SKKN Sử Dụng Bản đồ Tư Duy để Dạy Bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông ...

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Sáng Kiến Kinh Nghiệm, Thư Viện SKKN Hay

  • Home
  • SKKN Mầm Non - Mẫu Giáo
    • SKKN Nhà Trẻ
    • SKKN Mầm
    • SKKN Chồi
    • SKKN Lá
  • SKKN Tiểu Học
    • SKKN Lớp 1
    • SKKN Lớp 2
    • SKKN Lớp 3
    • SKKN Lớp 4
    • SKKN Lớp 5
  • SKKN Trung Học Cơ Sở
    • Lớp 6
    • Tiếng Anh 6
    • Ngữ Văn 6
    • Toán Học 6
    • Vật Lí 6
    • Sinh Học 6
    • Lịch Sử 6
    • Địa Lí 6
    • Tin Học 6
    • Công Nghệ 6
    • Âm Nhạc 6
    • Mĩ Thuật 6
    • Thể Dục 6
    • Giáo Dục Công Dân 6
    • Lớp 7
    • Tiếng Anh 7
    • Ngữ Văn 7
    • Toán Học 7
    • Vật Lí 7
    • Sinh Học 7
    • Lịch Sử 7
    • Địa Lí 7
    • Tin Học 7
    • Công Nghệ 7
    • Âm Nhạc 7
    • Mĩ Thuật 7
    • Thể Dục 7
    • Giáo Dục Công Dân 7
    • Lớp 8
    • Tiếng Anh 8
    • Ngữ Văn 8
    • Toán Học 8
    • Vật Lí 8
    • Hóa Học 8
    • Sinh Học 8
    • Lịch Sử 8
    • Địa Lí 8
    • Tin Học 8
    • Công Nghệ 8
    • Âm Nhạc 8
    • Mĩ Thuật 8
    • Thể Dục 8
    • Giáo Dục Công Dân 8
    • Lớp 9
    • Tiếng Anh 9
    • Ngữ Văn 9
    • Toán Học 9
    • Vật Lí 9
    • Hóa Học 9
    • Sinh Học 9
    • Lịch Sử 9
    • Địa Lí 9
    • Tin Học 9
    • Công Nghệ 9
    • Âm Nhạc 9
    • Mĩ Thuật 9
    • Thể Dục 9
    • Giáo Dục Công Dân 9
  • SKKN Trung Học Phổ Thông
    • Lớp 10
    • Tiếng Anh 10
    • Ngữ Văn 10
    • Toán Học 10
    • Vật Lí 10
    • Hóa Học 10
    • Sinh Học 10
    • Lịch Sử 10
    • Địa Lí 10
    • Tin Học 10
    • Công Nghệ 10
    • Thể Dục 10
    • Giáo Dục Công Dân 10
    • Lớp 11
    • Tiếng Anh 11
    • Ngữ Văn 11
    • Toán Học 11
    • Vật Lí 11
    • Hóa Học 11
    • Sinh Học 11
    • Lịch Sử 11
    • Địa Lí 11
    • Tin Học 11
    • Công Nghệ 11
    • Thể Dục 11
    • Giáo Dục Công Dân 11
    • Lớp 12
    • Tiếng Anh 12
    • Ngữ Văn 12
    • Toán Học 12
    • Vật Lí 12
    • Hóa Học 12
    • Sinh Học 12
    • Lịch Sử 12
    • Địa Lí 12
    • Tin Học 12
    • Công Nghệ 12
    • Thể Dục 12
    • Giáo Dục Công Dân 12
Trang ChủTrung Học Cơ SởLớp 9Địa Lí 9 SKKN Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Lớp 9) SKKN Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Lớp 9)

Đất nư¬ớc ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhân tố hàng đầu để quyết định thắng lợi công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con ng¬ười. Để đáp ứng nhu cầu đó chúng ta phải tập trung nâng cao chất lư¬ợng giáo dục.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp ngư¬ời học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ng¬ười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng t¬ư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào công cuộc lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Muốn đạt được kết quả đó ngành giáo dục phải tập trung đổi mới ph¬ương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục 2005 (điều 5) quy định: "Ph¬ương pháp giáo dục phải phát huy đư¬ợc tính tích cực, tự giác, chủ động, t¬ư duy sáng tạo của người học, bồi d¬ưỡng cho HS năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí v¬ươn lên".

