Skkn Sử Dụng Sơ đồ Tư Duy Trong Dạy Học Lịch Sử Lớp 12 ( Phần Lịch ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Khoa học xã hội >>
- Giáo dục học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 26 trang )
Trường THPT Cẩm Thủy 3PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀSáng kiến kinh nghiệm1.Lí do chọn đề tàiLịch sử là môn khoa học nghiên cứu ,tái hiện lại một cách chân thực quá khứ củaxã hội loài người.Trong phạm vi nhà trường ,lịch sử là môn học có tác dụng tốt nhất trongviệc giáo dục đạo đức truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh ,hơn thế nữa là sựbiết ơn sâu sắc ,kính trọng không chỉ đối với ông cha ,các vị anh hùng dân tộc mà còn làsự biết ơn ,kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại .Mặc dù có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ .Song thực tếđáng buồn hiện nay là đa số học sinh không thích học môn lịch sử ,xem nhẹ môn lịchsử ,các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách hời hợt ,thiếu chính xác ,thiếu hệ thống ,cómột số em có tinh thần học tập với môn học này thì gặp phải khó khăn như :Học trướcquên sau ,hoặc học xong rồi không nhớ gì cả ,hoặc nhớ rồi nhưng lại quên do chưa hiểuđược bản chất của vấn đề .....Điều này dẫn đến kết quả học tập môn lịch sử cũng như kếtquả thi của các em trong những năm gần đây qua các kì thi điểm rất thấp .Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên theo tôi xuất phát từ cả người dạy và ngườihọc .Đối với giáo viên ,thực tế nhiều giáo viên chưa chuyên tâm đầu tư vào việc nghiêncứu để tìm ra những phương pháp giảng dạy và học tập tốt ,phù hợp cho từng đối tượnghọc sinh,chưa phát huy được tính tích cực ,sáng tạo,chủ động tiếp thu kiến thức của họcsinh ,mà chủ yếu vẫn vận dụng những phương pháp dạy học truyền thống đọc chép ,biếngiờ học sử thành giờ học nhàm chán đối với học sinh ..Còn đối với học sinh ,từ thực tếdạy học đó ,nhiều học sinh cho rằng môn sử là môn học có nhiều sự kiện ,khó học ,khónhớ ,điều đáng buồn là đa số các em cho rằng không hứng thú trong việc học môn lịchsử ,hoặc có số ít học sinh có tâm huyết với môn học này thì lại khó khăn trong việc chưatìm ra được phương pháp học-nhớ phù hợp,chưa biết cách học để có cái nhìn tổng quát,điều này dẫn đến tình trạng học sinh chán học và thờ ơ trong việc tiếp thu kiến thức lịchsử.Đặc biệt từ năm 2017 ,kì thi THPT có rất nhiều điểm mới nhất là sự thay đổi cơ bảnhình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệm khách quan đối với môn lịch sử.Vì vậy các emkhông thể học thuộc mà phải tư duy logic vấn đề ,phải hiểu được bản chất vấn đề ,từ đóNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 1Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmmới có cách lựa chọn những câu hỏi đúng phù hợp ,đặc biệt là những câu hỏi có nhiềuđáp án giống nhau..Để phần nào khắc phục đựơc tình trạng trên ,qua thực tế giảng dạy nhiều năm ,bảnthân tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong dạy học lịch sử ,một trong những kinhnghiệm đó là : “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử ViệtNam giai đoạn 1919-1954))2.Phạm vi nghiên cứu :Do điều kiện và thời gian có hạn nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ đi vào nghiêncứu : “Sử dụng Sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử Việt Nam giaiđoạn 1919-1954)Người thực hiện:Ngô Thị Hà 2Trường THPT Cẩm Thủy 3PHẦN II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀSáng kiến kinh nghiệm1.Cơ sở lý luận :Do đặc thù của bộ môn lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ ,là những chuỗisự kiện, diễn biến đã diễn ra trong quá khứ,nên học sinh không trực tiếp quan sát thực tếđược các sự kiện lịch sử. Vì vậy, nhiệm vụ của dạy học Lịch sử là khôi phục lại bức tranhquá khứ để từ đó rút ra bài học từ quá khứ, vận dụng nó vào trong cuộc sống hiện tại vàtương lai. Đây là môn học yêu cầu người học là phải “Biết sự kiện - Hiểu sự kiện – Nhớsự kiện”, từ đó có sự phân tích, tư duy lôgic, khái quát, và đánh giá sự kiện.Vậy việc sửdụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử có ý nghĩa hết sức quantrọng đối với các em học sinh :Thứ nhất: Giúp học sinh hệ thống được kiến thức trọng tâm của từng mục ,từng