, đúng giai điệu và hay hơn, tự tin thể hiện trướcđám đông nhiều hơn.Âm nhạc tích hợp trong đón, trả trẻ và thể dục sáng:Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 17Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmÂm nhạc đến với trẻ không nhất thiết là vào giờ hoạt động âm nhạc mà âm nhạccó thể đến với trẻ bất cứ lúc nào. Trẻ càng được tiếp xúc nhiều với âm nhạc thì sẽ hìnhthành dần trong trẻ tình yêu âm nhạc, từ đó khả năng âm nhạc cũng được nâng cao.Hơn thế nữa âm nhạc còn là phương tiện hữu hiệu để tổ chức các hoạt động học khác.Sáng sớm khi vừa đến lớp, giáo viên cần mở nhạc theo chủ đề để cho trẻ cảmthấy vui tươi, phấn khởi khi được đến trường. Nhạc cất lên ngày mới cho trẻ là phảivui, rộn ràng kích thích sự hứng thú của trẻ, tạo cảm giác an toàn cho trẻ, để trẻ quênđi cảm giác xa bố mẹ. Cụ thể là các bài hát như “Vui đến trường” chủ đề: Trường mầmnon “Cô giáo em” chủ đề: Nghề dạy học.Để khởi động một ngày mới cho trẻ, vào buổi tập thể dục sáng cô mở nhạc chotrẻ trong quá trình đi, chạy, tập các động tác là rất quan trọng, nó kích thích trẻ vui vẻ,tự tin hơn khi thực hiện các động tác cùng cô. Đồng thời, khi tập với nhạc trẻ cảmnhận được nhịp điệu của bài hát, những bài hát dành cho trẻ tập thể dục thường là nhạcvui có tiết tấu nhanh, mạnh. Cụ thể như: “Tập thể dục buổi sáng”, cô giáo có thể chotrẻ tập các động tác cơ bản theo nhạc sau đó cô mở nhạc nền hoặc kết hợp bài hát chotrẻ nhảy hay các vũ điệu tự do mà trẻ yêu thích.Ví dụ:Bài “trời nắng trời mưa” chủ đề: Hiện tượng tự nhiên cho trẻ nghe nhạchát theo bài hát vận động múa các động tác chú thỏ trong bài hát.Hình ảnh trẻ tập thể dục buổi sáng kết hợp các điệu nhảyÂm nhạc tích hợp trong hoạt động ngoài trời và hoạt động góc:Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 18Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmKhông những thế trong các hoạt động ngoài trời; hoạt động góc hay hoạt độngcó chủ đích khác; có thêm một chút nhạc, trẻ được hát, được vận động theo nhạc sẽkích thích trẻ tích cực hơn để tiếp tục hoạt động, nếu không có âm nhạc hoạt động họctrở nên khô khan, chưa khơi dậy được sự hứng thú của trẻ vì vậy việc lồng ghép tíchhợp âm nhạc vào các hoạt động là một điều không thể thiếu đối với trẻ.Ví dụ: Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời khám phá vườn cổ tích với chủ đề:“Sắc hoa mùa xuân” giáo viên cho trẻ hát bài “Ra vườn hoa em chơi”, vừa kích thíchtrẻ hứng khởi hơn khi được ra sân, và cũng là giáo dục trẻ khi vào vườn cổ tích củatrường không được bứt hoa bẻ cành, … đồng thời qua việc hát đó trẻ thuộc lời bài háthơn, cảm nhận được niềm vui ở trong giai điệu của bài hát.Trẻ hoạt động âm nhạc ngoài trờiPhối hợp với các môn học khác:Việc dùng các phương tiện diễn tả âm nhạc nhu một công cụ hữ hiệu để kết hợpvới các hoạt động giáo dục khác như làm quen với toán, chữ cái, môi trường…đã trởnên phổ biến trong các hoạt động giáo dục.Trong hoạt động làm quen với toán: giáo viên có thể sử dụng âm nhạc giúp trẻlàm quen với các con số một cách tự nhiên, nhẹ nhàng thông qua với các trò chơi vớilời ca có số, số người tham gia…Nếu như hoạt động thể chất có thêm phần âm nhạc thìcác vận động của trẻ sẽ trở lên dễ dàng và giúp trẻ học hứng thú hơn nhiều.Ví dụ: Trong tiết toán muốn cất đồ dùng cô cho trẻ làm theo hiệu lệnh:“Gió thổi gió thổiThổi gì thổi gì?”Trẻ cất đồ dùng theo cô hứng thú tahm gia hoạt động nhanh chóng cô tuyên dươngkhen ngợi trẻ.