doc 23 trang thuychi01 28054 Download Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Lớp 9)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên MỤC LỤC Phần , mục Nội dung Trang 1. MỞ ĐẦU 2 1.1 Lí do chọn đề tài 2 1.2 Mục đích nghiên cứu 3 1.3 Đối tượng nghiên cứu 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu 5 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 5 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: 7 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 9 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường: 17 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 3.1 Kết luận 20 3.2 Kiến nghị 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhân tố hàng đầu để quyết định thắng lợi công cuộc CNH- HĐH và hội nhập quốc tế là nguồn lực con người. Để đáp ứng nhu cầu đó chúng ta phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục.Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp người học phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào công cuộc lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Muốn đạt được kết quả đó ngành giáo dục phải tập trung đổi mới phương pháp dạy học. Trong Luật giáo dục 2005 (điều 5) quy định: "Phương pháp giáo dục phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho HS năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên". Còn chương trình giáo dục phổ thông cũng đã nêu: Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng HS, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho HS phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú và trách nhiệm học tập cho HS. Trước những mục tiêu chung đó, môn Địa lí ở Trung học cơ sở cũng đó đề ra những mục tiêu cụ thể như: " Về kiến thức, học sinh phải nắm được một số kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về : Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, bản đồ, dân cư trên Trái Đất, các môi trường địa lí và các hoạt động kinh tế chủ yếu của con người trong các môi trường địa lí; đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội và hoạt động kinh tế của con người ở các châu lục và các khu vực khác nhau trên Trái Đất; đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của đất nước ta, của các vùng miền khác nhau trên đất nước và địa phương nơi học sinh đang sống. Về kĩ năng: phải hình thành một số kĩ năng học tập bộ môn như: Đọc bản đồ, biểu đồ, lát cắt; quan sát, nhận xét, mô tả các sự vật hiện tượng địa lí qua ảnh, hình vẽ mô hình; so sánh nhận xét phân tích số liệu thống kê; , bước đầu có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng địa lí thường xảy ra, vận dụng kiến thức kĩ năng vào cuộc sống, sản xuất ở địa phương"( Trích tài liệu chuẩn kiến thức T.H.C .S) Trước những yêu cầu chung đó, Bộ giáo dục và đào tạo bắt đầu chỉnh lí nội dung chương trình sách giáo khoa ở các cấp học. Và từ đó các nhà nghiên cứu các thầy cô giáo từng bước nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục . Từ những yêu cầu chung về mục tiêu giáo dục T.H.C.S nói chung và môn Địa lí nói riêng, chúng tôi cũng đã không ngừng nghiên cứu, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học và đó đạt được nhiều thành quả. Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy tôi thấy, một bộ phận lớn các em chưa chú ý đến học tập môn Địa lí, đa số các em ngại học, xem môn học này chỉ là môn phụ. Đây cũng chính là trào lưu chung của HS phổ thông hiện nay, học lệch, xem nhẹ các môn xã hội, chú trọng các môn tự nhiên hơn. Đặc biệt là HS lớp 9, các em chỉ tập trung thời gian vào các môn thi vào cấp 3 và môn sau này học chuyên ban, thi đại học. Từ thực tế đó các thầy cô giảng dạy môn Địa lí đó không ngừng đổi mới phương pháp cho phù hợp, giúp HS thêm yêu môn học hơn. Song hiện nay phần lớn các giáo viên mới tập trung đổi mới phương pháp trong phần giảng dạy kiến thức mới, chưa chú ý nhiều đến phần ghi nhớ kiến thức bài học và hướng dẫn HS cách ghi nhớ kiến thức. Do vậy phần lớn HS rất ngại ghi bài, cảm giác nhàm chán, không hệ thống khắc sâu được kiến thức, hời hợt nhanh quên và về nhà không muốn học bài cũ, không muốn chuẩn bị bài mới. Từ đó các em không có cảm giác hứng thú mong chờ đến tiết học Địa lí tiếp theo. Chính từ thực tế trên, mà tôi chọn đề tài : "Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Lớp 9) " để nghiên cứu, viết SKKN. