Skkn Một Số Biện Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Phát Huy Tính Tích ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Mầm non - Tiểu học >>
- Mầm non
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.87 KB, 25 trang )
Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.MỤC LỤCNỘI DUNGTRANGMục lục1Phần thứ nhất: Mở đầu..2I. Đặt vấn đề.2II. Mục đích nghiên cứu.2Phần thứ hai:Giải quyết vấn đề.3I. Cơ sở lý luận của vấn đề.3II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.4III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.6IV. Tính mới của giải pháp.19V. Hiệu quả của sáng kiến.20Phần thứ ba:Kết luận, kiến nghị.22I. Kết luận.22II. Kiến nghị.23Tài liệu tham khảo.24Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện.25Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ1Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU.I. Đặt vấn đề.Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáo dục phổ thông, là bậc họcnền móng của bậc Trung học cơ sở.Với mục tiêu ảnh hưởng đến sứ mệnh củanền tảng giáo dục được quy định ở khoản 2 điều 27 Luật Giáo dục năm 2005:“Giáo dục Tiểu học giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự pháttriển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năngcơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở.” Chúng ta có thể hiểu rằng việcxây dựng một nền móng chắc chắn, một bước đầu vững vàng là hành trang quantrọng hơn hết cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài đó.“Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một”đó là đề tài mà bất kì một giáo viên chủ nhiệm lớp Một nào cũng muốn tìm hiểu.Tại sao lại như vậy? Bởi nề nếp học tập khoa học sẽ giúp cho việc học tập thuậnlợi và đạt kết quả cao. Nếu nói Tiểu học là bậc học mở đầu trong hệ thống giáodục phổ thông thì lớp Một chính là lớp học mở đầu trong hệ thống đó. Lớp Mộtgiữ vai trò đặc biệt quan trọng, bởi ở thời điểm này, các em bắt đầu vươn mìnhvào một “thế giới” mới, bắt đầu tập thích nghi với môi trường mới. Từ môitrường Mầm non vui chơi giữ vai trò chủ đạo, các hoạt động mang tính chấtkhông bắt buộc, tính kỉ luật không đòi hỏi cao thì khi vào lớp Một các em mangtrên mình nhiệm vụ của một học sinh thực thụ là học tập, các hoạt động mangtính chất bắt buộc theo nề nếp, đòi hỏi tính kỉ luật, khả năng tập trung cao, cácem phải tập thích nghi với hàng loạt các thói quen trong học tập…Sự thay đổinày khiến các em gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến tâm lí, thái độ dẫn đến tìnhtrạng thụ động, rụt rè, ngại đến trường. Vì vậy, việc chuẩn bị để giảm bớt nhữngkhó khăn cho các em trong thời gian đầu lớp Một không phải là việc chọntrường, lớp hay cho các em làm quen với đọc và viết mà điều quan trọng là phảichuẩn bị tâm lí cho các em, đặc biệt là việc xây dựng nề nếp, thói quen học tậpban đầu bởi nề nếp học tập khoa học là bước quan trọngảnh hưởng đến cả quátrình học tập và phát triển sau này.Bất kì giáo viên nào được phân công chủ nhiệm và giảng dạy trực tiếp họcsinh lớp Một cũng trăn trở về vấn đề rèn luyện đưa các em vào nề nếp học tậpNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ2Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo của các em và làm thế nào để các emkhởi động lớp Một với một tâm thế hào hứng, mong muốn đến trường, phát triểntự nhiên và tích cực. Đó là lí do tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng nềnếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một” để nghiên cứu, thựchiện với lớp 1D năm học 2017 – 2018 và lớp 1D năm học 2018 – 2019 TrườngTiểu học Nguyễn Văn Trỗi.II. Mục đích nghiên cứu.Cùng với những khó khăn của học sinh đầu cấp, cũng như những khókhăn của bản thân là giáo viên chủ nhiệm lớp Một trong việc xây dựng nề nếphọc tập cho học sinh nhưng vẫn giữ được sự linh hoạt, sáng tạo, tích cực của họcsinh, vẫn tạo được cho các em sự hứng thú khi đến lớp. Tôi nghiên cứu đề tàinày nhằm mục đích:- Đưa ra những giải pháp để giải quyết khó khăn của bản thân cũng nhưmong muốn học hỏi, chia sẻ cùng đồng nghiệp để có thể có những kế hoạch xâydựng, rèn luyện nề nếp học tập cho học sinh lớp Một một cách cụ thể, phù hợpvới tâm sinh lí học sinh.- Tạo một môi trường học tập thân thiện cho học sinh khi mới bước vàolớp Một, trang bị cho các em hành trang vững chắc để thực hiện tốt nhiệm vụhọc tập, phát huy sự linh động, sáng tạo của các em và đặc biệt là tạo cho các emsự hứng thú và mong muốn được đến trường.- Xây dựng một số nội dung phối hợp với tổ chức lớp, các giáo viên bộmôn và đặc biệt là với phụ huynh học sinh để thực hiện tốt việc xây dựng nề nếphọc tập cho học sinh.Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.I. Cơ sở lý luận của vấn đề.Nề nếp học tập là những nội quy, quy định về học tập, những quy tắcđược thống nhất giữa giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ quá trình học tập đượcdiễn ra đúng quy định, khoa học, logic.Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là việc giúpcho học sinh chủ động, tự giác nắm và thực hiện theo những nội quy, quy định,quy tắc đó.Đây là một yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình học tập lâudài. Việc xây dựng nề nếp học tập đối với học sinh lớp Một không phải làchuyện nhanh chóng, dễ dàng, cần phải xây dựng đúng nguyên tắc, phù hợpnhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái, không rập khuôn cho học sinh. Với việc làmnày, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quyết định sự thành công haythất bại.Vậy giáo viên chủ nhiệm là những ai?Vai trò của họ như thế nào?Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đang giảng dạy ở lớpcó đủ các tiêu chuẩn và điều kiện đứng ra làm chủ nhiệm lớp trong một năm họchoặc trong tất cả các năm tiếp theo của cấp học.Một giáo viên chủ nhiệm lớp cần xác định rõ vai trò của mình:Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ3Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.