Slide Huấn Luyện An Toàn điện - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất tt Nguy hiểm điện: dòng điện tác động vào cơ thể người gây co giật, ngừng nhịp tim, ngừng thở hoặc bỏng do tia lửa điện.. Các yếu tố nguy hiểm tr
Trang 1SỞ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ
XÃ HỘI TP HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH VÀ HUẤN LUYỆN
KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TP.HCM
Giảng viên: Nguyễn Văn Lộc 0988.221198 – 0943.221198 Email: lockiemdinh@gmail.com
Trang 2GIỚI THIỆU
Sở Lao động Thương binh
và Xã hội TP.HCM
Trung tâm Kiểm định và
Huấn luyện An toàn Lao động
153A, XVNT, P17, Q Bình Thạnh,
TP HCM
Website: kiemdinhhuanluyen.com
Chức năng:
- Kiểm định kỹ thuật an toàn
- Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp
vụ an toàn – bảo hộ lao động
- Đào tạo nghề
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
- Cung cấp cán bộ giám sát an toàn lao động
- Kiểm định an toàn các loại thiết bị chứa gas (LPG)
- Đo, kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét và hệ thống thiết bị điện
- Kiểm định, cân chỉnh các loại van an toàn,
Trang 3NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Trang 4PHẦN I:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG
VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Trang 5Bảo hộ lao động – Mục đích – Ý nghĩa
Bảo hộ lao động là một ngành khoa học nghiên cứu các vấn đề về hệ thống các văn bản pháp luật an toàn vệ sinh lao động và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế,
xã hội, kỹ thuật…
Trang 6Ngăn ngừa
bệnh nghề nghiệp, tái tạo sức lao
Trang 7Xã hội
Ý nghĩa công tác Bảo hộ lao động
Trang 8Tính chất của công tác bảo hộ lao động
1
Tính pháp lý
2
Tính khoa học
3
Tính quần chúng
Trang 9Hệ thống pháp luật Việt Nam về Bảo hộ lao động
Hiến Pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1992)
Bộ Luật lao động
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989)
Luật Bảo vệ môi trường (1993)
Nghị định 06/CP quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao
động về ATVSLĐ
Thông tư 37/2005 của BLĐTBXH, thông tư 01/2011, thông tư
13/2012 của BLĐTBXH – BYT.
Trang 10Quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ
7 nghĩa vụ
Người sử dụng lao động
3 quyền
Trang 11Nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Lập kế hoạch, biện pháp ATVSLĐ.
Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.
Phân công trách nhiệm và cử người giám sát việc thực hiện
các quy định, nội quy, biện pháp ATVSLĐ.
Xây dựng nội quy, lưu trình ATVSLĐ.
Huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp
ATVSLĐ.
Tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khai báo, điều tra tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trang 12Quyền của người sử dụng lao động
Yêu cầu người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy
và biện pháp ATVSLĐ.
Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm
trong việc thực hiện ATVSLĐ.
Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết
định của thanh tra viên ATVSLĐ.
Trang 13Quyền và nghĩa vụ của NLĐ
3 nghĩa vụ
Người lao động
3 quyền
Trang 14Nghĩa vụ của người lao động
Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn – vệ sinh lao
động.
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân
được cung cấp.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát
hiện thấy nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm.
Trang 15Quyền của người lao động
Yêu cầu người sử dụng lao động đảm bảo điều kiện làm việc
an toàn, vệ sinh, cải thiện điều kiện lao động, cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp ATVSLĐ.
Từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy rõ nguy cơ
xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe.
Khiếu nại, tố cáo với các cơ quan Nhà nước khi người sử
dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước.
Trang 16Yếu tố nguy hiểm – Yếu tố có hại
Yếu tố nguy hiểm là các yếu tố có thể tác
động một cách bất ngờ lên cơ thể người lao động gây chết người hoặc gây chấn thương.
Yếu tố có hại là những yếu tố của điều kiện
lao động không thuận lợi, không đảm bảo các giới hạn tiêu chuẩn vệ sinh cho phép, làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp.
Trang 17Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
Nguy hiểm cơ học:
+ Những nguy hiểm gây
chấn thương cơ thể người ở
dạng đâm, cắt, cuốn, kẹp,
đè, va đập
Trang 18Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (tt)
Nguy hiểm điện: dòng điện tác động vào cơ thể người
gây co giật, ngừng nhịp tim, ngừng thở hoặc bỏng do tia lửa điện.