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Trước yêu cầu phát triển của xã hội, ngành Giáo dục trong những năm qua cũng không ngừng đổi mới về mọi mặt, trong đó chú trọng đổi mới về nội dung và phương pháp. Trong mỗi giờ học giáo viên luôn phải tạo điều kiện tốt nhất để học sinh phát huy tính tích cực, tạo điều kiện để học sinh được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn chủ động trong tiếp thu bài giảng, huy động được mọi học sinh làm việc, đánh giá được khả năng làm việc, tích cực làm việc cũng như kết quả từng học sinh. Từ đó học sinh có thể khắc sâu, hệ thống được kiến thức. Muốn đạt được mục tiêu của tiết học thì trước hết phải thu hút được sự chú ý của học sinh, gây hứng thú cho HS học tập, hoạt động. Khi nghiên cứu vấn đề này mục đích chính của tôi cũng là phát huy khả năng tư duy sáng tạo, hiểu sâu nhớ lâu và in đậm các kiến thức cơ bản sau mỗi bài học, tiết học, chương một cách hệ thống. Mặt khác tạo cho các em phát huy khả năng thẩm mỹ từ việc bố cục màu sắc đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, súc tích hợp lí, trực quan, dễ hiểu, dễ đọc, dễ tiếp thu Từ đó tạo sự hứng khởi chú ý trong học tập, ghi bài một cánh sáng tạo, tránh sự nhàm chán, khô khan trong khi học. Thông thường kiến thức địa lí rất khô khan, khó nhớ, khó hiểu nên trong giờ học, HS thường căng thẳng, mệt mỏi. Hiện nay, chúng ta đó và đang sử dụng nhiều phương pháp dạy học mới vào các bước kiểm tra bài cũ, dạy bài mới giảm bớt sự căng thẳng, HS tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động hơn nhưng HS chưa thực sự muốn ghi chép bài. Vì vậy khi sử dụng bản đồ tư duy trong quá trình dạy học từ khâu kiểm tra bài cũ, dạy bài mới và củng cố bài HS sẽ thấy hứng thú học tập, tránh sự nhàm chán hơn. HS được cuốn hút vào các hoạt động do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự khám phá những điều mình chưa biết, chưa rõ, biết cách ghi bài một cách sáng tạo. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, trình bày, bổ sung kiến thức theo khả năng tư duy của mình. Đặc biệt khi sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học, HS sẽ nắm vững, dễ nhớ, dễ thuộc, khắc sâu kiến thức tốt hơn mà không cảm thấy nặng nề, căng thẳng, nhàm chán. Từ đó HS sẽ thấy nhớ, thấy mong chờ đến tiết học sau. Ngoài ra chọn đề tài này, tôi cũng mong muốn đóng góp thêm một phương pháp dạy học, ghi bài bằng bản đồ tư duy, làm phong phú hơn các phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi đề tài này tôi vận dụng bản đồ tư duy vào tiến trình dạy học ở bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Địa Lí 9). Đặc biệt, thông qua quá trình vận dụng bản đồ tư duy vào dạy này các em sẽ có kiến thức cơ bản về: Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Qua đề tài này chúng ta sẽ có thêm một phương pháp dạy học có hiệu quả nhất, tác dụng của vận dụng bản đồ tư duy vào tiến trình dạy học, ghi nhớ kiến thức. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Ở đề tài: "Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Lớp 9)" tôi đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Trong đó có các phương pháp nghiên cứu chính là: Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin về tình hình học tập của học sinh và thực tế vận dụng đổi mới phương pháp của bản thân, đồng nghiệp trong quá trình dạy học, nhất là việc ứng dụng bản đồ tư duyMặt khác tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết về bản đồ tư duy, từ đó vận dụng bản đồ tư duy vào quá trình dạy học và hướng dẫn HS các ghi nhớ kiến thức bằng bản đồ tư duy cụ thể ở bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Lớp 9). Bên cạnh đó tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, sử lí số liệu qua khảo sát kết quả học tập của học sinh trước và sau khi sử dụng bản đồ tư duy để từ đó thấy được hiệu quả của việc vận dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng ( Lớp 9). 