SKKN Một Số Phương Pháp Nhằm Khắc Phục Thói Quen Ghi Tên Nốt ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Sáng Kiến Kinh Nghiệm, Thư Viện SKKN Hay

  • Home
  • SKKN Mầm Non - Mẫu Giáo
    • SKKN Nhà Trẻ
    • SKKN Mầm
    • SKKN Chồi
    • SKKN Lá
  • SKKN Tiểu Học
    • SKKN Lớp 1
    • SKKN Lớp 2
    • SKKN Lớp 3
    • SKKN Lớp 4
    • SKKN Lớp 5
  • SKKN Trung Học Cơ Sở
    • Lớp 6
    • Tiếng Anh 6
    • Ngữ Văn 6
    • Toán Học 6
    • Vật Lí 6
    • Sinh Học 6
    • Lịch Sử 6
    • Địa Lí 6
    • Tin Học 6
    • Công Nghệ 6
    • Âm Nhạc 6
    • Mĩ Thuật 6
    • Thể Dục 6
    • Giáo Dục Công Dân 6
    • Lớp 7
    • Tiếng Anh 7
    • Ngữ Văn 7
    • Toán Học 7
    • Vật Lí 7
    • Sinh Học 7
    • Lịch Sử 7
    • Địa Lí 7
    • Tin Học 7
    • Công Nghệ 7
    • Âm Nhạc 7
    • Mĩ Thuật 7
    • Thể Dục 7
    • Giáo Dục Công Dân 7
    • Lớp 8
    • Tiếng Anh 8
    • Ngữ Văn 8
    • Toán Học 8
    • Vật Lí 8
    • Hóa Học 8
    • Sinh Học 8
    • Lịch Sử 8
    • Địa Lí 8
    • Tin Học 8
    • Công Nghệ 8
    • Âm Nhạc 8
    • Mĩ Thuật 8
    • Thể Dục 8
    • Giáo Dục Công Dân 8
    • Lớp 9
    • Tiếng Anh 9
    • Ngữ Văn 9
    • Toán Học 9
    • Vật Lí 9
    • Hóa Học 9
    • Sinh Học 9
    • Lịch Sử 9
    • Địa Lí 9
    • Tin Học 9
    • Công Nghệ 9
    • Âm Nhạc 9
    • Mĩ Thuật 9
    • Thể Dục 9
    • Giáo Dục Công Dân 9
  • SKKN Trung Học Phổ Thông
    • Lớp 10
    • Tiếng Anh 10
    • Ngữ Văn 10
    • Toán Học 10
    • Vật Lí 10
    • Hóa Học 10
    • Sinh Học 10
    • Lịch Sử 10
    • Địa Lí 10
    • Tin Học 10
    • Công Nghệ 10
    • Thể Dục 10
    • Giáo Dục Công Dân 10
    • Lớp 11
    • Tiếng Anh 11
    • Ngữ Văn 11
    • Toán Học 11
    • Vật Lí 11
    • Hóa Học 11
    • Sinh Học 11
    • Lịch Sử 11
    • Địa Lí 11
    • Tin Học 11
    • Công Nghệ 11
    • Thể Dục 11
    • Giáo Dục Công Dân 11
    • Lớp 12
    • Tiếng Anh 12
    • Ngữ Văn 12
    • Toán Học 12
    • Vật Lí 12
    • Hóa Học 12
    • Sinh Học 12
    • Lịch Sử 12
    • Địa Lí 12
    • Tin Học 12
    • Công Nghệ 12
    • Thể Dục 12
    • Giáo Dục Công Dân 12
Trang ChủTrung Học Cơ SởLớp 6Âm Nhạc 6 SKKN Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6 SKKN Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc Trung học cơ sở, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức về nhạc lí, tập đọc nhạc, học hát, âm nhạc thường thức. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện hơn về Đức- Trí – Thể- Mĩ.

Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, thực hành được lại là cả một vấn đề nan giải. Vì vậy mà trong tiết học tập đọc nhạc nào tôi cũng thường bắt gặp thấy tình trạng đại đa số các em thường ngại đọc và dẫn tới các em chép sẵn tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc, khi các em nghe cô giáo đọc mẫu thì vội vàng chép sẵn luôn tên nốt nhạc dưới bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa, học thuộc vẹt mà không nhớ vị trí của nốt nhạc. Vậy làm sao để các em có thể tự vận động, tự nhớ và đọc được tên nốt nhạc mà không còn chép sẵn bài tập đọc nhạc đó là một điều tôi vô cùng trăn trở trong những năm giảng dạy tại trường. Xuất phát từ những trăn trở đó tôi đã luôn tìm tòi và tìm các khắc phục lỗi này cho các em. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6” để nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho học sinh trongthời gian năm gần đây.

 

docx 23 trang thuychi01 199212 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trênMỤC LỤC Nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 1 1 1 1 1 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1 Khái niệm nốt nhạc 1.2 Cách đọc nốt nhạc 1.3 Ý nghĩa của việc đọc nhạc đối với học sinh 3 3 3 3 3 1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 6 2. Thực trạng của vấn đề: 4 4 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1 Chú trọng đến những tiết học đầu tiên Tiết 3, 4, 6 trong phần Nhạc lí Âm nhạc 6 3.1.1 Ở tiết Âm nhạc lớp 6 cần đạt được những mục tiêu sau 5 5 5 3.1.2 Đối với tiết 4 Âm nhạc lớp 6: Cần đạt được mục tiêu sau 8 3.2 Xây dựng các bước dạy Tập đọc nhạc 9 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả nghiên cứu 2. Những kiến nghị, đề xuất 19 19 20 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở bậc Trung học cơ sở, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức về nhạc lí, tập đọc nhạc, học hát, âm nhạc thường thức. Từ đó giúp các em phát triển toàn diện hơn về Đức- Trí – Thể- Mĩ. Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, để các em hiểu, thực hành được lại là cả một vấn đề nan giải. Vì vậy mà trong tiết học tập đọc nhạc nào tôi cũng thường bắt gặp thấy tình trạng đại đa số các em thường ngại đọc và dẫn tới các em chép sẵn tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc, khi các em nghe cô giáo đọc mẫu thì vội vàng chép sẵn luôn tên nốt nhạc dưới bài Tập đọc nhạc trong sách giáo khoa, học thuộc vẹt mà không nhớ vị trí của nốt nhạc. Vậy làm sao để các em có thể tự vận động, tự nhớ và đọc được tên nốt nhạc mà không còn chép sẵn bài tập đọc nhạc đó là một điều tôi vô cùng trăn trở trong những năm giảng dạy tại trường. Xuất phát từ những trăn trở đó tôi đã luôn tìm tòi và tìm các khắc phục lỗi này cho các em. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6” để nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy cho học sinh trongthời gian năm gần đây. 