Nguy hiểm hóa học: các chất hóa học tác động vào cơ
thể người gây ngộ độc, ngất, bỏng hóa chất
Trang 19Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất (tt)
Nguy hiểm áp lực: trong các môi trường sản xuất hầm
lò, có độ sâu dưới nước, làm việc ở nơi có áp suất cao,
nổ áp lực tác động và toàn thân người gây chấn thương.
Nguy hiểm nhiệt: Tiếp xúc với nhiệt độ cao (hay thấp)
hoặc vật liệu mang nhiệt, lửa cháy tác động trực tiếp vào cơ thể con người,…gây bỏng phá hoại cơ thể.
Nguy hiểm điện từ trường, phóng xạ, bức xạ: làm rối
loạn chức năng sinh lý cơ thể người
Trang 20Đặc điểm xuất hiện mối nguy hiểm
Thường xuyên xuất hiện: là mối nguy hiểm hiển hiện thường
xuyên như: dây điện trần, điện từ trường, phóng xạ, bức xạ, làm việc trên cao, làm việc trong môi trường có áp suất cao
Tiềm ẩn và xuất hiện khi có điều kiện: bị hỏng cách điện, vật
liệu nổ, bình áp lực, vật liệu cháy, hơi khí độc, vật rơi đổ…
Xuất hiện theo chu kỳ thời gian: thiết bị đột dập, phay bào,
thiết bị nâng hạ
Xuất hiện không theo chu kỳ: vật văng bắn, vận chuyển,
chuyển động…
Trang 21MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC KHÔNG GỌN GÀNG
Trang 23MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC CHẬT HẸP VÀ THIẾU ÁNH SÁNG
Trang 24Tai nạn lao động – Bệnh nghề nghiệp
Tai nạn lao động là những tai nạn xảy ra gây tác hại đến cơ
thể người lao động do tác động của các yếu tố nguy hiểm và
có hại trong sản xuất (Phân loại theo thông tư liên tịch số 14/2005 ngày 08/3/2005)
TNLĐ nhẹ TNLĐ nặng chết người TNLĐ
Trang 25Các trường hợp tai nạn lao động
Tai nạn trong giờ làm việc, khi chuẩn bị làm việc hoặc dọn
vệ sinh sau khi làm việc, làm việc ngoài giờ do yêu cầu của NSDLĐ.
Từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, vào thời gian và địa
điểm hợp lý.
Khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như: giải
lao, ăn cơm, vệ sinh cá nhân
Bị thiên tai hỏa hoạn và các rủi ro khách quan khác.
Trang 26Tai nạn lao động
Theo thông báo số 303 của BLĐTBXH trên toàn quốc trong năm
2011 đã xảy ra 5896 vụ tai nạn lao động làm 6154 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 504 vụ
Trang 27So sánh TNLĐ giữa TP.HCM và các tỉnh:
Trang 29Tỉ lệ gây chấn thương chết người
Trang 30Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2011
7 giờ 1/4/2011, vụ tai nạn lao động do sạt lở đá tại
mỏ đá Lèn Cờ, xã Nam Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An làm 18 người bị đá đè chết và 6 người bị thương.
Trang 3116 giờ ngày 29/7/2011, xảy
ra vụ tai nạn lao động do cháy tại xưởng may tư nhân của Bùi Thị Hiên nhằm trên địa bàn thôn Đại Hoàng 2, xã Tân Dân, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng làm 13 công nhân bị thiệt mạng, 25 người bị thương nặng
Trang 3215 giờ ngày 1/11/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do điện giật tại Thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa làm 06 người bị chết và 02 người bị thương.
Trang 337 giờ 30 phút ngày 17/12/2011, xảy ra vụ tai nạn lao động do chập điện hệ thống van
xả cát tại nhà máy thủy điện Suối sập I, Sơn La làm 08 công nhân thiệt mạng.
Trang 34Tai nạn lao động 6 tháng đầu năm 2012
Theo thông báo số 2878 của BLĐTBXH trên toàn quốc trong 6
tháng đầu năm 2012 đã xảy ra 3060 vụ tai nạn lao động làm 3160 người bị nạn, trong đó:
- Số vụ tai nạn lao động chết người: 256 vụ
- Số người chết: 279 người
Trang 36Tỉ lệ gây chấn thương chết người
Trang 38 Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động và các yếu tố có hại đối với người lao động.