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 19Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmTrong hoạt động làm quen văn học: Để trẻ cảm thụ văn học tốt nhất hiểu sâusắc hơn nội dung câu chuyện bài thơ giáo viên cần lựa chọn lồng ghép tích hợp âmnhạc để tổ chức cho hoạt động làm quen văn học hấp dẫn hơn hứng thú hơn.Ví dụ: Khi dạy thơ “Chim chích bông” chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ hátbài: “chim chích bông” (Nguyễn Viết Bình phổ nhạc ) làm nội dung tích hợp.Trong tiết tạo hình: Kích thích sáng tạo trí tưởng tượng của trẻ trong quá trìnhtham gia hoạt động tạo hình cần lồng ghép hoạt động âm nhạc vào.Ví dụ: Tạo hình “xé dán đàn cá” tôi cho trẻ hát bài “cá vàng bơi” nhẹ nhàng kíchthích hứng thú gợi nhớ hình ảnh đàn cá.Trong tiết giáo dục thể chất: Hoạt động chủ đích trẻ vận động cô mở nhạc nhẹkhông lời kích thích trẻ hưng phấn sôi động hơn trong tiết dạy.Ví dụ: Chủ đề: “Bé đi đường an toàn” cô có thể mở nhạc không lời bài: “Em điqua ngã tư đường phố” cho trẻ nghe kích thích trẻ tham gia âm nhạc làm sôi động chotiết dạy.Trong tiết làm quen chữ cái: Cô kết hợp âm nhạc qua hoạt động mở đầu tròchuyện dẫn dắt vào bài.Ví dụ: Làm quen chữ g, y chủ đề: hiện tượng tự nhiên kết hợp âm nhạc cho trẻhát bài: “Cho tôi đi làm mưa với” dẫn vào hoạt động chủ đề vào bài cho sôi nổi.Trong tiết khám phá khoa học: Gây hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt độnghọc cô có thể dùng âm nhạc bài hát trong chủ đề để chuyển đổi đội hình hay hoạt độngnày qua hoạt động khác.Ví dụ: Trò chuyện về nghề dạy học cô kết hợp cho trẻ hát bài: Cô giáo em phùhợp với chủ đề.Âm nhạc trong hoạt động chiều:Hay ở hoạt động chiều, giáo viên cần cho trẻ được thể hiện khả năng âm nhạccủa mình, đó là tạo cơ hội cho trẻ được nghe nhạc, nghe hát, được vận động với nhạctheo ý muốn của mình, hay tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi âm nhạc. Đây chính làlúc giáo viên củng cố lại các bài hát, múa, trò chơi âm nhạc trẻ đã được học, trẻ đượcôn luyện trẻ sẽ hát đúng lời hơn, múa dẻo đẹp hơn và chơi trò chơi thành thạo hơn …Giáo viên không gò bó trẻ và có khích lệ tích cực đến trẻ, có cổ vũ trẻ kịp thời khi trẻcó ý thức sáng tạo không những trong âm nhạc mà ở tất cả các hoạt động khác. Chínhnhững quan tâm nhỏ đó của cô giáo sẽ giúp trẻ tự tin học hỏi và lĩnh hội được nhiềukiến thức hơn trong đó có âm nhạc.Tổ chức âm nhạc cuối tuần, cuối chủ đề: Ôn lại các bài hát được học trong tuần,cuối chủ đề bằng hình thức cho trẻ hát bài hát trẻ đã học khi cuối tuần được cắm cờnhận phiếu bé ngoan tuyên dương dùng âm nhạc khuyến khích, tuyên dương, độngviên trẻ trong học tập.Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 20Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmÂm nhạc không chỉ đến với trẻ thông qua các giờ học, mà ngay cả trong giờ ăn,giờ ngủ cũng cần mang âm nhạc đến cho trẻ. Những giai điệu nhẹ nhàng, những câuhát ru của các vùng miền sẽ là phương tiện rất hữu hiệu giúp trẻ sớm đi vào giấc ngủngon. Những giai điệu dân ca, bài hát tiết tấu nhẹ nhàng như lời ru của mẹ nên trẻ yêntâm và sớm đi vào giấc ngủ. Âm nhạc luôn luôn gần gũi với trẻ và trẻ sẽ cảm nhận nómột cách tự nhiên không cần giáo viên phải ép buộc trẻ. Trong giờ trả trẻ lồng ghép lễgiáo chào hỏi dạy trẻ nhắc nhở trẻ qua bài: “ Đi học về” giúp trẻ vui tươi nhưng vẫngiúp trẻ biết chào hỏi ông bà cha mẹ khi đi học vềGiáo dục âm nhạc qua các ngày hội ngày lễ.Trẻ mầm non chủ yếu là sinh hoạt ở trường, giáo viên cần tạo mọi cơ hội chotrẻ được tiếp xúc và học những điều tốt đẹp nhất để giúp trẻ hoàn thiện bản thân vàphát triển một cách toàn diện. Thông qua các ngày hội ngày lễ của trường, của ngànhgiáo viên tạo cơ hội cho trẻ được tham gia biểu diễn văn nghệ như “Ngày hội bé đếntrường”, “Vui hội trăng rằm”, “Bé với an toàn giao thông” hay “Chào mừng ngày nhàgiáo, ngày 22/12 …”. Trẻ được mặc quần áo đẹp, trang điểm đẹp, được các bạn cổ vũ,… sẽ hình thành dần cho trẻ sự tự tin thể hiện mình trước đám đông.Trẻ hứng thú vui vẻ nhảy erobic trong ngày khai giảng trườngNgoài ra các ngày hội, ngày lễ cô giáo biểu diễn cho trẻ xem trẻ cũng sẽ thíchđược cổ vũ cho cô của mình, thể hiện điệu bộ theo giai điệu bài hát.Qua các tiết mục văn nghệ, trẻ nghe xem, cảm nhận giai điệu, lời ca và thể hiệncảm xúc của mình, từ đó trẻ yêu âm nhạc hơn, thích xem và mong muốn được thamgia giống bạn.c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 21Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmCác giải pháp, biện pháp khi thực hiện đề tài có mối quan hệ liên quan mật thiếtvới nhau, biện pháp này nó sẽ hỗ trợ cho biện pháp kia nhằm hòa quyện các nội dunglại với nhau để đi đến một thể thống nhất là tìm ra các giải pháp tối ưu nhất nhưng vẫnđảm bảo được tính chính xác, khoa hoc và lô gíc giữa các giải pháp và biện pháp.