bài,hoặc từng chương sau khi đã học xong .Thứ hai:Đơn giản hóa kiến thức được nội dung bài học ,giải quyết được vấn đềquá tải của kiến thứcThứ ba:Qua phương pháp học này giúp các em hệ thống hóa kiến thức logic,rànhmạch,giúp các em nhớ lâu ,nhớ sâu,hiểu và liên hệ được các sự kiện lịch sử .Thứ tư: Qua phương pháp này giúp các em có thể phát triển khả năng quan sát ,khảnăng tư duy,trí tưởng tượng .Thứ năm:Với phương pháp này còn giúp các em có thể rèn luyện và phát triển khảnăng nói ,khả năng diễn đạt và trình bày các sự kiện lịch sử .Thứ sáu: Phương pháp này còn là một phương tiện thay cho khối lượng lớn kiếnthức về từ ngữ,giúp các em phát triển tư duy để học tập tốt hơn bộ môn lịch sử .Thứ bảy:Sử dụng phương pháp này còn giúp học sinh học được phương pháp học,học tập một cách tích cực huy động tối đa sự tư duy và sáng tạo của học mình và cũnglà một phương pháp ghi chép tối ưu so với phương pháp ghi chép truyền thống.Thứ tám:Tạo được sự hứng thú của các em đối với môn lịch sử.Thứ chín:Việc sử dụng phương pháp này còn giúp các em rèn luyện kĩ năng trìnhbày,kĩ năng thuyết trình và kĩ năng tự tin…Người thực hiện:Ngô Thị Hà 3Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmVới tất cả những ý nghĩa trên ,việc sử dụng sử dụng sơ đồ tư duy biểu dạy học lịchsử (đặc biệt là lịch sử lớp 12),góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn vàhiệu quả ôn tập của học sinh,đặc biệt đối với những trường vùng cao ,trong điều kiện họctập còn nhiều khó khăn và thiếu thốn ,thì việc sử dụng phương pháp này để kiểm tra kiếnthức , lĩnh hội kiến thức mới hoặc ôn tập củng cố cho các em là rất phù hợp .2.Thực trạng vấn đềNhư trên đã nói do đặc thù của bộ môn lịch sử là môn học có nhiều sự kiện ,niênđại nên rất khó học, khó nhớ ,đặc biệt đối với các em học sinh khối 12 ,việc ôn luyện kiếnthức môn lịch sử chuẩn bị cho các kì THPT quốc gia ,nhất là từ năm 2017, kì thi THPT córất nhiều điểm mới nhất là sự thay đổi cơ bản hình thức thi từ tự luận sang trắc nghiệmkhách quan đối với môn lịch sử lại càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với các emhọc sinh .Thực tế hiện nay nhiều em chưa tìm ra được phương pháp học thích hợp, chưabiết cách hệ thống kiến thức để có thể nhớ lâu ,hiểu sâu kiến thức .Tình trạng trên dẫnđến học sinh chán học ,học không có hứng thú vì học trước quên sau ,hoặc học nhưng chỉlà qua loa đại khái ,khi thi chỉ chông chờ vào điều may mắn ,hay khoanh bừa ,khoanhlung tung ,dẫn đến các đáp án lựa chọn sai một cách nghiêm trọng .Với học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ 3 ,là trường vùng cao ,đa số học sinh là conem dân tộc thiểu số ,nên việc nhận thức ,tiếp thu kiến thức lịch sử là cả một vấn đề đốivới các em .Vì vậy việc tìm ra được những phương pháp học tập mới ,hay cho học sinhđòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu .Thực tế vấn đề sử dụng phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sửđã có sách đề cập đến ,tuy nhiên để sử dựng sơ đồ đó trong từng bài ,từng chương ,từnggiai đoạn,từng chủ đề thì ít người đề cập đến ,có chăng chỉ sơ qua hoặc lồng ghép.Cònđối với giáo viên thì một số giáo viên có tâm huyết với nghề đã tìm thấy được việc sửdụng phương pháp bằng sơ đồ tư duy là phương pháp học tập hữu ích cho học sinh ,nênrất đầu tư cho việc tìm hiểu ,nghiên cứu phương pháp này ,đặc biệt với phương pháp nàycàng thuận tiện hơn khi sử dụng công nghệ thông tin .Tuy nhiên ,vẫn còn một số giáoviên quan niệm sai lệch cho rằng việc sử dụng phương pháp này mất nhiều thời gian đầuNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 4Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmtư và phải biết rõ về công nghệ thông tin ,nên chỉ hệ thống bằng cách trình bày xuông,hoặc nếu có sử dụng chỉ là qua loa đại khái ,mà không giúp học sinh thấy được qua sơ đồcó thể giúp các em khái quát được kiến thức trọng tâm của bài,biết tư du logic được vấnđề,,hiểu được bản chất vấn đề và đặc biệt khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiếnthức .Với phương pháp này nếu các em nắm chắc kiến thức và giúp các em chinh phục tốtkì thi THPT quốc gia một cách hiệu quả nhất.3.Kết quả thực trạngTừ thực trạng trên đã dẫn đến chất lượng bộ môn lịch sử của nhà trường và qua kìthi THPT quốc gia những năm gần đây rất thấp ,các em hầu như không xác định đượckiến thức trọng tâm ,học trước quên sau ,không hiểu và nắm được bản chất của sựkiện .Mặt khác, có em nhớ lẫn lộn giữa kiến thức bài này sang kiến thức bài khác,nhớkiện này với sự kiện khác dẫn đến lựa chọn hoặc sắp xếp các sự kiện không chínhxác ...