Hiện nay có 28 bệnh nghề nghiệp nằm trong danh mục được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, trong đó có các bệnh phổ biến như:
Bệnh bụi phổi nghề nghiệp
Bệnh điếc nghề nghiệp
Nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp
Trang 39 Bụi phổi nghề nghiệp:
- Bụi phổi Silic (chiếm khoảng 74% - năm 2011).
- Bụi phổi amiăng.
- Bụi phổi bông.
Trang 40Bệnh điếc nghề nghiệp
Các chuyên gia y tế cho rằng, con người có thể nghe được âm
thanh có tần số từ 16 Hec đến 22.000 Hec (Hz) và nghe tốt nhất
là từ 500 đến 4.000 Hz
Trong môi trường lao động công nghiệp, người công nhân phải
làm việc khi tiếng ồn cao vượt quá tiêu chuẩn cho phép 85 dB trong 8 giờ/ngày và kéo dài trên 3 tháng thì có nguy cơ bị ĐNN Cường độ âm thanh cho phép trong công nghiệp là từ 70 – 80dB
Trang 41Bệnh nhiễm độc hóa chất nghề nghiệp
Nhiễm độc chì và các hợp chất chì
Nhiễm độc Benzen và các đồng đẳng của Benzen
Nhiễm độc Thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân
Nhiễm độc Mangan và các hợp chất của Mangan
Nhiễm độc Asen và các chất asen nghề nghiệp
Trang 42Phương tiện bảo vệ cá nhân
Phương tiện bảo vệ cá nhân là những phương tiện dùng để phòng ngừa hoặc giảm tác động của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất đối với người lao động.
Yêu cầu:
Khả năng bảo vệ.
Yêu cầu vệ sinh.
Tính tiện lợi khi sử dụng.
Tính thẩm mỹ.
Trang 44PHẦN II:
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VỀ DÒNG ĐIỆN
Trang 45Định nghĩa dòng điện:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang
điện tích dưới tác dụng của lực điện trường.
Thông thường để biểu hiện cho độ lớn của dòng điện người ta
sử dụng khái niệm cường độ dòng điện ký hiệu: I, nó là tỉ số giữa mật độ điện tích đi qua tiết điện dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian
I = S/t
Trang 47Các đơn vị đo cơ bản:
Đo dòng điện: ký hiệu I, đơn vị thường dùng là Ampe (A)
hoặc Kilo Ampe (KA)
Đo điện áp: ký hiệu U, đơn vị thường dùng là Vôn (V) hoặc
Kilo Vôn (KV)
Đo điện trở: ký hiệu R, đơn vị thường dùng là Ôm (Ω) hoặc
Kilo Ôm (KΩ)
Trang 48Một số định luật thường dùng:
Định luật Ôm :
I = U/R
Định luật Jun – Lenxơ:
Q = RI 2 t
Trang 49Hiện tượng dòng điện đi trong đất
Trong trường hợp dây dẫn bị chạm đất hay cách điện của thiết
bị điện bị chọc thủng sẽ có dòng rò chạm đất và tạo ra xung quanh điểm chạm đất những vùng có điện thế khác nhau Cách điểm chạm đất 20m điện thế gần bằng 0.
Trang 50 Điện áp tiếp xúc (U tx ) là điện áp giữa hai điểm trên đường đi của dòng điện mà người chạm phải.
Điện áp bước (U b ) là điện áp giữa hai chân người trong vùng
Trang 52PHẦN III:
TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI
CON NGƯỜI
Trang 53 Điện giật:
Xảy ra khi người tiếp xúc vào vật mang điện làm tê liệt và phá hủy các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là hệ tim, hệ thần kinh dẫn đến chết người nếu không cắt điện và cứu chữa kịp thời.
Trang 54PHẦN IV:
NHỮNG YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TAI
NẠN ĐIỆN
Trang 55Loại và trị số dòng điện
Thời gian đi qua Tần số dòng điện
Đường đi của dòng điện Điện trở người
Điện áp tiếp xúc
Trang 56Điện trở người: khoảng 200 – 500.000 Ω
Trang 57 Khi bị điện giật mức độ tác động chủ yếu được nghiên cứu theo tác động kích thích vì phần lớn các trường hợp chết người là do tác động kích thích Dòng điện gây chết bởi kích thích tương đối bé (25 – 100)mA và điện áp không lớn, thời gian tác động khoảng vài giây.