Để thực hiện các giải pháp, biện pháp này cần phải đảm bảo tính chính xác,khoa học, cấu trúc lôgic, hợp lí, chặt chẽ, phải đảm bảo được phương pháp nghiên cứuphù hợp với đối tượng nghiên cứu.Đảm bảo nội dung của các giải pháp, biện pháp.Để thực hiện tốt công tác thu hút trẻ tham gia tốt hoạt động âm nhạc. Tạo môitrường âm nhạc đa dạng nhiều hình thức đồ dùng đồ chơi là vấn đề đầu tiên, khi trẻđến trường công tác tạo môi trường trong ngoài lớp, chuẩn bị đầy đủ đồ dung đồ chơicho mọi hoạt động, sau đó ta áp dụng vào các hoạt động như thế nào cho phù hợp... vàquá trình chăm sóc giáo dục cháu cần phải tuyên dương nêu gương trẻ và chúng takhông thể bỏ qua sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường và các tổ chức đoàn thểtrong nhà trường và trong cộng đồng là vô cùng cần thiết. Nên các biện pháp nêu trênđều quan trọng như nhau.d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi vàhiệu quả ứng dụng:Tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo (5-6 tuổi). Sau khi thựchiện những biện pháp nêu trên tôi thấy: Bản thân tôi tự tin và sáng tạo hơn khi tổ chứccho trẻ tham gia vào hoạt động âm nhạc, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng nhưtrong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới vào hoạt động để các cháuhứng thú hơn.So với đầu năm kết quả trẻ tham qia hoạt động âm nhạc khả quan hơn nhiều sovới ban đầu số trẻ thực hiện tỉ lệ % được tăng lên vượt bậc :Đầu nămNội dung khảo sátCuối nămSố trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉđạtchưa %đạtlệ Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ Số trẻđạtchưa%đạtđạttăngTrẻ hứng thú tham 8/25gia các hoạt độngâm nhạc32%17/25 68%24/2596%1/254%64%Trẻ chủ động sáng 7/25tạo tham gia hoạtđộng âm nhạc28%18/25 72%23/2592%2/258%64%Trẻ hát đúng lời và 8/25giai điệu bài hát32%17/25 68%24/2596%1/254%64%Trẻ thể hiện cảm 6/25xúc trong giai điệu24%19/25 75%24/2596%1/254%72%Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 22Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmbài hátTừ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuậnhợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ học sinh đã giúptôi đạt được kết quả cao trong quá trình tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻChất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ được nâng cao. Trẻ hứng thú, tích cựctham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động âm nhạc nói riêng.Cha mẹ trẻ đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn, tích cực tham gia vào các hoạt độnggiáo dục của trẻ ở trường, đồng thời cha mẹ trẻ đã có sự liên kết phối hợp chặt chẽ vớicô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.III. Kết luận và kiến nghị.1. Kết luậnÂm nhạc là phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để phát huy tốiđa vai trò của âm nhạc trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ giáo viên cần chú ýkết hợp các phương pháp, biện pháp với nhau một cách linh hoạt trong việc tổ chứccác hoạt động âm nhạc cho trẻ giúp trẻ hứng thú, nâng cao được khả năng âm nhạc chotrẻ - hát đúng giai điệu, thể hiện cảm xúc khi được tiếp xúc với âm nhạc. Chính vì vậy,tạo hứng thú cho trẻ, giúp trẻ phát huy được năng khiếu và khả năng âm nhạc củamình là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết, điều này không phải là việc làm đơngiản mà các nhà giáo dục cần có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời giancho việc học cách sử dụng các dụng cụ âm nhạc thành thạo. Một điều quan trọng nữalà cần tạo điều kiện để trẻ được thể hiện khả năng năng khiếu biểu diễn có phong cáchcủa trẻ trên sân khấu hoặc trước đám đông.2. Kiến nghị.a. Đối với phòng giáo dục:Thường xuyên tổ chức chuyên đề, tập huấn, phổ biến các sáng kiến kinhnghiệm hay sáng tạo thực tế để giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau,cùng nhau trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ.b. Về phía nhà trường:Nhà trường trang bị thêm nhiều trang phục biểu diễn văn nghệ phù hợp với âmhưởng vùng miền, chủ đề.Mua thêm các dụng cụ âm nhạc cho trẻ, loại băng đĩa bài hát với nhiều thể loạicủa mọi vùng miền phù hợp với trẻ.Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi rút ra được từ tình hình thực tếcủa lớp mình chủ nhiệm, bản thân tôi sẽ cố gắng tiếp tục học hỏi nâng cao chuyênmôn nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn trong việc phát triển toàn diện cho trẻmầm non. Rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của Hội đồng sáng kiến các cấp, củabạn bè đồng nghiệp để tôi có kinh nghiệm tốt hơn trong công tác chăm sóc giáo dụctrẻ.Xin chân thành cảm ơn !Trần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 23Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmEaBông, ngày 15 tháng 3 năm 2018Người viếtTrần Thị Thúy PhươngNHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾNTrần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 24Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn âm nhạc lại lớp lá 4 trường mầm non CưPangtheo hướng lấy trẻ làm trung tâmTÀI LIỆU THAM KHẢOSTTTên tài liệuTác giả1Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên dành cho Bồi dưỡng thường xuyêngiáo viên mầm non (2004-2007)giáo viên Mầm non (Ban- Module 5: Đặc điểm phát triển thẩm mĩ- hành kèm theo Thông tư sốNhững mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ 36 /2011/TT- BGDĐT ngày17 tháng 8 năm 2011 củamầm non về thẩm mĩ.Bộ trưởng Bộ Giáo dục và- Module 18: Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3-6 Đào tạo)tuổi2Chương trình giáo dục mầm non3Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương Nhà xuất bản giáo dụctrình giáo dục mầm non 5-6 tuổi.4Tài liệu hướng dẫn thực hành áp dụng quan Nhà xuất bản giáo dục Việtđiểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong Namtrường mầm non5Các tạp chí giáo dục mầm non6Chương trình khung giáo dục mầm nonNhà xuất bản giáo dụcNhà xuất bản giáo dụcMỤC LỤCTrần Thị Thúy Phương - Trường mầm non Cư PangTrang 25

Tài liệu liên quan

  • skkn một số biện pháp giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học skkn một số biện pháp giúp trẻ làm quen với các tác phẩm văn học
    • 21
    • 671
    • 0
  • giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non giúp trẻ 5 6 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non
    • 26
    • 282
    • 0
  • SKKN Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Cư Pang SKKN Một số biên pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái xây dựng theo hướng lây trẻ làm trung tâm tại lớp lá 1 trường Mầm Non Cư Pang
    • 28
    • 712
    • 5
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen văn học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn làm quen văn học theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang
    • 31
    • 656
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
    • 26
    • 479
    • 2
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
    • 53
    • 1
    • 12
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
    • 30
    • 397
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm
    • 63
    • 383
    • 0
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 4 5 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc tại lớp Chồi 2 trường Mầm non Cư Pang
    • 33
    • 321
    • 1
  • SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi người đồng bào dân tộc thiểu số học tốt môn Làm quen văn học tại lớp lá 4 trường Mầm non Cư Pang
    • 27
    • 130
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(4.63 MB - 53 trang) - SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn âm nhạc tại lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Dạy âm Nhạc Lấy Trẻ Làm Trung Tâm