- Ở vai trò quản lí: Giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện nhiệm vụquản lí lớp học; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục, đôn đốc,kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong lớp.Thường xuyên liên hệ với các giáo viên bộ môn, với phụ huynh học sinh để tìmhiểu, thông báo tình hình học tập của học sinh trong lớp.- Ở vai trò tổ chức:+ Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp hoặc Bộ máy tựquản lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổchức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong tràothi đua của nhà trường và của các cấp.+ Là người xây dựng tập thể học sinh thành một khối đoàn kết bằng cácbiện pháp tổ chức, giáo dục học sinh bằng sự gương mẫu, bằng tình cảm. Nắmbắt tình hình, hoàn cảnh, tính cách cũng như tâm lí của mỗi học sinh trong lớp.- Ở vai trò phối hợp với các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường, xãhội là ba lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyênnghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp giáo dụckhoa học. Do vậy giáo viên chủ nhiệm phải là người chủ đạo trong điều phối cáchoạt động giáo dục cùng với các lực lượng giáo dục đó một cách hiệu quả.Trong một xã hội hội nhập, phát triển như hiện nay cũng như những đổimới trong giáo dục nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thì một giáo viênchủ nhiệm mang trên mình trách nhiệm to lớn, đặc biệt với học sinh lớp Một,giáo viên chủ nhiệm cần phải ý thức rõ hơn về nhiệm vụ của mình, xác định sẽgặp cái khó, cái khổ hơn những lớp lớn. Chính vì điều đó, theo tôi không chỉ làxây dựng nề nếp học tập mà còn phải xây dựng theo hướng phát huy tính tíchcực của học sinh, đó là vấn đề mang tính thực tiễn cần nghiên cứu và thực hiện.II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.1. Thuận lợi.Qua quá trình dạy học, tôi nhận thấy, việc xây dựng nề nếp học tập cónhững thuận lợi nhất định:- Trong chương trình học ở tuần học đầu tiên, một số môn học có các tiếthọc làm quen, đây là cơ hội, thời gian để giáo viên chuẩn bị và thực hiện việcxây dựng nề nếp học tập.- Học sinh ngoan, nhiều em chăm chỉ, có ý thức học tập cao. Đa số các emlà người địa phương nên thuận lợi trong việc nắm bắt nội dung cần thực hiện.- Đa số phụ huynh quan tâm đến con em mình, tạo điều kiện tốt nhất khicác em đến trường, thường xuyên hỏi han, tạo mối liên hệ giữa phụ huynh vớigiáo viên chủ nhiệm và Nhà trường.- Trong những năm qua, Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm từ cáccấp lãnh đạo, cán bộ ngành tạo điều kiện để trường có đầy đủ các thiết bị dạyNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ4Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.học, các đồ dùng dạy học trực quan, phòng học khang trang, rộng rãi, số lượnghọc sinh trong lớp đảm bảo chất lượng dạy và học.2. Khó khăn.Có thể thấy rằng bên cạnh những thuận lợi, còn có những khó khăn như:- Ở giai đoạn đầu, các em chưa thích nghi với sự thay đổi môi trườngcũng như hình thức học tập, chưa có ý thức học tập và vẫn còn mang trong mìnhtâm lí vui chơi là chính.- Giáo viên chưa nghiêm khắc với học sinh, kinh nghiệm sư phạm cònhạn chế.- Một số phụ huynh vì hoàn cảnh khó khăn, làm xa nhà, không có nhiềuthời gian để hướng dẫn, rèn luyện cho con khi ở nhà, dẫn đến tình trạng “khoántrắng” cho giáo viên.3. Thực trạng lớp 1C trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi năm học 2016– 2017.Quá quá trình dạy học, tôi theo dõi và khảo sát nề nếp học tập ở cuối kì 1của học sinh lớp 1C năm học 2016 - 2017 được kết quả như sau:Bảng 1: Bảng khảo sát nề nếp học tập lớp 1CSTTNHÓM ĐỐI TƯỢNG HỌC SINHSỐ LƯỢNGTỈ LỆ1Nhóm học sinh hay nói leo, không giơ tay phátbiểu.10/2343,5%2Nhóm học sinh không chủ động chuẩn bị sáchvở, thường xuyên quên mang sách vở, đồ dùnghọc tập.13/2356,5%3Nhóm học sinh không biết xếp sách vở, đồdùng học tập ngăn nắp, không biết cách bảoquản sách vở, đồ dùng.13/2356,5%4Nhóm học sinh thường xuyên không học bài ởnhà.12/2352,2%5Nhóm học sinh không có thói quen làm theohiệu lệnh của giáo viên11/2347,8%6Nhóm học sinh ngồi học sai tư thế.13/2356,5%Ghi chú: Ở bảng thống kê này, một học sinh có thể nằm trong nhiều nhóm đốitượng.Qua bảng thống kê có thể thấy, ở giai đoạn đầu, các em còn gặp rất nhiềukhó khăn trong việc thực hiện nề nếp học tập, điều đó xuất phát từ nhữngnguyên nhân sau:Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ5Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.- Học sinh chưa ghi nhớ được nội dung cần thực hiện, chưa hiểu được tầmquan trọng của việc xây dựng nề nếp học tập.- Một số học sinh chưa được rèn luyện nếp sống nề nếp từ nhỏ, tính cáchquá hiếu động hoặc quá thụ động.- Một số học sinh sống xa cha mẹ, các em không được nhiều sự quan tâmtừ người thân.- Đa số cha mẹ nuông chiều, hoặc không kiên trì hướng dẫn con làm, làmhết việc cho con nên các em chưa biết tự phục vụ cho bản thân.III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.Với hơn 4 năm dạy lớp Một, tôi nhận thấy bất kì giáo viên chủ nhiệm nàocũng có những kế hoạch để xây dựng nề nếp học tập và không ai dám chắc rằngsẽ không gặp khó khăn trong vấn đề này. Và với tôi cũng vậy, từ những khókhăn với học sinh cũng như của giáo viên chủ nhiệm khi xây dựng nề nếp họctập phát huy được tính tích cực của học sinh, tôi xin đưa ra một số giải pháp đểhạn chế những khó khăn đó như sau:- Giải pháp 1: Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện cho học sinh.- Giải pháp 2: Xây dựng nội dung để lập kế hoạch chủ nhiệm.- Giải pháp 3: Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trựcquan.- Giải pháp 4: Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, giáo viênbộ môn, phụ huynh học sinh.- Giải pháp 5: Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khenthưởng học sinh.1. Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện với học sinh.Với học sinh đầu cấp, những ngày đầu đến trường luôn gặp những khókhăn nhất định, đặc biệt là khó khăn về tâm lí.Bước vào một môi trường mới vớibao nhiêu điều lạ, lạ trường, lạ bạn, lạ thầy cô, lạ cả nhiệm vụ học tập,đa phầncác em sẽ cảm thấy lạc lỏng, ngại tiếp xúc. Chính vì lẽ đó, giáo viên chủ nhiệmmang trên mình nhiệm vụ như một chiếc cầu nối, nối lại tất cả các yếu tố mớivới học sinh của mình, tạo được sự gần gũi, mang đến cho các em một cảm giácan toàn để từ đó các em có thể mở lòng hơn, tích cực giao lưu với bạn bè hơn.