Khi mới chạm vào điện, điện trở của người còn lớn, dòng điện qua người chỉ gây kích thích cơ bắp làm ngón tay và tay co quắp lại Nếu không kịp thời tách khỏi vật mang điện, điện trở của người giảm dần, dòng điện tăng lên, sự co quắp cũng tăng lên đên mức cơ thể không còn khả năng tách khỏi vật mang điện, hệ tuần hoàn hệ hô hấp bị tê liệt Khi bị chết bởi dòng kích thích sẽ không thấy rõ chỗ dòng điện đi vào người và không gây thương tích.
Trang 58Điện trở của người phụ thuộc trạng thái của da:
Trang 59Ngưỡng dòng điện tới hạn dòng xoay chiều AC
Tim ngừng đập Tim đập mạnh – (Ngưỡng rung cơ tim)
Tê liệt cơ quan hô hấp - Nghẹt thở (nguy hiểm)
Bắt đầu co cơ - Ngưỡng buông nhả
Có cảm giác nhói nhẹ - Ngưỡng cảm nhận
AC
Trang 60Ngưỡng dòng điện tới hạn dòng một chiều DC
5
? 100 130
Không xác định
V ới dòng xoay chiều : Icp= 10 mA
V ới dòng một chiều : Icp = 50 mA
DC
Trang 61Điện áp tiếp xúc: lớn nhất theo thời gian
Điện áp xoay chiều (V) Điện áp một chiều (V) Thời gian tiếp xúc (s)
Trang 62Đường đi của dòng điện qua người
Đường dòng điện qua người Phân lượng dòng điện tương đối qua tim(%)
Từ chân qua chân
Từ tay qua tay.
Từ tay trái qua chân
Từ tay phải qua chân.
0,4 3,3 3,7 6,7
Trang 63Tần số của dòng điện:
Dòng điện một chiều Ít nguy hiểm do điện giật chủ yếu gây bỏng ngoài Dòng điện xoay chiều có tần
số 50 – 60Hz
Rất nguy hiểm do điện giật vì có thể gây
ra sự rung tim Dòng điện xoay chiều có tần
số >500.000 Hz
Ít nguy hiểm do điện giật chủ yếu gây bỏng trong.
Trang 64PHẦN V:
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN
TAI NẠN ĐIỆN
Trang 66CHẠM ĐIỆN TRỰC TIẾP
Trang 67CHẠM ĐIỆN GIÁN TIẾP
Trang 69KHÁI NIỆM CHUNG
- Phân loại mạng điện đơn giản
+ Theo điện dung có: Mạng điện dung nhỏ
+ Chạm vào hai dây: Rất nguy hiểm
+ Chạm vào 1 dây: Nguy hiểm tuỳ thuộc vào từng loại mạng điện và chạm vào dây nào
Phân tích an toàn trong mạng điện đơn giản
Trang 70PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG ĐIỆN
ĐƠN GIẢN CÓ ĐIỆN DUNG NHỎ
Mạng 2 dây cách điện với đất
* Như vậy, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào:
- Điện áp của mạng U
- Điện trở cơ thể người R ng
- Điện trở cách điện của mạng R cđ
Mạng chỉ có 1 dây:
* Chú ý: Khi 1 dây chạm đất mà người chạm vào dây còn lại sẽ rất nguy hiểm.
( 0 cd2) o cd2 ng
cd2
R R R
R R
U.R I
+ +
I =
Trang 71Mạng 2 dây có 1 dây nối đất
• TH chạm vào dây không nối đất: Ung ≈
U
• TH chạm vào dây nối đất: Ungmax =
5%U
* Chú ý:
- Khi dây 1 chạm vào dây 2 và tiết diện
2 dây như nhau thì Ungmax = 0,5U
- Khi dây nối đất đứt ở phía đầu nguồn
I lv
I lv
Trang 72PHÂN TÍCH AN TOÀN TRONG MẠNG 3 PHA
Mạng 3 pha được dùng rộng rãi trong công nghiệp
Phân loại mạng điện 3 pha:
- Theo cấp điện áp:
- Theo chế độ làm việc của trung tính:
Các tình huống chạm điện dẫn đến tai nạn điện giật:
- Chạm trực tiếp: 1 pha; 2 pha; 3 pha
- Chạm gián tiếp: Thường 1 pha bị hỏng cách điện → nên có
thể coi trường hợp này như trường hợp chạm trực tiếp vào 1 pha.