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp học sinh khắc phục thói quen ghi nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc lớp 6 bậc trung học cơ sở nói chung lớp 6 trường THCS Trần Phú nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 6 trường THCS Trần Phú 4. Phương pháp nghiên cứu * Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu qua nội dung sách giáo khoa , SGV 6. - Nghiên cứu qua nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế: - Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS Trần Phú - Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Dạy thể nghiệm có đồng nghiệp dự giờ rút kinh nghiệm II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niệm nốt nhạc: Theo tài liệu tiếng Việt: Trong âm nhạc, nốt nhạc có 2 ý nghĩa chính: Nó là một lý hiệu dùng kí hiệu nhạc để biểu thị thời gian tương đối về độ cao (âm nhạc) của âm thanh; Một âm thanh cao độ của chính nó. Để ghi lại một bản nhạc một cách chính xác, người ta sử dụng các kí hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khóa nhạc và nốt nhạc. Nốt nhạc giúp nhận biết được cao độ và trường độ của âm thanh. Nốt nhạc là thành phần cơ bản của âm nhạc phương Tây; phân tích âm nhạc của hiện tượng âm nhạc để tiện trình bày, hiểu rõ, và phân tích âm nhạc. 1.2 Cách đọc nốt nhạc: Các học giống như học anh văn lấy 1 tờ giấy rồi gạch 5 dòng (vì khuông nhạc có 5 dòng và 4 khe) rồi chấm lên 1 chấm và đọc tên nốt. Ví dụ: chấm 1 chấm ở dòng thứ 3 ta đọc là Si vv Đừng để ý các đuôi, móc hoặc các ký tự, yêu cầu đọc đúng tên nốt nằm trên các khe và dòng nhạc. Bước đầu học nốt bằng cách này có ưu điểm là không bị rối mắt bởi các dấu móc hoặc các ký tự liên quan, học từ từ đến khi nào thuộc hết vị trí các nốt trên khuông nhạc. 1.3 Ý nghĩa của việc đọc nhạc đối với học sinh: Các nhà khoa học đã khám phá rằng , đọc nhạc hay chơi một nhạc cụ giúp phát triển kỹ năng tư duy cao hơn. Những đứa trẻ có kỹ năng âm nhạc tốt sẽ xuất sắc hơn trong cách giải quyết vấn đề, đánh giá và phân tích. Việc đọc nhạc sử dụng phần não giống nhau như khi thực hiện các tư duy toán học. Đó là lý do vì sao nhiều nhạc sĩ lão thành cũng rất giỏi ở bộ môn Toán. Đối với những đứa trẻ không nổi trội trong việc học tập, thì âm nhạc giúp dựng lòng tự trọng. Nhiều em xem âm nhạc là cơ hội để được tỏa sáng, để khẳng định bản thân. Đó cũng là lý do vì sao mà các chương trình âm nhạc là rất được quan tâm và coi trọng. Các nghiên cứu cũng cho thấy những đứa trẻ đam mê âm nhạc ít có khả năng bị lôi cuốn vào các thói quen không tốt như uống rượu, bia hay sử dụng ma túy. Một đứa trẻ mà dành hết thời gian sau giờ học của mình với ban nhạc để chia sẻ với những người có cùng sở thích sẽ hiếm khi bị vướng vào những thói quen tiêu cực. 1.4 Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 6: Học sinh lớp 6, là lứa tuổi mới bước vào THCS nên các em còn bỡ ngỡ khi mà chương trình cấp tiểu học mới chỉ mang tính chất làm quen với môn học. Dó đó các em thường chưa chú ý đến việc học tập đọc nhạc. Nên khi vào lớp THCS thì các em thường đối phó bằng cách ghi sẵn hoặc chép thật nhanh các nốt nhạc vào sách giáo khoa. 2. Thực trạng của vấn đề: Hiện nay, việc học tập của học sinh theo các môn học ít nhiều mang tính thực dụng, do đó môn âm nhạc chỉ được đánh giá là một môn học phụ và ít được phụ huynh và học sinh coi trọng. Đó là một khó khăn lớn cho việc thực hiện các công tác chuyên môn. Xuất phát từ đó mà hiện nay tình trạng học sinh đọc nốt nhạc và chăm chỉ học nhạc cũng rất hạn chế Trang bị kiến thức nhạc lý là một quá trình cần phải rèn luyện lâu dài, bền vững, mang tính căn bản và hệ thống. Học