Đặc biệt sau khi học xong một phần ,một bài, hoặc một chương yêu cầu các emtổng hợp kiến thức qua sơ đồ tư duy hầu như các em không làm được .Từ thực trạng kết quả trên ,để công việc dạy - học môn lịch sử đạt kết quả caohơn tôi mạnh dạn cải tiến phương pháp dạy học bằng việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy trongdạy học lịch sử lớp 12”(Phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1954)a/Các giải pháp và cách thức thực hiện :Từ kết quả thực trạng trên ,để phần nào khắc phục và hạn chế được tình trạng đó,điều đầu tiên cần phải làm trước hết ở cán bộ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn lịch sửphải thực sự đầu tư để tạo ra được những kiểu sơ đồ đa dạng và dễ hiểu để hệ thống hoákiến thức cho học sinh một cách dễ hiểu nhất ,phù hợp cho từng mục ,từng bài,từng chủđề họăc từng chương trong nội dung chương trình bộ môn lịch sử ở trường THPT .Vớiviệc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học , chúng ta có thể áp dụng dạy được ở nhiều dạngbài:Kiểm tra bài cũ, học bài mới, ôn tập, hệ thống chương hoặc giai đoạn, làm bài tập lịchsử, đặc biệt là củng cố bài và các tiết tự chọn.Qua thực tế giảng dạy,nghiên cứu và thực nghiệm ,tôi đã sử dụng phương phápsử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học bằng các giải pháp sau:Người thực hiện:Ngô Thị Hà 5Trường THPT Cẩm Thủy 3*Xây dựng sơ đồ tư duy:Sáng kiến kinh nghiệmTrước hết để có tiết học hiệu quả ,hấp dẫn và hứng thú đối với học sinh,giáo viênphải đầu tư nghiên cứu cách vẽ sơ đồ tư duy một cách dễ hiểu nhất,trên cơ sở đó hướngdẫn cho học sinh cách học theo sơ đồ tư duy.Đây là những thành phần cấu tạo nên mộtbản đồ tư duy, mặc dù chúng có thể được chỉnh sửa tự do theo ý muốn cá nhân.Bắt đầu ở trung tâm với một bức ảnh của chủ đề, sử dụng ít nhất 3 màu.Sử dụng hình ảnh, ký hiệu, mật mã, mũi tên trong bản đồ tư duy của bạn.Chọn những từ khoá và viết chúng ra bằng chữ viết hoa.Mỗi từ/hình ảnh phải đứng một mình và trên một dòng riêng.Những đường thẳng cần phải được kết nối, bắt đầu từ bức ảnh trung tâm. Nhữngđường nối từ trung tâm dày hơn, có hệ thống và bắt đầu ốm dần khi toả ra xa.Những đường thẳng dài bằng từ/hình ảnh.Sử dụng màu sắc – mật mã riêng của mình – trong khắp sơ đồ.Phát huy phong cách cá nhân riêng của mỗi người.Sử dụng những điểm nhấn và chỉ ra những mối liên kết trong sơ đồ tư duy .Làm cho sơ đồ rõ ràng bằng cách phân cấp các nhánh, sử dụng số thứ tự hoặc dàn ýđể bao quát các nhánh của sơ đồ tư duy.*Hướng dẫn HS vẽ và học bằng SĐTD:Sau khi GV nghiên cứu xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ đề bài học,giáo viên phảihướng dẫn học sinh cách vẽ và học bằng sơ đồ tư duy. Giáo viên hướng dẫn học sinh đi từkhái quát đến cụ thể, dựa trên cơ sở nguyên lý của bản đồ tư duy hướng dẫn học sinh lậpbản đồ tư duy: ( Nội dung chìa khóa là câycànhnhánh) từ đó học sinh mởrộng, phát triển thêm.Việc hực hiện dạy học bằng cách lập SĐTD được tóm tắt qua 4bước như sau:- Bước 1: Học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn củagiáo viên.Người thực hiện:Ngô Thị Hà 6Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệm- Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minhvề BĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.- Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiếnthức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnhSĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.- Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặcmột SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyếtminh về kiến thức đó.Khi kiểm tra bài cũ hay củng cố kiến thức, giáo viên cũng có thể sử dụng phươngpháp này để hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. Các sơ đồtư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủđề, bài học. Nó giúp học sinh liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.Lập sơ đồ tư duy là một cách thức ghi chép cực kỳ hiệu quả đối với việc học vàtiếp thu kiến thức. (Lưu ý: Sơ đồ tư duy (SĐTD) là một sơ đồ mở, giáo viên yêu cầu cácnhóm học sinh nên vẽ các kiểu SĐTD khác nhau, giáo viên chỉ nên chỉnh sửa cho họcNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 7Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmsinh về mặt kiến thức, góp ý thêm về đường nét vẽ, màu sắc và hình thức, cấu trúc (nếucần).Ví dụ : Dạy bài 16 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập NướcViệt Nam dân chủ cộng hòa” – Lớp 12.Đặc điểm của bài này là học sinh đã nắm được những sự kiện, diễn biến và khí thếcủa phong trào cách mạng nước ta trước đó, nắm được những bước phát triển của cáchmạng Việt Nam và điều kiện để tiến tới Tổng khởi nghĩa. Biết những hình ảnh, tư liệu vềcách mạng tháng Tám năm 1945. Vì vậy khi dạy bài này chúng ta hướng dẫn học sinhhoạt động nhóm thiết lập BĐTD với “Chìa khóa” là “Tổng khởi nghĩa tháng tám và sựthành lập nước VNDCCH”. Từ đó xậy dựng kiến thức của từng nội dung lớn, nhỏ (Cây cành nhánh) việc làm này giúp học sinh tư duy lựa chọn kiến thức để lập và pháttriển thêm.*Cách thức thực hiện sơ đồ tư duy trong dạy học:- Sử dụng SĐTD trong việc kiểm tra bài cũ:Vì thời gian kiểm tra bài cũ không nhiều, chỉ khoảng 5-7 phút nên yêu cầu của giáoviên thường không quá khó, không đòi hỏi nhiều sự phân tích, so sánh để trả lời câu hỏi.Giáo viên thường yêu cầu học sinh tái hiện lại một phần nội dung bài học bằng cách gọihọc sinh lên bảng trả lời câu hỏi. Giáo viên sẽ chấm điểm tùy vào mức độ thuộc bài củahọc sinh. Cách làm này vô tình để nhiều học sinh rơi vào tình trạng “học vẹt”, đọc thuộclòng mà không hiểu bài. Do đó, cần phải có sự thay đổi trong việc kiểm tra, đánh giánhận thức của học sinh, yêu cầu đặt ra không chỉ “phần nhớ” mà cần chú trọng đến “phầnhiểu”. Cách làm này vừa tránh được việc học vẹt, vừa đánh giá chính xác học sinh, đồngthời nâng cao chất lượng học tập. Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm trađược phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ thường đượcgiáo viên sử dụng ở dạng thiếu thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin cònthiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.Ví dụ: Trước khi dạy Tiết 17 Mục II- Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việttừ năm 1919-1925 (Lịch sử 12) giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng trình bày nhữngNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 8Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmchuyển biến về xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất và điền các thông tincòn thiếu để hoàn thiện BĐTD ở tiết 16 (Mục I: Những chuyển biến mới về kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhât)Như vậy qua việc hoàn thiện SĐTD, học sinh không những nhận thức sâu sắc hơnvề xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất bị phân hóa sâu sắc mà còn nói rõhơn về thái độ chính trị và khả năng cách mạng của từng gia cấp, tầng lớp xã hội ViệtNam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, hay nói cách khác là nhận xét về mối quan hệ giữacác nhánh thông tin với từ chìa khóa trung tâm.Từ đó thấy được những mâu thuẫn cơ bảntrong xã hội Việt Nam lúc này. Đây chính là phần hiểu bài của học sinh mà giáo viên cầncăn cứ vào đó để đánh giá, nhận xét.- Sử dụng SĐTD trong việc giảng bài mới:Sử dụng sơ đồ tư duy là một gợi ý cho cách trình bày. Giáo viên thay vì gạch chânđầu dòng các ý cần trình bày lên bảng thì sử dụng SĐTD để thể hiện một phần hoặc toànbộ nội dung bài học một cách rất trực quan.Ví dụ: Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm(1939 -1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (Lịch sử 12), để xác định lệnhNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 9Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmTổng khởi nghĩa, việc giành chính quyền ở Hà Nội, trong cả nước và ý nghĩa lịch sử,nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám là phần kiến thức không khó nhưngkhông dễ nhớ đối với học sinh. Nếu giáo viên sử dụng phương pháp trình bày truyềnthống thì vấn đề vẫn được giải quyết nhưng không hiệu quả vì nội