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Môn Địa lí ở T.H.C.S, bên cạnh mục tiêu cung cấp kiến thức còn phải rèn cho HS kĩ năng học tập bộ môn. Song song với yêu cầu kiến thức, kĩ năng, là thái độ và hành vi. Hình thành ở HS tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. Từ đó các em có miền tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí; có ý chí kiên cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ cải tạo môi trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Tích cực hoá hoạt động học tập của HS là quá trình làm cho người học trở thành chủ thể tích cực trong hoạt động học tập của chính họ. Để phát huy tính tích cực của HS cần tạo điều kiện để người học được suy nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn, được phát biểu quan điểm của mình, được đưa ra những nhận xét về vấn đề đang bàn luận, được tham gia vào quá trình học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức. Một trong những phương pháp dạy học tích cực đang được các nhà giáo và các nhà quản lí trường học quan tâm đó là phương pháp dạy học bằng "Bản đồ tư duy". Bản đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ tư duy, lược đồ tư duy: là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề bằng cách kết hợp sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết. Dạy học bằng bản đồ tư duy là phương pháp dạy học chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hoá một chủ đề hay một mạch kiến thứcbằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Bản đồ tư duy kế thừa, mở rộng ở mức độ cao hơn của việc lập bảng biểu, sơ đồ. HS tự ghi chép kiến thức trên bản đồ tư duy bằng từ khoá và ý chính, cụm từ viết tắt và các đường liên kết ghi chú, màu sắc, hình ảnh và chữ viết. Khi tự ghi theo cách hiểu của mình, HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập hơn và ghi nhớ bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng. Mỗi HS ghi theo một cách khác nhau, không rập khuôn, máy móc, dễ phát triển ý tưởng bằng cách vẽ thêm nhánh, phát huy được khả năng sáng tạo. Từ đó các em luôn có được niềm vui trước "sản phẩm kiến trúc hội hoạ" tự mình làm ra dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sự hợp tác của tập thể. Dạy học bằng bản đồ tư duy xuất phát từ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế và nghiên cứu thực tiễn đó và đang áp dụng vào giáo dục Việt Nam. Bản đồ tư duy là công cụ đồ hoạ nối các nội dung kiến thức với nhau vì vậy có thể vận dụng vào dạy kiến thức mới, ôn tập, hệ thống kiến thức Trên tinh thần đó, việc áp dụng bản đồ tư duy vào tiến trình bài dạy nói chung, vào phần dạy bài mới nói riêng, vừa mang lại sức sống và năng lượng vô tận cho tư duy sáng tạo. Từ đó HS sẽ chủ động hơn, tích cực học tập hơn và ghi nhớ hệ thống bền vững hơn, dễ mở rộng, đào sâu ý tưởng, khắc sâu được kiến thức, vừa hứng thú, không nhàm chán trong giờ học. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh trung học cơ sở là trẻ em trong độ tuổi từ 11đến 15 tuổi nên phần lớn các em ý thức chờ đợi những hình thức tổ chức tìm hiểu mới đối với bài học mới mà ở đó có tính tích cực, tính hoạt động (động não) của tư duy và tính tự lập của HS được thể hiện, các khả năng trí tuệ được khêu gợi, yêu cầu tự suy ngẫm và tự khái quát hoá tài liệu được đề cao. Phong cách tự tìm hiểu, tự suy ngẫm, thái độ tò mò,.Đó là những điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí THCS nói riêng. Tuy nhiên do cơ chế thị trường cùng với sự mở rộng của các trò chơi điện tử đó thu hút một bộ phận học sinh chơi nhiều hơn học. Một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm chặt chẽ tới việc học hành của con nên các em sao nhãng. Hơn nữa trong quá trình dạy môn Địa Lí T.H.C.S ở những năm trước đây cho chúng ta thấy một thực tế đáng buồn là: số HS yêu thích môn này rất ít, phần lớn phụ huynh và HS xem đây là môn phụ không cần thiết lắm. Có em tâm sự với cô giáo:"các em phải tập trung thời gian học những môn để sau này thi vào cấp III, còn môn Địa thì các em học qua loa, cố gắng lấy điểm 5 là được rồi". Vì thế không mấy mặn mà với môn học này, các em học qua loa, đại khái mang tính đối phó, về nhà không học bài cũ, tiếp thu bài mới càng khóDo vậy, các em rất ngại học, không có hứng thú. Mặt khác, kiến thức Địa lí lớp 9 lại chủ yếu học về dân cư, kinh tế, sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam rộng lớn và phức tạp, khô khan và khó tiếp thu, khó nhớ, phải kết hợp nhiều kĩ năng nên các em lại càng ngại học. Từ tâm