sinh của nhà trường là học sinh miền núi do ít được tiếp xúc với loại hình này nên còn thể hiện nhiều nhược điểm khi học tập. Hiện nay việc đầu tư trang thiết bị cho môn học còn hạn chế: Như chưa có phòng học bộ môn, hệ thống tranh ảnh có các tiết học nhạc Do đó việc truyền đạt và giúp các em tiếp thu kiến thức Âm nhạc là hết sức khó khăn, thâm chí những kiến thức đó đến với các em hết sức trừu tượng. Việc truyền thụ các kiến thức âm nhạc chỉ qua phương pháp truyền khẩu thuần thuần túy, ít phát triển khả năng tu duy của các em. Do đó không tạo được sự thu hút, ít gây hứng thú học tập cho các em. Trên cơ sở thực tiễn qua quá trình tiến hành quan sát và theo dõi, tôi đã tìm hiểu khả năng học nhạc của học sinh khối 6 trong hai năm. Bằng việc trực tiếp dạy các giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu. Còn lại hầu như các ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Thông qua bảng kiểm tra thực tế đã phân loại ra từng đối tượng học sinh, tình trạng các em không thuộc tên nốt nhạc, không biết vị trí nốt nhạc còn nhiều, còn lại một số em không biết ghi nốt nhạc, không có hứng thú học môn âm nhạc và các em biết ghi, đọc nhạc còn rất hạn chế. Vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là không có hứng thú học, không nhớ kiến thức nhạc lý và xem môn học chỉ mang tính chất đối phó. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc. Trong quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy việc xây dựng các bước dạy học và sử dụng các trò chơi trong tiết học là hiệu quả nhất. Để nắm bắt được hiệu quả học tập của các lớp như thế nào từ bảng phân loại chất lượng phân môn Tập đọc nhạc và kết quả khảo sát môn học trên tôi sẽ tiến hành dạy thực nghiệm đối chứng giữa hai lớp 6, giữa lớp được dạy và không được dạy. Tôi chọn lớp 6A để dạy thực nghiệm. Các phương pháp tiến hành như sau: 3.1 Chú trọng đến những tiết học đầu tiên Tiết 3, 4, 6 trong phần Nhạc lí Âm nhạc 6. Ở chương trình Âm nhạc bậc tiểu học các em đã được học, làm quen với tên nốt, hình nốt nhạc. Chính vì vậy, khi lên lớp 6 ngay từ những tiết học đầu tôi đã chú trọng rèn luyện cho học sinh nắm vững lại những kiến thức đã học, bổ xung một số phương pháp học mới để các em làm quen dần với nội dung chương trình Âm nhạc THCS. Cụ thể là: 3.1.1 Ở tiết Âm nhạc lớp 6 cần đạt được những mục tiêu sau: Học sinh nắm vững 7 nốt ghi cao độ từ thấp lên cao (Đồ, rê, mi, pha, son, la, si). Quan trọng nhất là vị trí các nốt nhạc này trên khuông nó quyết định cho việc đọc nhạc của học sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh chơi một số trò chơi như sau: * Trò chơi 1: Trò chơi” Khuông nhạc bàn tay” - Mục tiêu: Giúp học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên “khuông nhạc bàn tay”. - Cách chơi: Giơ bàn tay trái ra phía trước, các ngón tay hơi xòe ra, lòng bàn tay hướng vào. Si La Son Pha Mi Rê Đô - Dùng ngón trỏ của bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón út tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) chỉ vị trí nốt Đô. - Dùng ngón trỏ tay phải chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón út tay trái là vị trí nốt Rê. - Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón út tay trái (tượng trưng chó dòng kẻ thứ nhất của khuông nhạc từ dưới lên