dung dàn trải, hết nộidung này đến nội dung khác, học sinh sẽ không thấy được mối quan hệ về việc chớp thờicơ để Tổng khởi nghĩa và việc dành chính quyền ở Hà Nội có ý nghĩa như thế nào đối vớiviệc giành chính quyền trong cả nước và đặc biệt là ý nghĩa to lớn, nguyên nhân thànhcông của cách mạng tháng Tám.Vì vậy đối với chủ đề này giáo viên có thể sử dụngSĐTD sau để yêu cầu học sinh hoàn thành kiến thức cơ bản trong chủ đề.Giáo viên sau khi đưa SĐTD cho học sinh và yêu cầu các nhóm học sinh dựa vào nộidung trong sách giáo khoa, bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo tường để hoàn thiệnsơ đồ tư duy trên theo yêu cầu . Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được mộtbản đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả có thể như sau.Người thực hiện:Ngô Thị Hà 10Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 11Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệm- Sử dụng sơ đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức bài học :Củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là cho họcsinh tự thiết kế cho mình một bản đồ theo ý muốn sáng tạo của mình với màu sắc tùy ý,có thể bản đồ thiếu nội dung kiến thức cụ thể hoặc đầy đủ lượng kiến thức của bài họcnhư vừa tiếp thu trong bài học, hoạt động cá nhân hoặc nhóm. Tuy nhiên, các thông tincòn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức vàlưu ý đến trọng tâm của bài học.Ví dụ: Khi dạy Bài 18 : Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chốngthực dân Pháp (1946-1950) (lịch sử 12), sau khi dạy xong mục IV: Hoàn cảnh lịch sửmới và chiến dịch Biên giới thu – đông 1950, giáo viên có thế nhấn mạnh kiến thức lạinội dung kiến thức bài học này một cách đầy đủ và trực quan bằng SĐTD mà giáo viênđã chuẩn bị sẵn, qua đó học sinh sẽ hứng thú, nhớ lâu, nắm chắc bài học hơn.Người thực hiện:Ngô Thị Hà 12Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmQua việc củng cố nội dung bài học theo hình thức này học sinh sẽ nhớ lâu, nhớ kỹ nộidung bài học và phát huy được tính sáng tạo, tư duy của mình, giúp các em yêu thích mônLịch sử hơn.-Sử dụng SĐTD để ra bài tập về nhà:Vì làm bài tập về nhà sẽ có nhiều thời gian và điều kiện để tìm kiếm tài liệu nên bàitập về nhà mà giáo viên giao cho học sinh hoặc nhóm học sinh trước hết phải gắn với nộidung bài học và trong điều kiện cho phép (trình độ học sinh, thời gian). Yêu cầu đối vớibài về nhà cũng cần khó hơn, phức tạp hơn và cần sự đầu tư lớn hơn (cả kênh chữ, kênhhình, màu sắc, lượng thông tin), qua đó còn thể hiện cả tính sáng tạo và sự tích cực tìmkiếm tài liệu học tập của học sinh.Ví dụ: Để dạy tốt bài 13 (Lịch sử 12): Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm1925 đến năm 1930, mục II, ý 2: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời. Giáo viên giaonhiệm vụ cho học sinh về nhà tìm hiểu nội dung của bài học theo các câu hỏi cuối mỗimục trong bài như Nội dung của hội nghị thành lập Đảng,nội dung của cương lĩnh chínhtrị đầu tiên của Đảng,Ý nghĩa của việc thành lập Đảng …, mặt khác yêu cầu học sinh sưutâm một số tranh ảnh có liên quan đến bài học như :Nguyễn Ái Quốc ,Hồ TùngMậu….Đồng thời qua những tài liệu trên có thể vẽ sơ đồ tư duy cho bài học với chủđề :Đảng cộng sản Việt Nam ra đời .Yêu cầu sơ đồ tư duy phải thể hiện được tính sángtạo, thẩm mỹ cao .Qua phương pháp này sẽ giúp các em hứng thú hơn trong việc chủ động tìm hiểukiến thức,đặc biệt sẽ gây sự hứng thú hơn cho các em khi giáo viên yêu cầu sẽ chấmđiểm với các SĐTD các em đã chuẩn bị ở nhàSau đó khi dạy bài mới giáo viên cho học sinh đối chiếu so sánh nội dung đã chuẩnbị ở nhà xem đúng không, đầy đủ chưa, đồng thời giáo viên phải chuẩn bị một SĐTD cóđầy đủ nội dung kiến thức của bài học này để giới thiệu và nhấn mạnh kiến thức cho họcsinh nắm chắc, nhớ sâu bài học.Người thực hiện:Ngô Thị Hà 13Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệm- Sử dụng SĐTD hỗ trợ cho tiết tổng kết, ôn tập kiến thức:Sau mỗi chương, mỗi phần, giáo viên cần phải tổng kết, ôn tập, hệ thống hóa kiếnthức cho học sinh trước khi các em làm bài tập và làm bài kiểm tra chương, kiểm tra họckì, thi cuối năm.Với thế mạnh của SĐTD là kiến thức được hệ thống hóa dưới dạng sơ đồ, các