lí đó các em ít chú ý khi học, về nhà không làm bài tập không học bài cũ, hoặc chỉ làm mang tính đối phó. Ngay cả khi chọn HS tham gia đội tuyển HS giỏi một số em cũng không có nhã hứng vì cảm thấy khó. Có em còn e ngại tâm sự với cô: " Em thấy môn Địa vừa phải học thuộc nhiều, vừa nhiều bài tập thực hành nên học rất căng thẳng". Có em lại nói " Bố mẹ em bảo em phải tập trung vào các môn tự nhiên để còn đầu tư thi vào cấp 3, còn các môn ấy chỉ cần học qua ở lớp là được", Điều đó làm cho chất lượng môn Địa lí chưa cao, mức độ ghi nhớ chỉ đạt mức trung bình, đặc biệt nhớ theo hệ thống kiến thức còn rất ít, độ hiểu rất hạn chế . Vì thế qua khảo sát chất lượng của HS lớp 9B sau khi học bài 20: Vùng Đồng bằng Sông Hồng tôi thu được kết quả chỉ đạt như sau: Chất lượng học tập của HS sau khi học bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng Năm học: 2014- 2015. Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Loại yếu SL % SL % SL % SL % 9 B 33 0 0 4 12 20 61 9 27 Qua kết quả khảo sát cho chúng ta thấy: chưa có HS giỏi, HS khá chỉ đạt 12%, HS yếu, kém chiếm tỉ lệ lớn (27%). Phần lớn các em thấy ngại ghi bài, ghi bài một cách nhàm chán, máy móc, khó nhớ. Qua điều tra cho thấy: 50% HS ngại ghi bài. Hơn 40% HS thấy bình thường, 10% HS thích ghi bài. Như vậy, mặc dù chú ý đổi mới, kết hợp nhiều phương pháp tích cực trong dạy học, nhưng kiến thức đọng lại trong các em còn ít, các em nhanh quên, chưa khắc sâu được kiến thức trọng tâm. Thực tế đó có một phần cơ bản là do phần chốt lại kiến thức cơ bản trọng tâm trong từng phần, cả bài học chưa được chú ý thích đáng, đôi khi người dạy cũng thể hiện một cách máy mốc, nhàm chán, đơn điệu, truyền thống như các dấu "-" ,rồi "+". Vì vậy chưa thu hút HS chú ý vào bài học, khắc sâu, hệ thống kiến thức. Một số HS chú ý nghe giảng bài xong về nhà các em không có thời gian ôn lại nên cũng nhanh quên, nhớ chàng màng. Từ đó chất lượng học của HS chưa cao, môn Địa lí chưa thực sự là môn học hấp dẫn đối với các em. 2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Từ thực tế trên, là một giáo viên dạy bộ môn này tôi rất trăn trở, tìm tòi nghiên cứu để dạy học Địa lí đạt hiệu quả cao hơn. Được sự giúp đỡ của BGH, tổ chuyên môn, tôi đó cố gắng tạo điều kiện tốt nhất để thu hút sự chú ý của HS, gây hứng thú cho các em trong các hoạt động. Đặc biệt tôi đó sử dụng phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy vào quá trình giảng dạy, để HS có thể hệ thống kiến thức, khắc sâu kiến thức cơ bản ngay tại lớp. Từ đó cũng tạo được niềm vui, tránh được tình trạng nhàm chán căng thẳng khi học và giảm bớt thời gian học bài cũ ở nhà để các em có thời gian nhiều hơn để học môn khác. Để thực hiện được điều đó chúng tôi đó đưa ra nhiều giải pháp như sau : Trước hết về phía Nhà trường: luôn quan tâm đồng đều đến tất cả các bộ môn, không xem môn học nào là chính, là phụ. Nhà trường có phòng đồ dùng kiên cố, tương đối đầy đủ các thiết bị dạy học, có giáo viên phụ trách thư viện. Đồng thời nhà trường đã trang bị phòng máy chiếu phục vụ cho giáo viên dạy giáo án điện tử Đối với giáo viên phải luôn luôn trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, tập huấn, giao ban cụm môn Địa lí. Đặc biệt phải luôn chuẩn bị chu đáo về giáo án, đồ dùng dạy học,cho mỗi tiết học, tuyệt đối tránh chuẩn bị qua loa, đại khái, đối phó. Trong mỗi tiết học phải luôn tạo điều kiện tốt nhất để các em phát huy tính tích cực, chủ động trong tiếp thu lĩnh hội tri thức, thu hút được mọi HS làm việc, đánh giá được khả năng làm việc, ý thức và hiệu quả của từng em. Tích cực thiết kế, sưu tầm những bản đồ tư duy có liên quan đến kiến thức bài học. Sử dụng bản đồ tư duy vào thời điểm thích hợp, tránh sự tràn lan, không chính xác. Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên đóng vai trò chủ đạo còn HS chủ động tiếp thu sáng tạo kiến thức. Đối với học sinh: yêu cầu các em phải có đầy đủ sách vở và các đồ dùng học tập; trong giờ học các em phải chú ý học tập, tham gia hoạt động một cách tích cực, có tư duy sáng tạo, ghi bài đầy đủ, có ý thức xây dựng bài; về nhà học, làm bài tập đầy đủ, đồng thời chuẩn bị bài mới. Kiến thức Địa lí không chỉ có trong sách, mà các em còn quan sát, liên hệ với thực tế cuộc sống. Kiến thức "Sự phân hoá lãnh thổ Việt Nam" nói chung, đặc biệt là "Vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng rất quan trọng, giúp các em có những hiểu biết nhất định về Vùng Đồng bằng Sông Hồng, về thế mạnh khác nhau của mỗi vùng đất nước. Trong SGK Địa lí 9, nội dung kiến thức Vùng Đồng bằng Sông Hồng được trình bày thành 3 bài, trong đó có 1 bài thực hành. Mục đích chính của phần Vùng Đồng bằng Sông Hồng nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết tương đối vững chắc về các nội dung sau: - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội . - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. - Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. - Trình bày được tình hình phát triển kinh tế. - Nêu tên các trung tâm kinh tế của vùng. - Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đây là những kiến thức rất quan trọng. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng Vùng Đồng bằng Sông Hồng, nên trong quá trình dạy tôi đã sử dụng bản đồ tư duy vào các nội dung kiến thức của mỗi mục. Đồng thời hướng dẫn các em đọc hiểu và vẽ tiếp bản đồ tư duy. Ban đầu trong một số đơn vị kiến thức của bài dạy tôi vẽ tên chủ đề hoặc một hình ảnh, hình vẽ của chủ đề chính vào trung tâm rồi đặt các câu hỏi gợi ý để các em trả lời và vẽ các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3Hướng dẫn, gợi ý để các em hệ thống các kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của đơn vị kiến thức đó. Từ đó các em đó làm quen với bản đồ tư duy có sẵn và các bước cơ bản để lập bản đồ tư duy ở đơn vị kiến thức nhỏ, đơn giản. Như vậy các em mới nắm được những kiến thức nhỏ lẻ mà chưa biết tổng hợp kiến thức ở mứ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_ban_do_tu_duy_de_day_bai_20_vung_dong_bang_song.doc
Tài Liệu Liên Quan
  • docSáng kiến kinh nghiệm Vận dụng một số giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý 9
  • docSKKN Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy bài thực hành môn Địa lý lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
  • docSKKN Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Lớp 9)
  • docSKKN Tìm các giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ trong môn địa lí cho học sinh lớp 9
  • docSKKN Cách giải một số dạng câu hỏi lí thuyết trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9
  • docSKKN Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lý 9 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - Đảo cho học sinh trường THCS Nga M
  • docSáng kiến kinh nghiệm Phương pháp phân tích lược đồ phục vụ cho dạy môn Địa lí ở trường THCS
  • docxSáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh trường Trung học Cơ sở Chiêm Thành Tấn
  • docSKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để giáo dục học sinh lớp 9 sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong môn Địa lí
  • docSử dụng phương pháp dạy học tích hợp để nâng cao chất lượng bài học “Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp”. Địa lí Lớp 9 trường Trung học cơ sở Cẩm Long
Tài Liệu Hay
  • docSKKN Rèn kĩ năng nhận xét và phân tích bảng số liệu thông kê nhằm nâng cao chất lượng bộ môn Địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Đông Tiến
  • docSKKN Vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Địa lí lớp 9 ở Trường THCS Ngọc Khê
  • docSKKN Hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ môn Địa lí lớp 9 ở trường THCS Luận Thành -Thường Xuân
  • docSKKN Tích hợp giáo dục biển đảo qua môn Địa lý 9 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng chủ quyền biên giới biển - Đảo cho học sinh trường THCS Nga M
  • docSKKN Sử dụng bản đồ tư duy để dạy bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng (Lớp 9)
  • docSKKN Hướng dẫn sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 trường THCS Quảng Phúc
  • docCách sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí 9
  • docSKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 phần lí thuyết
  • docSKKN Một số kinh nghiệm khi dạy các tiết thực hành Địa lý 9 ở trường THCS
  • docSKKN Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lý 9

Copyright © 2025 SangKienKinhNghiem.net

Facebook Twitter

Từ khóa » Số đồ Tư Duy đồng Bằng Sông Hồng Lớp 12