trên) là vị trí nốt Mi. - Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón út ngón đeo nhẫn (áp út) tay trái (tượng trưng cho khe thứ nhất của khuông nhạc), là vị trí của nốt Pha. - Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón đeo nhẫn tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ thứu hai của khuông nhạc) là vị trí nốt Son. - Ngón trỏ tay phải chỉ vào khoảng trống giữa ngón đeo nhẫn và ngón giữa tay trái (tượng trưng cho khe thứ hai của khuông nhạc) là vị trí nốt La. - Ngón trỏ tay phải chỉ vào ngón giữa tay trái (tượng trưng cho dòng thứ ba của khuông nhạc) là vị trí nốt Si. * Trò chơi 2: Trò chơi “Ghép tranh” - Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. - Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn ra 5 em. Mỗi đội có một bức tranh được chia thành 5 miếng ghép (có năm châm ở mặt sau). Mỗi em mang một miếng ghép, sau khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng em sẽ gắn miếng ghép của mình lên bảng sao cho 5 miếng ghép tạo thành một bức tranh gồm: khuông nhạc, khóa Son, 7 nốt nhạc (7 bông hoa) theo thứ tự trên khuông nhạc (Đô, Rê, Mi, Pha, Sơn, La, Si). Đội nào hoàn thành trước, đội đó thắng cuộc. * Trò chơi 3: Trò chơi “Cắm sao” - Mục tiêu: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. - Cách chơi: - Giáo viên chia lớp thành hai đội nam, nữ, mỗi đội chọn ra 7 em. - Mỗi đội có 7 ngôi sao mang tên 7 nốt nhạc và một bức tranh, trên bức tranh có 5 dòng kẻ và một dòng kẻ phụ dưới. Tranh minh họa Đô Rê Mi Pha Son La Si - Mỗi em mang một ngôi sao (có nam châm ở mặt sau), sau khi có hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng em sẽ cắm (gắn) ngôi sao của mình vào đúng vị trí (tên nốt nhạc) trên bức tranh. - Đội nào hoàn thành trước, đội đó thắng cuộc. - Các cổ động viên của hai đội ở dưới lớp vừa vỗ tay vừa hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. 3.1.2 Đối với tiết 4 Âm nhạc lớp 6: Cần đạt được mục tiêu sau: - Các hình nốt và độ ngân dài ngắn. Phần này tôi chia tổ cho học sinh làm bài tập sau đó cho từng tổ lên trình bày và nhận xét lẫn nhau: VD: Một nốt tròn bằng nốt trắng nốt đen Một nốt trắng bằng. nốt đennốt đơn Một nốt đơn bằng .nốt kép Có thể cho học sinh làm thêm một số bài tập tăng các nốt lên để bắt buộc các em phải tư duy và nhớ được độ ngân dài của các hình nốt đó. Hình ảnh học sinh làm bài - Cách viết các hình nốt trên khuông: Cho tập viết vị trí từng nốt trên khuông với các hình nốt theo thứ tự. Tròn, trắng, đen - Dấu lặng: Biết được ý nghĩa và tập viết dấu lặng. Sau khi nắm được kiến thức nhạc lí, nhớ rõ vị trí các nốt nhạc trên khuông thì việc đọc nhạc sẽ trở nên dễ dàng hơn. 3.2 Xây dựng các bước dạy Tập đọc nhạc: Biên pháp khắc phục tối ưu nhất là cấm tất cả các học sinh không được ghi tên nốt bằng kí hiệu riêng, ở bất kì bài TĐN nào hay ở sách, vở, giấy và cần giải thích cho các em rằng nhận biết nốt nhạc cũng như nhận biết một người, các em nhìn nhiều lần sẽ quen. Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định. Khác biệt đặc trưng giữa dạy hát và dạy Tập đọc nhạc là khi dạy hát, giáo viên phải cung cấp giai điệu cho học sinh thông qua tiếng đàn và hát mẫu để các em hát đúng giai điệu, lời ca. Còn khi dạy Tập đọc nhạc, học sinh cần tự giải mã và khám phá được gia điệu của bản nhạc. Giáo viên chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu và phần nào đó là dùng nhạc cụ giúp các em đọc đúng giai điệu. Giáo viên không nên đọc mẫu, vì đó là dạy truyền khẩu, giảm tính tích cực của học sinh và cũng không nên sử dụng đàn quá nhiều, làm giảm đi sự khám phá của các em. Để tiết học tập đọc nhạc đạt hiệu quả tôi hướng dẫn học sinh thực hiện theo các bước như sau: a. Giới thiệu Tập đọc nhạc - Giáo viên treo bài Tập đọc nhạc lên bảng - Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về tên, tác giả bài Tập đọc nhạc. Dạy bài hát thì có thể mở rộng thông tin về tác giả nhưng dạy bài Tập đọc nhạc thì không nên, học sinh chỉ cần biết bài Tập đọc nhạc do ai sáng tác, trích bản nhạc nào, không cần những thông tin mở rộng về tác giả, vì không có nhiều thời gian để làn việc đó. b. Tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc Khi tìm hiểu về bài Tập đọc nhạc, học sinh cần trả lời một vài câu hỏi như: Bản nhạc viết ở nhịp nào? Bản nhạc có những kí hiệu âm nhạc nào? Có những hình nốt nào? Bản nhạc có thể chia thành mấy câu?... Cho học sinh tập nói tên nốt nhạc trong từng câu nếu giáo viên nhận thấy các em chưa thật sự nắm vững tên nốt nhạc. c. Luyện tập cao độ - Giáo viên hỏi học sinh về cao độ các nốt trong bài Tập đọc nhạc từ thấp lên cao, giáo viên viết lên bảng thành thang âm. - Giáo viên dịch giọng cho phù hợp với giọng của học sinh. - Giáo viên đàn để học sinh đọc cao độ các nốt từ thấp lên cao rồi theo chiều ngược lại. Luyện tập cao độ và tiết tấu là hai hoạt động rất cần thiết khi dạy Tập đọc nhạc. Tâm lí học sinh là muốn khám phá tên nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc, vì vậy giáo viên nên hướng dẫn học sinh đọc cao độ vì hoạt động này vừa giúp các em nắm vững tên nốt, vừa đọc cao độ của bài. d. Luyện tập tiết tấu - Giáo viên viết tiết tấu của bài Tập đọc nhạc lên bảng (thông thường là tiết tấu câu đầu tiên). Nếu không viết lên bảng, giáo viên cần chỉ vào bài Tập đọc nhạc để học sinh nhận ra âm hình tiết tấu đó. - Giáo viên gõ tiết tấu làm mẫu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu. Nhưng lưu ý khi luyện tập tiết tấu: + Có nhiều cách luyện tập, trong đó có 4 cách khá phổ biến mà gióa viên thường áp dụng, đó là: đọc tiết tấu, gõ tiết tấu, đọc kết hợp gó tiết tấu, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. Tuy nhiên, trong mỗi bài tập đọc nhạc, chỉ nên chọn 1-2 cách luyện tập thích hợp. Ví dụ với tiết tấu: Cách thứ nhất, giáo viên đọc: đen đơn đơn đen đen đen đơn trắng. Cách thứ hai, chỉ gõ tiết tấu mà không đọc. Cách thứ ba, giáo viên vừa đọc vừa gõ tiết tấu, cách thứ tư, đọc tiết tấu kết hợp gõ phách. + Thời gian luyện tập tiết tấu không nên kéo dài, chỉ thực hiện trong khoảng 2-3 phút. Bởi nếu kèo dài sẽ ảnh hưởng tới thời gian của các bước khác. + Chỉ nên hướng dẫn học sinh luyện tập tiết tấu câu mở đầu trong bài tập đọc nhạc, tuy nhiên khi tập đọc từng câu, nếu xuất hiện những tiết tấu khó, giáo viên có thể hướng dẫn các em luyện tập thêm. + Viết đọc hoặc gõ tiết tấu khó thể hiện đúng với nốt nhạc ngân dài, vì vậy giáo viên cần qui ước với học sinh bằng động tác mở rộng hai bàn tay (nếu là nốt ngân dài) hoặc úp hai bàn tay (nếu là dấu lặng)... + Nếu bài tập đọc nhạc có tiết tấu khó, giáo viên nên