Để thực hiện được điều này, ở tuần 0, tôi tổ chức cho học sinh một buổigiao lưu làm quen với trường học, với các bạn trong lớp bằng các hoạt động:giới thiệu bản thân, giao lưu văn nghệ, tham quan trường học bằng các hình thứckhác nhau nhưtổ chức trò chơi, tham quan thực tế, thi đua,… từ đó giúp các emtự tin, mạnh dạn thể hiện mình hơn, tạo được tinh thần đoàn kết giữa các họcsinh với nhau.Ví dụ: Nhằm giúp các em ghi nhớ tên bạn mình, mạnh dạn trước đámNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ6Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.đông, sau khi cả lớp giới thiệu, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Bắn tên”.- Nam: “Bắn tên, bắn tên”- Cả lớp: “Tên gì? Tên gì?”- Nam: “Tên Vy, tên Vy.”- Vy: “Bắn tên, bắn tên.”…(tương tự như bạn Nam nhưng sẽ nêu tên mộtbạn khác không trùng với tên bạn mình nêu trước đó).Đối với việc tham quan trường học, tôi tổ chức cho học sinh tham quanxung quanh trường học, giới thiệu và nêu chức năng các phòng như: phòng thưviện, phòng thiết bị, phòng giáo viên, công trình vệ sinh, các lớp học… giúp cácem hiểu hơn về môi trường học tập mới, mạnh dạn ra ngoài giao lưu với các bạnngoài lớp và các anh chị lớp trên.Khi các em đã ổn định tâm lí, đã cảm thấy được sự thân thiện của môitrường học tập mới, chúng ta sẽ lấy đó làm bước đà cho việc hình thành, rènluyện nề nếp học tập ban đầu, đó cũng chính là yếu tố góp phần thành công choquá trình học tập và rèn luyện sau này.2. Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập chohọc sinh.Nhằm đạt được mục tiêu xây dựng nề nếp học tập, giáo viên cần xây dựngkế hoạch hình thành và rèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài. Việcxây dựng kế hoạch cần thực hiện một số nội dung như sau:Bảng 2: Các nội dung cần xây dựng trong kế hoạch chủ nhiệm.STT1NỘI DUNGCÁCH THỰC HIỆNTHỜI GIANCHUẨNBỊGiới thiệu quy mô - Tham quan thực tế các - Đầu nămtrường lớp cho phòng học, phòng phụ học.học sinh.trợ,…Giới thiệu các - Yêu cầu học sinh mang - Đầu năm- Bộ sáchmôn học của học bộ sách lớp Một để cho học.lớp 1.sinh lớp Một.học sinh lấy sách theoyêu cầu của giáo viên.1Quán triệt việc đi - Cho học sinh học nội - Quán triệthọc đầy đủ và quy vào thời gian đầu.vào đầu nămđúng giờ.học.- Phối hợp với phụ - Nhắc nhởhuynh cùng thực hiện vì khi cần thiết.đa số học sinh lớp 1được ba mẹ đưa đón.Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ7Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.2Hướng dẫn họcsinh chuẩn bị đầyđủ sách vở, đồdùng học tậptrước khi đên lớp;biết cách bảoquản đồ dùng họctập.- Giới thiệu các loại - Đầu nămsách, vở.học.3Rèn luyện thóiquen giơ tay phátbiểu khi có ý kiến,không nói leo.- Cho học sinh biết khi - Hướng dẫnnào cần giơ tay phát vào đầu nămbiểu.và rèn luyện- Hướng dẫn cách giơ thườngxuyên trongtay phát biểu.mỗi tiết học.- Nhắc nhở học sinhkhông được phát biểukhi chưa có sự đồng ýcủa giáo viên.4Hướng dẫn tư thếngồi viết, cáchcầm bút, cách giơbảng con và xóabảng đảm bảo vệsinh.- Hướng dẫn và thực - Hướng dẫnhiện mẫu cho học sinh vào đầu nămquan sát.và rèn luyện- Cho học sinh học thuộc thườngtư thế ngồi viết, nhắc lại xuyên trongtư thế ngồi viết trước khi mỗi tiết học.- Hướng dẫn học sinh tự - Hướng dẫnthực hiện theo thời khóa vào đầu năm.biểu bằng hình ảnh.Nhắcnhởhọc sinh khicần thiết.- Hướng dẫn cách bảoquản bút: đậy nắp sau - Hướng dẫnkhi viết xong; kiểm tra vào đầu năm.nhởvà thu dọn đồ dùng vào Nhắccặp cẩn thận sau mỗi học sinh khicần thiết.buổi học.- Chuẩn bịrổ đựngđồ dùngtrên lớp.- Trang tríhình ảnhđồ dùng ởgóc họctập.vào viết bài.- Hướng dẫn xóa bảngnhẹ nhàng, hướng xuốngđất để tránh bay bụi phấnvào các bạn.5Rèn luyện thóiquen thực hiệntheo lệnh của giáoviên.- Cho học sinh nghe vàquan sát một số lệnh củagiáo viên yêu cầu: lấysách, lấy bảng, lấy vở,vòng tay lên bàng, đọctrơn, đọc phân tích, đọc4 mức độ,…Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ8- Hướng dẫn Hìnhvào đầu năm. ảnh các- Rèn luyện lệnh.thườngxuyên.Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.6Hướng dẫn cách - Kiểm tra việc dán nhãn - Đầu nămgiữ sách vở sạch tên, bao bọc sách vở của học.sẽ.học sinh.- Nhắc nhở học sinh luôn - Nhắc nhởgiữ tay sạch sẽ trước khi thườngviết bài.xuyên.- Nhắc nhở học sinh luôn - Theo dõi,chuẩn bị giấy lót tay khi nhắcnhởviết bài.thườngxuyên.7Phân loại mức độ - Từ kết quả nhận bàn - Đầu nămhọc tập của học giao ở mầm non, qua học.sinhmột tháng học tập, giáoviên tổ chức phân loạihọc sinh tạm thời theocác nhóm: Chăm học,lười học, tiếp thu bài tốt,chậm tiếp thu bài…8Hình thành kĩ - Hướng dẫn học sinh tự - Hình thànhnăng nhận xét và nhận xét mình từ kết quả và rèn luyệntự nhận xét.đã có của giáo viên.trongquá- Hướng dẫn học sinh trình học tập.nhận xét bạn bằng vốnhiểu biết của mình.9Quán triệt việc - Nhắc nhở học sinh viết - Hình thànhhọc tập ở nhà.bài, ôn lại bài đã học.thói quen ởgian- Liên hệ với phụ huynh thờitheo dõi việc học tập của đầu.Kiểm traviệcthựchọc sinh.hiệntrongquá trình học.10Thực hiện công - Thành lập Ban cán sự - Thành lậptác phối hợplớp, phân công nhiệm vụ vào đầu nămcụ thểhọc, có thể- Phối hợp với Ban cán thay đổi sausự lớp, giáo viên bộ 2 tháng.môn, phụ huynh học - Phối hợpsinh.thườngxuyên và lâudài.Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ9Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.Bên cạnh đó, giáo viên luôn chuẩn bị một cuốn sổ tay ghi lại sự tiến bộcũng như những biểu hiện bất thường cần khắc phục của học sinh để thuận tiệncho việc theo dõi, giúp đỡ học sinh.Việc xây dựng các nội dung trên là cơ sở để giáo viên thực hiện tất cả cácviệc theo thời gian đã vạch ra, tránh trường hợp bỏ sót một nội dung nào đóhoặc không rèn luyện thường xuyên. Đây còn là bước mở đầu cho hành trìnhxây dựng và rèn luyện nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớpMột.3. Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trực quan.Việc nắm bắt cũng như hiểu được tâm lí của từng học sinh và tâm lí lứatuổi là rất cần thiết trong giáo dục học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớpMột nói riêng, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.Với giải pháp này, tôi thực hiện đổi mới trong một số nội dung sau:3.1 Chuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng học tập khi đến trường.Với học sinh lớp Một, tư duy của các em chủ yếu là tư duy trực quan, việcquan sát hình ảnh sẽ là phương pháp tối ưu nhất trong thời gian này. Ở giai đoạnđầu năm học các em còn chưa phân biệt được sách, vở, đồ dùng học tập, chưanắm được tên các môn học và 100% học sinh đều nhờ ba mẹ, người thân giúpđỡ. Để giúp HS tự mình chuẩn bị, phát huy năng lực tự phục vụ của học sinh tôithực hiện việc làm quen bằng phương pháp quan sát trực quan.Trước khi đến lớp, các em cần soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. Để họcsinh tự thực hiện được, ngày đầu năm học tôi phát mỗi học sinh một Thời khóabiểu có hình ảnh kèm theo và hình ảnh các đồ dùng học tập để học sinh nhậnbiết và chuẩn bị.Ví dụ 1: Để soạn sách vở trước khi đến lớp, các em sẽ quan sát Thời khóabiểu sau:THỜI KHÓA BIỂU _LỚP 1D9 buổi/tuần(Áp dụng từ ngày 28/08/2017)BUỔITIẾTTHỨ 2SÁNG1HĐTT2Tiếng ViệtTHỨ 3THỨ 4THỨ 5THỨ 6Tiếng ViệtĐạo đứcToánTiếng ViệtTiếng ViệtÂm nhạcTiếng ViệtTiếng ViệtNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ10Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.Tiếng ViệtToánTN&XHTiếng ViệtToánMĩ thuậtThủ côngToán34Thể dụcHĐTTToánToánToánToánTiếng ViệtTiếng ViệtTiếng ViệtTiếng Việt1CHIỀUNghỉ2Tiếng ViệtTiếng ViệtTiếng ViệtTiếng Việt3- Khi phát thời khóa biểu cho học sinh, giáo viên hướng dẫn cách sửdụng, đọc qua các mục cho học sinh hiểu: Thứ, buổi, buổi nghỉ…và cho các emthực hiện thử một lần trên lớp. Từ những hình ảnh kèm theo bên dưới môn họcmỗi ngày, học sinh có thể tự soạn đầy đủ sách vở cho mình trước khi đến lớp màkhông cần sự giúp đỡ của người thân.- Ngoài việc soạn sách vở, giáo viên nhắc nhở học sinh xếp sách vở đúngtheo thứ tự từ trên xuống dưới của mỗi ngày, bảng con để ở cuối cùng. Khi đếnlớp các em sẽ lấy theo đúng thứ tự đã xếp bỏ vào hộc bàn, học xong môn nào,xếp sách, vở môn đó vào cặp. Việc làm này tuy nhỏ nhưng khắc phục được việcđến tiết học các em sẽ lục tung cặp để tìm, gây mất thời gian, mất trật tự tronglớp học, ngoài ra sẽ tránh được việc để quên, thất lạc sách vở khi ra về.- Ở thời gian đầu thực hiện, phụ huynh chỉ cần kiểm tra lại xem các em đãsắp xếp đúng hay chưa để có thể kịp thời hỗ trợ khi cần thiết.- Chúng ta có thể hiểu được tâm lí của học sinh khi mới bước vào buổihọc các em sẽ hứng thú, tích cực hơn những tiết học cuối. Theo khảo sát thực tế,tôi nhận thấy hầu hết học sinh thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt bởi mônToán viết ít, đọc ít và có kết quả rõ ràng, môn Tiếng Việt thì viết nhiều: viết Tậpviết, viết Chính tả, viết bảng con dẫn đến tình trạng lười học. Hiểu được điềunày, khi làm Thời khóa biểu cho lớp, tôi sắp xếp các môn học Toán và TiếngNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ11Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.Việt phù hợp với tâm lí, sở thích của các em. Vào buổi sáng, ở những tiết cuối,khi cơ thể cảm thấy không còn nhiều năng lượng lại học những môn học khôngthuộc sở thích các em, điều này chắc chắn ảnh hưởng đến chất lượng môn học,tôi xếp học môn Tiếng Việt trước môn Toán sau. Vào buổi chiều, ở đầu tiết cácem thường hay buồn ngủ, tôi xếp học môn Toán trước và Tiếng Việt sau.Ví dụ 2: Đối với việc chuẩn bị đồ dùng học tập, cũng bằng phương pháptrực quan, tôi chuẩn bị mỗi học sinh một trang hình ảnh về các đồ dùng học tậpđể các em tự chuẩn bị ở nhà.- Vào đầu giờ học, trước khi vào giờ học, tôi cho 2 phút để học sinh chuẩn bịđồ dùng vào một cái rổ đặt giữa bàn. Việc chuẩn bị này giúp các em dễ dàng lấy đồdùng khi cần, không mất thời gian tìm và tránh trường hợp rơi và hỏng đồ dùng.Hình 1: Lớp 1D trong giờ Tập viết- Sau mỗi giờ học, trước khi ra về, tôi cho học sinh 2 phút thu dọn vàkiểm tra đồ dùng học tập. Ở giai đoạn đầu, các em còn hay quên đồ dùng vàkhông nhớ mình có những đồ dùng gì.Để khắc phục điều này, ngay ở góc họctập, tôi trang trí các đồ dùng học tập để các em có thể nhìn đó và kiểm tra đồdùng trước khi ra về.Hình 2: Góc học tập lớp 1DVới việc thực hiện giải pháp trên, tôi nhận thấy học sinh tích cực, tự giácchuẩn bị và bảo quản sách vở, đồ dùng của mình mà không phụ thuộc vào ngườiNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ12Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.thân.Từ đó dần hình thành cho các em năng lực tự phục vụ, tự quản, phát huy tốiđa năng lực của các em.3.2 Làm quen, thực hiện theo các kí hiệu, hiệu lệnh của giáo viên.Với học sinh lớp Một, ở tuần học đầu tiên là tuần làm quen, giáo viênhướng dẫn học sinh hiểu và ghi nhớ các kí hiệu, lệnh ngay trong tuần này nhưlệnh: Lấy bảng, lấy sách, đọc các mức độ, đọc trơn, đọc phân tích, lệnh giơ bảngcon, đọc bảng con,… Việc làm này giúp cho sự phối hợp giữa giáo viên và họcsinh được thuận lợi, thoải mái và nhịp nhàng hơn trong quá trình học tập lâu dài.Đây là lần đầu tiên các em được làm quen với các kí hiệu, lần đầu được nghecác lệnh khi học tập, vậy giáo viên cần làm thế nào để các em dễ ghi nhớ và chúý thực hiện theo. Với sự thuận lợi của hình ảnh trực quan, tôi thực hiện cho họcsinh quan sát bằng những hình vẽ có liên quan, gợi nhớ cho các em hiểu đượcmục đích của giáo viên cần các em làm gì.Qua tìm hiểu thực tế ở một số lớp học cũng như trường học khác, đại đasố giáo viên sử dụng các chữ cái để lệnh cho học sinh lấy đồ dùng: Lấy sách: kíhiệu chữ S, lấy vở: kí hiệu chữ V, lấy bảng: kí hiệu chữ B. Với việc làm này,những học sinh chưa thuộc chữ cái, hoặc ghi nhớ chậm sẽ rất khó nhớ và khó cóthể làm theo. Hiểu được điều này, cũng bằng những chữ cái đó, tôi thêm vào mộtsố hình vẽ gợi mở, tạo điều kiện cho tất cả đối tượng học sinh đều hiểu và thựchiện được.Ví dụ:- Kí hiệu lấy sách, vở, tôi vẽ hình trang sách, vở: một bên ghi chữ cái Shoặc V, và một bên ghi số trang cần mở.