đườngnối là sự diễn tả mạch logic kiến thức hoặc các mối quan hệ nhân quả hay quan hệ tươngđương, cộng thêm màu sắc của các đường nối, màu sắc của các đơn vị kiến thức, sẽ giúphọc sinh nhìn thấy “Bức tranh tổng thể” cả một phần kiến thức đã học. Có nhiều cách xâydựng SĐTD trong tiết ôn tập, củng cố:- Thông thường giáo viên cho một số câu hỏi và bài tập để học sinh chuẩn bị ở nhà.Trong tiết ôn tập, củng cố, giáo viên hướng dẫn học sinh tự lập SĐTD, sau đó cho họcNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 14Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmsinh trao đổi kết quả với nhau và sau cùng đối chiếu với SĐTD do giáo viên lập ra. Từngem có thể bổ sung hay sửa lại SĐTD của mình và coi đó là tài liệu ôn tập của mình.- Cách khác: Giáo viên lập SĐTD mở. Trong giờ ôn tập, củng cố, giáo viên chỉ vẽ mộtsố nhánh chính, thậm chí không đủ nhánh, hoặc thiếu, hoặc thừa thông tin trong tiết họcđó, giáo viên yêu cầu học sinh tự bổ sung, thêm hoặc bớt thông tin, để cuối cùng toàn lớplập được một SĐTD ôn tập, củng cố kiến thức chương đó tương đối hoàn chỉnh và hợp lý.Cách làm này sẽ lôi cuốn được sự tham gia của học sinh (suy nghĩ nhiều hơn, trao đổinhiều hơn, tranh luận nhiều hơn) và giờ ôn tập, tổng kết chương sẽ không tẻ nhạt và cóchất lượng hơn.- Bên cạnh đó còn có cách khác như chia nhóm và từng nhóm lập SĐTD. Sau đó cácnhóm lên trình bày SĐTD của nhóm, các nhóm khác nhận xét về các mặt như sau:+ Nội dung cơ bản kiến thức trong chương đã đủ chưa? Còn sót kiến thức nào không?+ Cách trình bày đã hợp lý chưa? Vị trí các thông tin như thế nào?+ Cấu trúc của SĐTD đã hợp lý chưa? Đã làm nổi bật nội dung cơ bản chưa?+ Nhìn tổng thể có hợp lý không, có hấp dẫn được người học không?Với cách lập SĐTD như trên, chắc chắn giờ ôn tập, củng cố kiến thức sẽ mang lại hiệuquả cao.b/Kết quả thực hiện :Qua gần 10 năm giảng dạy ở trường THPT Cẩm Thuỷ 3 ,việc tìm hiểunghiên cứu ra những phương pháp học tập mới, phù hợp với đối tượng học sinhvùng cao,giúp học sinh dễ học ,dễ nhớ là cả một vấn đề trăn trở đối với bản thântôi .Trong những năm gần đây ,đặc biệt qua thực nghiệm của năm học 2017-2018 ởlớp 12a4 tôi thấy việc áp dụng phương pháp này có khả thi ,đa số học sinh học tậphứng thú hơn ,tiếp thu kiến thức chủ động và dễ dàng hơn ,đặc biệt học sinh có thểnắm được bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài học.Mặt khác, dạy học bằng SĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luônsôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này giáo viên không chỉthuyết trình một mình mà học sinh cùng giáo viên giải quyết vấn đề. Học sinh có thểNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 15Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmtự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém. Tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiềuso với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng côngnghệ thông tin cho học sinh nhìn chép. Đặc biệt với phương pháp này sẽ tác độngđến học sinh bằng nhiều hướng;Vừa nghe,vừa nhìn ,vừa suy nghĩ,vừa hoạt động tưduy ,vừa hoạt động ngôn ngữ .Sự hấp dẫn đối với học sinh trong giờ học bằngphương pháp này được nảy sinh từ yêu cầu mới tìm tòi,hiểu biết.Qua một số hìnhảnh trực quan ,qua sơ đồ tư duy ,màu sắc...đã tác động rất lớn đến suy nghĩ của cácem .Qua đó giáo dục cho các em về truyền thống ,tinh thần yêu nước ,lòng tự hàodân tộc ,sức mạnh đoàn kết toàn dân .Từ việc thích thú trong học tập,yêu thích bộmôn sẽ giúp nâng cao được hiệu quả học tập ,chất lượng của bộ môn..Điều nay đượcthể hiện rõ qua kết quả so sánh sau :Lớp12a412a5Sĩ số4345GiỏiKháSL%SL %0613,9 24 55,012,217TBYếuSL %SL %13 30,3 00837,8 2555,6 024,4SL0Kém%000Như vậy qua bảng đối chiếu ,so sánh trên ta thấy ở lớp 12a4 dạy thực nghiệmphương pháp sử dụng sơ đồ tư duy ,số học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn,chủ động hơn,đặc biệt tỷ lệ % từ TB trở lên đạt 100% ,không có học sinh yếu kém.Ngược lại ở lớp12a5 tôi không áp dụng phương pháp này ,kết quả cho thấy ,số học sinh khá ,giỏi ít vàchủ yếu là học sinh TB ,vẫn có học sinh yếu .