sử dụng cách luyện tập tiết tấu đơn giản (đọc tiết tấu hoặc gõ tiết tấu) ngược lại bài có tiết tấu dễ, có thể áp dụng cách luyện tập phức tạp (đọc kết hợp gõ tiết tấu hoặc đọc tiết tấu kết hợp gõ phách) + Cách cho học sinh sử dụng tiết tấu đã luyện tập khi tập đọc từng câu. e. Tập đọc từng câu. Nếu chỉ qua bước luyện tập cao độ và luyện tập viết tấu mà học sinh tự đọc được giai điệu bài tập đọc nhạc thì đó là điều lí tưởng, vì như vậy các em đã thật sự khám phá được giai điệu của bản nhạc. Tuy nhiên đó là nhiệm vụ không khả thi, vì 3 khó khăn: rất hiểm học sinh phổ thông có khả năng tự đọc nhạc, bài tập đọc nhạc mới lạ nên không dễ đọc, thời gian học ngắn (20 – 30 phút). Để khắc phục khó khăn đó, sau khi học sinh đã luyện tập cao độ và tiết tấu, giáo viên có thể dạy các em đọc từng câu theo cách sau: - Giáo viên đàn giai điệu cả bài một lần để học sinh bước đầu hình dung ra giai điệu, đồng thời giúp các em thấy tự tin hơn. - Giáo viên dùng nhạc cụ lấy âm thanh mẫu rồi chỉ từng nốt của câu 1 để cả lớp đồng thanh đọc (sẽ có rất ít học sinh dùng giai điệu theo cách này, nhưng đây là điều cần làm để tạo cơ hội cho các em được khám phá giai điệu của bản nhạc). Khi học sinh không đọc được, giáo viên nên đàn giai điệu câu 1 vài ba lần, nhắc học sinh vừa lắng nghe, vừa quan sát nốt nhạc và đọc nhẫm theo,. - Giáo viên chỉ nốt nhạc cho tất cả cùng đọc câu 1 vài ba lần - Giáo viên chỉ định một số học sinh đọc lại - Giáo viên giúp các em sửa đổi sai (nếu có) - Cả lớp tiếp tục đọc câu 1 sau khi sửa sai - Đọc các câu tiếp theo tương tự, nếu câu nào giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc. - Nếu giáo viên dạy tập đọc theo cách kết hợp 2-3 bước lại với nhau thì có thể thực hiện: - Chỉ nốt nhạc trong câu 1 để cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc. - Luyện tập cao độ câu: giáo viên đàn một vài âm để làm chỗ dựa cho học sinh đọc cao độ các nốt nhạc - Luyện tập tiết tấu câu 1 - Giáo viên đàn giai điều rồi chỉ nốt nhạc để cả lớp tự đọc câu 1 - Học sinh khá xung phong đọc lại - Giáo viên đàn giai điệu để tất cả tự kiểm tra và sửa sai - Đọc câu 2 và câu tiếp theo tương tự, nếu có câu giống câu trước thì để học sinh tự nhận biết và tự đọc Tập đọc cả bài - Giáo viên dùng thước chỉ vào bài tập đọc nhạc để học sinh đọc cả bài. - Giáo viên đàn giai điệu, học sinh đọc cả bài hòa vào tiếng đàn, vừa đọc vừa gõ tiết tấu. - Giáo viên chỉ định một vài học sin khá đọc bài, làm mẫu cho các bạn - Giáo viên lắng nghe học sinh đọc (không nên sử dụng nhạc cụ) để phát hiện chỗ sai, hướng dẫn các em sửa chữa. g. Ghép lời ca - Giáo viên đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia tập ghép lời - Giáo viên chỉ định học sinh hát lời - Giáo viên sửa chỗ sai - Giáo viên hướng dẫn học sinh hát lời và gõ phách h. Củng cố, kiểm tra - Giáo viên sử dụng bản nhạc không ghi tên nốt khi kiểm tra tập đọc nhạc, đó là thách thức để học sinh phải cố gắng thuộc tên nốt. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp. Đọc nhạc kết hợp thể hiện cường độ cảu phách mạnh, phách nhẹ - Học sinh trình bày bài tập đọc nhạc theo tổ, nhóm hoặc cá nhân - Học sinh xung phong lên bảng, quan sát bài tập đọc nhạc, chỉ nốt kết hợp đọc nhạc, hát lời. Hình ảnh học sinh đọc nhạc Hình ảnh học sinh đọc nhạc theo tổ 3.3. Xây dựng phương pháp ghi chép nhạc Ghi chép lại bài nhạc đã học giúp các em nhắc vị trí nối trên khuông cũng như nhớ các hình nốt, ký hiệu đã học. Nếu như tập đọc nhạc mang nhiều tính chất trừa tượng vì nó còn phụ thuộc vài tai nghe của từng em thì ghi chép nhạc mang tính cụ thể hơn, hiện thực hơn. Do vậy hướng dẫn các em ghi chép đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, đơn giản không có nghãi là không quan trọng, ngược lại tập ghi chép nhạc là sự đúc kết giữa 2 phân môn tập hát và tập đọc nhạc để khắc sâu kiến thức. Do đó đòi hỏi phải có sự chính xác tuyệt đối từng vị trí nốt trên khuông nhạc, quan trọng nữa là qua chép nhạc các em phải nhớ được nốt nhạc là gì, vị trí nào, cách viết các hình nốt ra sao, các hình nốt đó có ý nghĩa gì và phải thể hiện thế nào, việc ghi chép nhạc còn giúp các em ghi nhớ các ký hiệu khác về âm nhạc. Các kiến thức đó hổ trợ cho việc tập đọc nhạc hoặc thực hiện bài hát yêu cầu của tác giả như dấu luyến, dấu chấm đôi, dấu quay lại, dấu lặng đen, lặng đơn, ngắt câu... Việc ghi chép nhạc là công việc đòi hỏi phải hướng dẫn các em thực hiện một cách thường xuyên. Đây

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_phuong_phap_nham_khac_phuc_thoi_quen_ghi_ten_not.docx
Tài Liệu Liên Quan
  • docSKKN Một vài kinh nghiệm về tích hợp giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Âm nhạc lớp 6 ở trường trung học cơ sở
  • docxKinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức ở trường thcs Lâm Xa
  • docSKKN Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6
  • docSKKN Một số kinh nghiệm sửa lỗi giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát
  • docSKKN Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ
  • docSKKN Một số kinh nghiệm dạy TĐN để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 6 ở Trường THCS Thiết Ống
  • docxBáo cáo biện pháp Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn tập đọc nhạc
  • docSKKN Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6
  • docxSKKN Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6
  • docSKKN Biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS
Tài Liệu Hay
  • docSKKN Một số phương pháp để học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc ở lớp 6 theo mô hình trường Trung học mới VNEN
  • docSKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn học hát cho học sinh lớp 6
  • docSKKN Phương pháp rèn luyện các kĩ năng Tập đọc nhạc của học sinh lớp 6
  • docxKinh nghiệm tích hợp kiến thức liên môn vào dạy học môn Âm nhạc 6 phân môn âm nhạc thường thức ở trường thcs Lâm Xa
  • docSKKN Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ
  • docSKKN Rèn kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6
  • docxSKKN Một số phương pháp nhằm khắc phục thói quen ghi tên nốt nhạc dưới bài tập đọc nhạc ở lớp 6
  • docSKKN Biện pháp gây hứng thú học tập giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn học hát
  • docSKKN Biện pháp giúp học sinh khối lớp 6 học tốt môn Âm nhạc ở trường THCS
  • docSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp ghi nhớ tên nốt nhạc cho học sinh Lớp 6 trường PTDT nội trú Trung học Cơ sở Krông Ana

Copyright © 2024 SangKienKinhNghiem.net

Facebook Twitter

Từ khóa » Cách đọc Các Nốt Nhạc Lớp 6