- Kí hiệu lấy bảng là một hình chữ nhật tượng trưng cho cái bảng có ghichữ cái B.Hình 3: Các lệnh hỗ trợ học tậpNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ13Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.- Kí hiệu đọc theo 4 mức độ: Sử dụng hình các mặt cười từ to đến nhỏ dầnthể hiện 4 mức độ đọc: To – nhỏ - nhẩm – thầm. Việc sử dụng những hình ảnhsinh động tạo được sự hứng thú cũng như chú ý của học sinh khi giáo viên lệnhđọc.- Lệnh đọc trơn: Đưa thước nằm ngang thể hiện việc đọc không táchtiếng. Lệnh đọc phân tích: đặt thước dọc, nằm giữa phần đầu và phần vần thểhiện việc đọc theo cơ chế tách đôi.Đọc trơnĐọc phân tíchHình 4, 5: Lệnh đọc trơn và đọc phân tích.3.3. Rèn luyện ngồi học đúng tư thế ngồi.Không như ở Mẫu giáo, bước vào lớp Một các em mang trên mình nhiệmvụ học tập là chính. Việc ngồi bàn học chiếm 90% thời gian đến lớp, chính vìvậy, việc rèn luyện cho học sinh ngồi học đúng tư thế là việc làm quan trọng,giúp cho quá trình học tập diễn ra thuận lợi, phòng chống một số bệnh tật vềxương, mắt. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở lứa tuổi năng động, không ngồi yênđược lâu thì việc rèn luyện cho học sinh ngồi đúng tư thế là một điều không dễdàng. Các em thường ngồi hướng quay ngang sang bạn bên cạnh, cúi mặt, nằmdài lên bàn, gác chân lên bàn,…Để khắc phục điều đó, ngay từ đầu năm học, tôihướng dẫn cho các em biết tư thế ngồi học đúng: Lưng thẳng, không tì ngực vàobàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở 20cm – 30cm, hai chân song song thoải mái. Cùngvới đó, tôi hướng dẫn học sinh rèn luyện thường xuyên và tự nhắc lại tư thế ngồihọc mỗi ngày.Ngoài ra, để các em hiểu được tác hại của việc ngồi học không đúng tưthế, ngay ở góc học tập, tôi sử dụng một số hình ảnh về các bệnh cong vẹo cộtsống, gù lưng, cận thị,… để các em thấy, hiểu được và có ý thức ngồi học đúngtư thế để bản thân tránh được những bệnh đó, giúp cho quá trình học tập diễn rathuận lợi hơn.Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ14Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.Hình 6, 7: Hình minh họa các bệnh có thể mắc phải do ngồi học sai tư thế.4. Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội tronglớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.4.1 Thành lập và phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệt đội trong lớp.Ban cán sự lớp là lực lượng nồng cốt, giúp đỡ giáo viên thực hiện cácnhiệm vụ quản lí, tổ chức lớp. Thành viên Ban cán sự lớp được thành lập thôngqua việc ứng cử hoặc đề cử của giáo viên và tập thể lớp dựa trên năng lực cũngnhư phẩm chất của học sinh.Giáo viên chủ nhiệm tổ chức thành lập Ban cán sự lớp, phân công tráchnhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm, đồng thời tổ chức thực hiện các hoạtđộng theo kế hoạch cá nhân, theo kế hoạch, phong trào thi đua của nhà trườngvà của các cấp.Để tạo cơ hội cho tất cả học sinh được phát huy năng lực của bản thân, tôithực hiện thành lập Ban cán sự lớp gồm: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phólao động, lớp phó văn thể, tổ trưởng, tổ phó, bàn trưởng. Với lực lượng này, tạođiều kiện cho đa số các em được thể hiện mình, các em chủ động, tích cực hơntrong học tập để làm gương cho các bạn và còn thể hiện sự có ích của cá nhâncác em trong tập thể lớp.Cùng với Ban cán sự lớp, giáo viên hướng dẫn Ban cán sự lớp tổ chức,quản lí việc học tập của bản thân và của các bạn. Mỗi thành viên thực hiện cácnhiệm vụ cụ thể, khác nhau:- Lớp trưởng: Quản lí chung, nhắc nhở các thành viên trong Ban cán sựthực hiện nhiệm vụ, nhắc nhở cả lớp chuẩn bị và thu dọn đồ dùng học tập.- Lớp phó học tập: Kiểm tra việc học tập của các bạn, tổ chức sinh hoạthọc tập phút đầu giờ.Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ15Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.- Lớp phó văn thể: Tổ chức trò chơi, văn nghệ cho lớp ở các giờ giải lao.- Lớp phó lao động: Kiểm tra việc dọn vệ sinh lớp, đôn đốc, nhắc nhở cáctổ trưởng phân công nhiệm vụ dọn vệ sinh, tưới cây,… cho các thành viên trongtổ.- Tổ trưởng: Quản lí chung tổ mình.- Tổ phó: Cùng với tổ trưởng quản lí tổ, khi tổ trưởng vắng, tổ phó chịutrách nhiệm như một tổ trưởng.- Bàn trưởng: Nhắc nhở việc chuẩn bị đồ dùng, việc học tập của bạn cùngbàn. Một tháng thay đổi bàn trưởng một lần để tạo điều kiện cho tất cả học sinhđều được phát huy năng lực của mình.Bên cạnh Ban cán sự lớp, tôi thực hiện thành lập các biệt đội trong lớpnhư:- Biệt đội chữ viết đẹp: Thành viên của đội là những học sinh viết chữđẹp, giữ vở sạch và học sinh viết tiến bộ. Nhiệm vụ của đội là rèn chữ, kiểm traviệc rèn chữ của các bạn trong lớp.Trong lớp, học sinh nào viết chữ tiến bộ, đẹpsẽ được gia nhập vào đội.- Biệt đội giúp bạn: Thành viên của đội là những học sinh học giỏi, làmtoán nhanh, chính xác, đọc tốt. Nhiệm vụ của đội là giúp đỡ những bạn làm toánchậm học tốt hơn, kiểm tra việc đọc, việc làm bài tập của các bạn trong lớp dướisự phân công của giáo viên chủ nhiệm.Mỗi tháng sẽ tổ chức tổng kết các biệt đội, gia nhập thành viên mới, tuyêndương khen thưởng thành viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Hình 8: Tổng kết, khen thưởng học sinh có thành tích tốt trong tháng.Qua quá trình thực hiện những việc như trên, tôi nhận thấy các em hứngthú với nhiệm vụ của mình, ham thích, tích cực học hỏi để làm gương cho cácNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ16Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.bạn, và cũng từ đây, nề nếp học tập của lớp được rèn luyện thường xuyên, giáoviên chủ nhiệm đỡ bớt phần nào thời gian trong việc rèn nề nếp học tập cho lớp.4.2 Phối hợp với giáo viên bộ môn.Cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chịu trách nhiệm dạycác môn chuyên biệt trong lớp gồm các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục. Tuythời lượng các tiết học không quá nhiều, nhưng các tiết học đó vẫn cần thực hiệntheo nề nếp lớp học đã xây dựng. Để làm được điều này, tôi chủ động trao đổivới giáo viên bộ môn về một số nội quy, quy tắc trong lớp học để có thể hỗ trợrèn luyện nề nếp học tập thường xuyên và lâu dài.