Đặc biệt qua kết quả đạt được đó cho thấyrằng các em đã yêu thích bộ môn lịch sử, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của lịchsử góp phần nâng cao chất lượng bộ môn trong nhà trường.Từ kết quả thực nghiệm trên ,tôi có thể mạnh dạn khẳng định rằng sử dụngphương pháp sơ đồ ,hoàn toàn có thể áp dụng trong thực tiễn việc dạy và học bộ môn lịchsử ,đồng thời mang lại hiệu quả học tập cao.Người thực hiện:Ngô Thị Hà 16Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmPHẦN III :KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤTNhư vậy trước thực trạng chung của vấn đề dạy và học lịch sử hiện nay,việcđổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử là vấn đề thiết yếu đầu tiên đối với mỗi giáoviên .Các giáo viên cần phải có trách nhiệm trong việc tìm tòi ,nghiên cứu ra nhữngphương pháp ,giải pháp học tập thiết thực ,khoa học và phù hợp với từng đối tượng họcsinh ,để thu hút sự học tập và gây hứng thú cho các em trong việc tiếp thu kiến thức mônlịch sử .Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, vấn đề truyền tảikiến thức lịch sử cho học sinh càng phải được quan tâm chú trọng hơn ,qua đó góp mộtphần nhỏ nhằm giáo dục thế hệ trẻ nhân cách và đạo lý sống của con người .Gánh vác một phần trách nhiệm chung đó ,bản thân tôi rất trăn trở,nghiên cứuđể tìm tòi ra những phương pháp học tập phù hợp cho đối tượng học sinh của mình .Quathực tế kiểm nghiệm trong những năm gần đây và đặc biệt qua năm học 2017-2018 vớikết quả trên tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến :Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịchsửViệt Nam giai đoạn (1919-1954) ,nhằm phần nào khắc phục được tình trạng chung củabộ môn lịch sử .Từ kết quả thu được trong quá trình sử dụng sơ đồ tư duy vào dạy và học lịchsử lớp 12 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học, bản thân tôi đã đúc rút một số kinhnghiệm như sau:-Đối với giáo viên:- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng nâng cao tay nghề về chuyên môn nghiệp vụ .- Phải thường xuyên tổ chức dạy học theo phương pháp sử dụng SĐTD để phát triển hếtkhả năng sáng tạo, thẩm mỹ, khả năng tư duy của học sinh.- Giáo viên phải có sự đầu tư ,kiên trì ,tỷ mỉ để thiết kế được những kiểu sơ đồ tư duykhác nhau phù hợp với dung lượng kiến thức trong từng mục,từng bài hoặc từngchương,phù hợp với đối tượng học sinh-Cần phải hướng dẫn kỹ cho học sinh chuẩn bị nội dung bài học ở nhà thông qua SĐTD,sau đó kiểm tra sự chuẩn bị của các em và quan tâm các nhóm, các học sinh yếu kém,Người thực hiện:Ngô Thị Hà 17Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmtuyên dương, động viên những nhóm làm tốt nhiệm vụ mà giáo viên giao để khuyếnkhích các em phát huy tạo niềm say mê cho các em yêu thích môn học.-Tuy nhiên, không phải bất cứ nội dung nào, bài học nào cũng có thể sử dụng SĐTD vàcũng không phải sử dụng cho mọi giờ học. Giáo viên cần có sự linh hoạt trong sử dụngSĐTD đúng lúc, đúng cách, phù hợp với đối tượng học sinh và quan trọng là đảm bảoviệc truyền tải nội dung bài học- Đối với học sinh- Luôn có niềm đam mê, sự hứng thú học tập bộ môn lịch sử- Thường xuyên chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên- Lúc nào cũng có sẵn giấy A4, bút chì, bút màu, tẩy, bảng phụ trong cặp- Phải rèn luyện sự sáng tạo, óc tư duy của mình trong cách học SĐTD…Có như vậy mới tạo ra được khí thế học tập cho các em ,đưa các em vào thế chủđộng tìm hiểu ,tiếp thu kiến thức,phân tích kiến thức và tránh được tình trạng thầy đọc tròchép .Mong rằng với phương pháp học tập này sẽ góp một phần nhỏ vào kho tàngsáng kiến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy -học môn lịch sử của tỉnh nhà .Do điềukiện thời gian ,phạm vi đề tài và năng lực có hạn nên rất mong được sự đóng góp của cácthầy cô để sáng kiến này được hoàn thiện hơn ,phục vụ hữu ích hơn trong việc dạy vàhọc môn lịch sử .XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNGCẩm Thuỷ ,ngày 20/05/2018Người viếtNgô Thị HàNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 18Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Tài liệu hướng dẫn dạy học theo phương pháp lập bản đồ tư duy của TS Trần ĐìnhChâu và TS Đặng Thị Thu Thủy của Bộ GD & ĐT.2. Hoạt động dạy học bằng phương pháp “Lập bản đồ tư duy” (Tài liệu dạy học BộGD&ĐT)3. Sách giáo khoa, Tài liệu chuẩn KT-KN lịch sử lớp 124. Một số hình ảnh, bản đồ khai thác từ mạng Internet5. Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THPT lớp 12 của bộ GD-ĐT6.30 ngày chinh phục kì thi THPT môn lịch sử bằng sơ đồ tư duy-NXBĐH Quốc GiaNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 19Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmMỤC LỤCMụcI12II1234IIINội dungPhần mở đầuLý do chọn đề tàiPhạm vi nghiên cứuGiải quyết vấn đềCơ sở lý luậnThực trạng vấn đềKết quả thực trạngCác giải pháp và tổ chức thực hiệnKết luận và đề xuấtTài liệu tham khảoMục lụcPhụ lục - Một số hình ảnh hoạt động dạy và học bằngTrang11-2233-4455-1617-18192021SĐTDNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 20Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmPHỤ LỤCMỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC QUA PHƯƠNG PHÁPSỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUYNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 21Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmHình ảnh kiểm tra bài cũ học sinh qua sơ đồ tư duyNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 22Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmHình ảnh hoạt động nhóm của học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duyNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 23Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmGiáo viên hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duyNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 24Trường THPT Cẩm Thủy 3Sáng kiến kinh nghiệmGiáo viên cùng học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duyNgười thực hiện:Ngô Thị Hà 25
Tài liệu liên quan
- SKKN Một số kinh nghiệm ban đầu khi sử dung sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT
- 17
- 1
- 3
- SKKN Một số kinh nghiệm ban đầu khi sử dung sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT QUẢNG XƯƠNG
- 17
- 867
- 0
- SKKN Ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phần văn học sử ở lớp 12 THPT HOÀNG LÊ KHÁ
- 16
- 1
- 3
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM BAN ĐẦU KHI SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
- 24
- 691
- 0
- SKKN sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT
- 36
- 2
- 19
- skkn sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn GDCD lớp 12 ở trường THPT
- 48
- 562
- 0
- skkn ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học và học lịch sử lớp 12
- 65
- 594
- 0
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (vận dụng qua phần lịch sử thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại, SGK lịch sử lớp 10 – chương trình chuẩn
- 68
- 1
- 0
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học địa lý lớp 12 (LV thạc sĩ)
- 137
- 1
- 11
- skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12 ( phần lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1954
- 26
- 782
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(3.7 MB - 26 trang) - skkn sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử lớp 12 ( phần lịch sử việt nam giai đoạn 1919 1954 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Lịch Sử Việt Nam Lớp 12
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử Lớp 12 Kèm Trắc Nghiệm Có đáp án
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Và Bài Tập Trắc Nghiệm (Có đáp án)
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Bài 12 Ngắn Gọn Nhất - TopLoigiai
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Và Bài Tập Trắc Nghiệm - Bài 1 (Có đáp ...
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử Lớp 12 Cập Nhật đầy đủ Mới Nhất - Tuyển Sinh Số
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 - Ôn Thi THPT Quốc Gia 2022
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Cập Nhật đầy đủ Mới Nhất - Go Spring
-
Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Phần Lịch Sử Việt Nam?
-
Sơ đồ Tư Duy Môn Lịch Sử 12 Bài 4 Và Bài Tập Trắc Nghiệm (Có đáp án)
-
Sơ đồ Tư Duy Bài 17 Lịch Sử 12: Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
-
Sách - Bản Đồ Và Tranh Ảnh Lịch Sử Lớp 12 (Bản Màu)
-
Sơ Đồ Tư Duy Lịch Sử 12 Ôn Thi THPT Quốc Gia Năm 2022
-
Top 9 Sơ đồ Tư Duy Lịch Sử Lớp 12 2022 - Hỏi Đáp