Ở thời gian đầu, giáo viên bộmôn còn ngại, nhưng nhờ sự kiên trì, ủng hộ, phối hợp nhịp nhàng với giáo viênchủ nhiệm nên nề nếp lớp học được rèn luyện thành thói quen trong học tập.Ví dụ: Giáo viên bộ môn thường xuyên hướng dẫn học sinh nhận biếtsách, vở của môn học đang dạy,thường xuyên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi,cách phát biểu, cách sử dụng bảng con,…Giáo viên chủ nhiệm cần quán triệt tư tưởng, suy nghĩ cho học sinh vềtầm quan trọng của tất cả các môn học, không có môn nào xem nhẹ hơn mônnào, các em cần tôn trọng các thầy cô bộ môn và chăm chỉ học tập ở tất cả cácmôn.4.3 Phối hợp với phụ huynh học sinh.Ngoài việc xây dựng nề nếp học tập trên lớp thì việc xây dựng nề nếp họctập ở nhà là một việc làm tất yếu mà phụ huynh đóng vai trò quan trọng. Việcphối hợp với phụ huynh là một việc làm mà mỗi người giáo viên hay nhà trườngđều thực hiện, nhưng làm thế nào để phối hợp với phụ huynh phát huy được tínhchủ động, tích cực học tập của học sinh khi ở nhà bởi chúng ta có thể hiểu đại đasố phụ huynh rất yêu thương, chiều chuộng con, đặc biệt khi con còn nhỏ. Ở lứatuổi lớp Một, các em còn chưa ý thức được nhiệm vụ của mình do đó phụ huynhkhông kiên trì rèn luyện nề nếp học tập cho con mà thường làm thay con. Chínhvì điều đó, các em thường ỷ lại vào ba mẹ và lười thực hiện nhiệm vụ củamình.Để tránh tình trạng này, giáo viên chủ nhiệm cần có những kế hoạch phốihợp với phụ huynh học sinh khi xây dựng, rèn luyện nề nếp học tập ở nhà.Hiện nay, đa số các phần bài học đều được giáo viên hướng dẫn và hoànthành ngay tại lớp duy chỉ có phần Tập viết ở nhà thì hoàn thành ở nhà, tuynhiên giáo viên vẫn thường giao việc về nhà như đọc lại bài, xem lại bài đã học,… bởi đa số học sinh chỉ nghe lời cô dặn, cô dặn thì làm, không dặn thì khônglàm. Để rèn luyện tính chủ động học tập ở nhà cho các em, tôi phối hợp cùngphụ huynh lập thời gian biểu cho các em.Tùy vào thời gian sinh hoạt ở mỗi nhà,phụ huynh linh hoạt sắp xếp thời gian đủ để các em học Toán, học Tiếng Việt,các môn học khác. Trong thời gian biểu luôn có các nội dung thường xuyên thựchiện mỗi ngày, không cần cô nhắc các em cũng thực hiện: tập viết, đọc lại bàimới học và có các nội dung học các môn khác thì thay đổi theo thời khóa biểu.Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ học Tiếng Việt ở nhà và nhắc học sinh đây lànhiệm vụ làm mỗi ngày, cô không nhắc thì vẫn tự biết thực hiện.- Hoàn thành phần tập viết ở nhà: Trong vở Em tập viết lớp 1 có phần kíNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ17Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.hiệu hình ngôi nhà có nghĩa là viết ở nhà, các em mở vở và tự biết phải hoànthành bài.- Đọc lại bài mới học 3 - 5 lần: Đối với học sinh lớp 1, ở lớp các em đượclàm quen, ghi nhớ vần nhưng để các em đọc thông thạo, ghi nhớ bền vững thìcác em cần đọc đi đọc lại nhiều lần.Từ việc xây dựng nề nếp ban đầu, các em chủ động hoàn thành nhiệm vụở nhà mà không cần giáo viên, ba mẹ hay người thân nhắc nhở. Để làm đượcđiều này, ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm, giáo viên chủ nhiệm cần traođổi, thống nhất với phụ huynh những nội dung mà giáo viên muốn rèn luyện đểphát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh, nhắc nhở phụ huynh tránhtình trạng làm thay con mà thay vào đó, phụ huynh chỉ kiểm tra, hỗ trợ con khithật sự cần thiết. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên liên lạcvới phụ huynh để theo dõi tình hình xây dựng và rèn luyện nề nếp học tập ở nhàcủa học sinh.Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc liên hệ với phụ huynhhọc sinh không còn khó khăn. Giáo viên chủ nhiệm có thể liên hệ với phụ huynhqua điện thoại, qua mạng xã hội như facebook, zalo,… bên cạnh đó nhà trườngtriển khai thực hiện phần mềm VNEDU cũng tạo điều kiện để giáo viên liên hệvới phụ huynh một cách thường xuyên qua tin nhắn điện thoại mà không mấtnhiều thời gian.Ví dụ: - Với những phụ huynh sử dụng mạng xã hội như facebook, tôi lậpnhóm Phụ huynh lớp 1D. Có những thông báo chung thì đăng vào nhóm để phụhuynh được biết. Tại đây, tôi cũng có thể gửi những hình ảnh của học sinh vềcác hoạt động học tập, vui chơi ở lớp để phụ huynh tiện theo dõi. Ngoài ra đểtrao đổi về tình hình học tập, rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà củatừng học sinh thì có thể gọi bằng ứng dụng facebook, zalo để có thể trao đổithoải mái mà không lo ngại việc tốn phí.- Với những phụ huynh không sử dụng mạng xã hội, tôi sử dụng phầnmềm VNEDU để nhắn tin nội dung cần thông báo, với phần mềm này, giáo viênchỉ cần nhắn một tin nhắn và gửi một lần đến tất cả phụ huynh, thuận tiện và tiếtkiệm được nhiều thời gian.Qua đây, có thể thấy rằng việc tổ chức tốt công tác phối hợp với các lựclượng như Ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh giúp cho việcxây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực của học sinh được triệt để,thường xuyên, lâu dài và bền vững.5. Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen thưởnghọc sinh.Ở lứa tuổi lớp 1 các em dễ chịu sự ảnh hưởng, cũng như tác động từ bênngoài nên để thực hiện tốt nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm thì trước hếtbản thân giáo viên phải luôn mẫu mực trong mọi việc làm, sinh hoạt, lời nói, khiđã hứa thì phải thực hiện, nếu không thực hiện phải nêu rõ lí do, luôn tạo niềmtin cho các em bởi mỗi giáo viên là tấm gương cho học sinh noi theo. Các emluôn dành trọn sự tin tưởng vào thầy cô của mình, bất kì việc làm nào của thầyNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ18Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.cô các em đều cho là đúng và có thể học theo. Chính vì điều đó, người giáo viêncần chú ý tất cả các mặt từ hành động, thái độ, lời nói đến những việc dù là nhỏnhặt nhất.Ví dụ: Giáo viên xây dựng, rèn luyện cho các em việc lau bảng bằng khănvà dùng thước để kẻ thì khi lau bảng chi tiết nhỏ giáo viên cũng tránh việc laubằng tay hay kẻ một nét nhỏ cũng cần phải dùng thước.Bên cạnh đó, có thể hiểu rằng bất kì ai cũng muốn được khen và các emcũng vậy, việc tuyên dương, khen thưởng các em là động lực để các em cố gắng,tích cực hoạt động, hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình hơn. Hiểu đượcđiều đó, ở lớp tôi thường xuyên tổ chức tổng kết, tuyên dương khen thưởng chonhững cá nhân, những tổ, những biệt đội có nhiều cố gắng trong việc xây dựng,rèn luyện nề nếp tốt để các em khác noi theo. Đồng thời, cần nhắc nhở nhẹnhàng nhưng nghiêm khắc với những cá nhân, tổ còn mắc sai phạm làm ảnhhưởng đến nề nếp lớp.Hình 9, 10,: Khen thưởng học sinh thực hiện tốt nhiệm vụNgoài việc tuyên dương, khen thưởng của giáo viên, tôi tổ chức, hướngdẫn Ban cán sự lớp nhận xét và tuyên dương bạn của mình vào những tiết họchay những tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, qua đây, tạo cơ hội để các em phát triểnkĩ năng giao tiếp, chủ động trước đám đông.Việc thực hiện giải pháp này, giáo viên tạo được niềm tin, động lực rất lớnđể học sinh phát huy tính chủ động, tích cực trong việc xây dựng, rèn luyện nềnếp học tập lâu dài.IV. Tính mới của giải pháp.Với mỗi giáo viên chủ nhiệm, việc xây dựng nề nếp học tập của lớp lànhiệm vụ mà bất kì người giáo viên nào cũng có kế hoạch và thực hiện. Tuynhiên, trong đề tài này, tôi mong muốn không chỉ dừng lại ở việc xây dựng nềnếp học tập mà phải xây dựng nề nếp học tập phát huy được tính tích cực củaNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ19Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.học sinh, đáp ứng được mục tiêu cũng như những đổi mới trong giáo dục hiệnnay, tránh tình trạng thiết lập nề nếp học tập cho học sinh một cách rập khuôn,máy móc.Từ những khó khăn đã trải qua trong quá trình xây dựng nề nếp học tậpcho học sinh ở những năm trước, tôi nghiên cứu biện pháp mới để thực hiện mộtsố nội dung xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp Một được nhẹ nhàng,thoải mái và mang lại kết quả khả quan hơn.Với đề tài này, tôi xây dựng 5 giải pháp, trong đó có một số biện phápmới mà bản thân đã nghiên cứu và thực hiện như sau:Với giải pháp “Nắm bắt tâm sinh lí, phát huy hiệu quả phương pháp trựcquan” tôi xây dựng biện pháp sử dụng thời khóa biểu hình ảnh, công cụ hỗ trợ từgóc học tập và sự sinh động trong các lệnh của giáo viên. Biện pháp này gópphần giúp học sinh chủ động, tạo được hứng thú cho các em trong việc chuẩn bịvà bảo quản sách vở, đồ dùng học tập mà không phụ thuộc vào ba mẹ, ngườithân. Khắc phục tình trạng hay quên sách vở, đồ dùng học tập của học sinh trướckhi đến lớp và khi đi học về. Sự sinh động từ những hình ảnh gợi mở, liên quanđến lệnh của giáo viên tạo được sự chú ý, hứng thú cho học sinh và đặc biệt hơnnữa là mọi đối tượng học sinh đều dễ dàng ghi nhớ và thực hiện một cách chủđộng, nhanh chóng. Ngoài ra, tôi sử dụng hình ảnh về các bệnh do ảnh hưởng từviệc ngồi học không đúng tư thế, từ đó các em thấy, hiểu hơn về tầm quan trọngcủa việc ngồi học đúng tư thế, chủ động điều chỉnh tư thế ngồi học của mình.Với giải pháp “Tổ chức tốt công tác phối hợp với Ban cán sự lớp, các biệtđội trong lớp, giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.” Tôi chú trọng tổ chức tốtcông tác phối hợp, đặc biệt thực hiện thành lập các biệt đội chuyên trách, pháthuy tối đa năng lực của các thành viên trong đội, xây dựng lực lượng nồng cốthỗ trợ đắc lực cho giáo viên chủ nhiệm trong quá trình xây dựng nề nếp học tập.Ngoài ra, tôi đổi mới việc phối hợp với phụ huynh học sinh theo thời đạicông nghệ 4.0 thông qua các trang mạng xã hội, qua phần mềm VNEDU – MạngGiáo dục Việt Nam.Các giải pháp “Ổn định tâm lí, tạo môi trường thân thiện với học sinh”,“Xây dựng nội dung để lập kế hoạch hình thành nề nếp học tập cho học sinh.”và “Tích cực thực hiện công tác làm gương và nêu gương, khen thưởng họcsinh.” là các giải pháp hỗ trợ cho các giải pháp mới nêu trên được thực hiện tốthơn.V. Hiệu quả của sáng kiến.Từ việc thực hiện các giải pháp đã nghiên cứu, tôi nhận thấy, việc xâydựng nề nếp học tập cho học sinh lớp Một dễ dàng hơn, đồng thời phát huy đượctính tích cực, chủ động của học sinh, đáp ứng nhu cầu của đổi mới giáo dục hiệnnay.Qua việc áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu, tôi nhận được kết quả khảNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ20Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.quan hơn, đạt được mục tiêu cần thực hiện, cụ thể như sau:Bảng 3: Bảng thống kê so sánh số học sinh hình thành nề nếp học tậpcuối kì 1 của học sinh lớp 1C, năm học 2016 – 2017 và học sinh lớp 1D nămhọc 2017 - 2018 của Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi:Nề nếp học tậpCuối kì 1Năm học: 2016 2017Cuối kì 1Năm học: 2017 2018Tỉ lệtăngSố họcsinhTỉ lệSố họcsinhTỉ lệBiết cách giơ tay phátbiểu.13/2357,5%17/2373,9%16,4%Tự chuẩn bị sách vở, đồdùng học tập đầy đủ.10/2344,5%15/2365,2%20,7%Biết xếp sách vở, đồdùng học tập ngăn nắp,biết cách bảo quản sáchvở, đồ dùng.10/2344,5%14/2360,9%16,4%Thường xuyên học bài ởnhà.11/2347,8%15/2365,2%17,4%Hiểu và nhanh chóngthực hiện theo hiệu lệnhcủa giáo viên15/2365,2%18/2378,3%12,8%Học sinh ngồi viết đúngtư thế.12/2352,1%15/2365,2%13,1%Qua quá trình tôi nghiên cứu, thực hiện các giải pháp trên đã mang lại kếtquả nhất định. Ở cuối học kì 1 năm học 2017 – 2018 số học sinh nhanh chónghình thành và thường xuyên rèn luyện nề nếp học tập có xu hướng tăng hơn sovới mặt bằng chung các năm trước, cụ thể: Học sinh biết cách giơ tay phát biểutăng 16,4%, học sinh tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ tăng 20,7%,học sinh biết xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp, biết cách bảo quản sáchvở, đồ dùng tăng 16,4%, học sinh thường xuyên học bài ở nhà tăng 17,4%, họcsinh hiểu và nhanh chóng thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên tăng 12, 8%,học sinh ngồi viết đúng tư thế tăng 13,1%.Từ những kết quả đạt được đó, năm học 2018 – 2019 tôi tiếp tục áp dụngNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ21Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.các giải pháp trên và mang lại hiệu quả cao.Bảng 4: Bảng thống kê số học sinh hình thành nề nếp học tập cuối kì 1của học sinh lớp 1D, năm học 2018 – 2019.Nề nếp học tậpCuối kì 1Năm học: 2018 - 2019Số học sinhTỉ lệBiết cách giơ tay phát biểu.20/2676,9%Tự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tậpđầy đủ.18/2669,2%Biết xếp sách vở, đồ dùng học tậpngăn nắp, biết cách bảo quản sách vở,đồ dùng.3%4%0,6%16/2661,5%17/2665,4%Hiểu và nhanh chóng thực hiện theohiệu lệnh của giáo viên21/2680,8%Học sinh ngồi viết đúng tư thế.17/2665,4%Thường xuyên học bài ở nhà.Tỉ lệ tăng sovới năm học2017 - 20180,2%2,5%0,2%Bên cạnh đó, các em còn nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, chủ động,tích cực hơn trong việc phục vụ cho bản thân, dần hình thành và phát huy nănglực tự phục vụ, tự quản.Ngoài những kết quả đạt được, tôi nhận thấy ở các em một sự cẩn thận,tính kỉ luật cao, xây dựng cho các em một nền móng chắc chắn, một bước đầuvững vàng, một hành trang quan trọng cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài, gópphần thực hiện mục tiêu “Giáo dục toàn diện” của Giáo dục.Phần thứ ba: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.I. Kết luận.Xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh là một nhiệmvụ mang tính thời đại, góp phần đáp ứng yêu cầu cơ bản của đổi mới giáo dụchiện nay.Để vận dụng tốt các giải pháp mà đề tài nêu ra một cách có hiệu quả nhằmxây dựng nề nếp học tập ở học sinh lớp Một trước hết giáo viên cần chủ độngnghiên cứu, linh hoạt sử dụng các giải pháp, phát huy tối đa mục đích của giảiNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ22Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.pháp đó. Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu hoàn cảnh, nắm bắt tâm lí từnghọc sinh, xây dựng tốt kế hoạch chủ nhiệm, kiên trì, nổ lực không ngừng, tìmtòi, học hỏi, sáng tạo những biện pháp dạy học phù hợp nhất với hoàn cảnh, vớiđối tượng học sinh.Bên cạnh đó, giáo viên cần tạo điều kiện cho mỗi cá nhânhọc sinh bộc lộ và phát triển khả năng, năng khiếu của mình trong quá trình họctập và rèn luyện.II. Kiến nghị.Từ thực tế giảng dạy hiện nay cũng như những nội dung tôi mong muốnđạt được, tôi đưa ra một số kiến nghị sau:- Về phía các cấp lãnh đạo.+ Tạo điều kiện tốt nhất trong việc đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị, đồdùng dạy học.+ Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề về công tác chủ nhiệm,giaolưu, học hỏi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm.- Về phía nhà trường:+ Tuyên truyền và vận động phụ huynh tích cực phối hợp cùng giáo viêntrong việc giáo dục học sinh.+ Có hình thức khen thưởng đối với giáo viên thực hiện tốt công tác chủnhiệm.- Về phía giáo viên:+ Không ngừng học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chobản thân.+ Xây dựng tốt kế hoạch chủ nhiệm, sử dụng và phát huy tối đa côngdụng các đồ dùng trực quan.+ Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh, nắmbắt tính cách, tâm lí từng học sinh.Trên đây là một số giải pháp nhầm xây dựng nề nếp học tập phát huy tínhtích cực cho học sinh lớp Một. Trong khi viết, không thể tránh khỏi thiếu sót, rấtmong nhận được sự chia sẻ, góp ý từ bạn đồng nghiệp và từ Hội đồng chấmsáng kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn!Quảng Điền, ngày 10 tháng 4 năm 2019Người thực hiệnTrần Thị Kim HuệNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ23Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Điều lệ trường Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo.2. Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo.3. Giáo trình Tâm lí học Tiểu học – GS.TS Bùi Văn Huệ.4. Tài liệu Chủ nhiệm lớp cấp Tiểu học – Bộ Giáo dục và Đào tạo.5. Kĩ năng công tác Giáo viên chủ nhiệm – NXB Lao ĐộngNgười thực hiện: Trần Thị Kim Huệ24Một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp Một.NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN(Ký tên, đóng dấu)NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN(Ký tên, đóng dấu)Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ25
Tài liệu liên quan
- SKKN một số BIỆN PHÁP xây DỰNG nề nếp học tâp ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN MAI
- 24
- 908
- 0
- SKKN Một Số Giải Pháp Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1B
- 16
- 1
- 2
- SKKN “một số biện pháp nhằm giúp trẻ 3 4 tuổi phát huy tính tích cực chủ động khi tham gia hoạt động ngoài trời nguyễn thị thúy hằng
- 30
- 1
- 9
- skkn một số biện pháp và hình thức tổ chức nhằm phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo lớn
- 24
- 668
- 0
- skkn một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 3
- 20
- 2
- 12
- skkn một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1
- 25
- 2
- 23
- skkn Một số biện pháp xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh lớp 3
- 17
- 2
- 26
- SKKN một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp ở lớp 3
- 17
- 236
- 0
- SKKN một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh lớp 5
- 14
- 272
- 0
- SKKN một số biện pháp xây dựng nề nếp lớp học nhằm nâng cao ý thức học tập cho học sinh
- 22
- 223
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(726.36 KB - 25 trang) - skkn một số biện pháp xây dựng nề nếp học tập phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 1 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cách Rèn Nề Nếp Học Sinh Lớp 1
-
Rèn Nề Nếp đầu Năm Cho Học Sinh Lớp 1
-
SKKN: Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1
-
Xây Dựng Nề Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1 - Kinh Nghiệm Dạy Học
-
Top 9 Biện Pháp Rèn Nề Nếp, Quản Lý Học Sinh Lớp Một Mà Giáo Viên ...
-
RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1
-
Skkn Rèn Nề Nếp Cho Học Sinh Lớp 1 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Một Số Kinh Nghiệm Rèn Nề Nếp Học Tập Trong Công Tác Chủ Nhiệm Lớp 1
-
CHUYÊN ĐỀ RÈN NỀ NẾP HỌC SINH LỚP 1 - Trường TH Ba Đình
-
Sáng Kiến Kinh Nghiệm Rèn Nề Nếp Học Tập để Nâng Cao Chất Lượng ...
-
SKKN Cấp Huyện - GV: Nguyễn Thị Lượm
-
Biện Pháp Giáo Dục "Rèn Nền Nếp Học Tập Cho Học Sinh Lớp 1"
-
THAM LUẬN TỔ 1 “RÈN NỀ NẾP CHO HỌC SINH LỚP 1”
-
MỘT SỐ KINH NGHIỆM RÈN NỀ NẾP HỌC TẬP CHO HỌC SINH ...
-
Tài Liệu Skkn Rèn Nề Nếp Cho Học Sinh Lớp 1 - Xemtailieu