Trang 73PHÂN TÍCH AN TOÀN KHI NGƯỜI CHẠM VÀO 1 PHA TRONG MẠNG ĐIỆN 3 PHA TT CÁCH ĐIỆN VỚI ĐẤT
Trang 74Mạng hạ áp U ≤ 1kV:
PHÂN TÍCH AN TOÀN KHI NGƯỜI CHẠM VÀO 1 PHA TRONG MẠNG ĐIỆN 3 PHA TT CÁCH ĐIỆN VỚI ĐẤT
cd ng
P ng
R R
U I
+
=
3 3
Mạng cao áp U > 1kV: ng
2 2 2
ng
3 CU I
1 9 C R
ϖ ϖ
=
+
Chú ý: Trường hợp người chạm 1 pha trong khi 1 trong hai pha còn lại chạm đất → Rất nguy hiểm
Trang 75Đối với mạng cao áp:
Việc nối đất trung tính chủ yếu bởi lý do kinh tế Vì ở mạng điện TT nối chỉ chọn cách điện theo điện áp pha, trong khi đó mạng điện trung tính cách điện chọn theo điện áp dây.
Đối với mạng hạ áp:
Việc nối đất trung tính chủ yếu với lý do an toàn cho người và thiết bị.
PHÂN TÍCH AN TOÀN KHI NGƯỜI CHẠM VÀO 1 PHA
TRONG MẠNG ĐIỆN 3 PHA TT NỐI ĐẤT
Trang 76Mạng trung tính cách điện đối đất
Vì có thành phần điện dung và điện dẫn giữa các pha
với đất nên dòng điện qua người nhỏ, có thể không
nguy hiểm đến tính mạng.
- Các pha còn lại, điện áp pha tăng lên điện áp dây
Dòng điện chạm đất nhỏ các thiết bị bảo vệ (cầu chì,
áptômát ) không tác động dẫn đến sự chạm đất duy
trì và ba pha mất đối xứng quá giới hạn cho phép Vì
thế:
+ Phụ tải một pha nối dây trung tính với pha không
chạm đất có thể bị phá hỏng.
+ Người chạm vào pha không chạm đất sẽ nguy
hiểm hơn nhiều so với mạng trung tính nối đất cùng
cấp điện áp.
Phụ tải một pha nối dây trung tính với dây pha bị
ngừng cấp điện → Không đảm bảo tính cung cấp
điện liên tục
Trung tính sẽ phải chịu điện áp pha bên trung áp
(hoặc chịu sóng điện áp khi bị sét đánh) → rất nguy
hiểm cho người và thiết bị.
Mạng trung tính nối đất
Dòng điện qua người lớn hơn nhiều mạng trung tính cách điện (vì người gần như phải chịu toàn bộ điện áp pha đặt vào), nguy hiểm đến tính mạng.
- Các pha còn lại, điện áp được giữ gần như không thay đổi Dòng điện chạm đất lớn, thiết bị bảo vệ dễ dàng tác động cắt phần tử bị chạm đất ra khỏi mạng điện mà không ảnh hưởng đến thiết bị khác Vì thế: + Sẽ an toàn cho người và thiết bị khi có chạm đất + Phụ tải một pha nối dây trung tính với pha không chạm đất vẫn làm việc được bình thường.
+ Người chạm vào pha không chạm đất thì mức độ nguy hiểm gần như lúc chưa có một pha chạm đất.
Phụ tải một pha nối dây trung tính với dây pha không
bị ngừng cấp điện (vì còn có nối đất lặp lại) → Đảm bảo tính cung cấp điện liên tục.
Vì trung tính được nối đất với điện trở nhỏ nên điện áp trung tính nhỏ → An toàn hơn cho người và thiết bị.
Khi dây trung tính bị đứt (phía đầu nguồn)
Khi người chạm vào một pha trong chế độ làm việc bình
thường
Khi có sự xâm nhập từ điện áp cao sang điện áp thấp (cách điện trung áp và hạ áp của
MBA bị hỏng hoặc khi mạng bị sét đánh)
Khi có một pha chạm đất
Từ khóa » Slide An Toàn điện
-
Ky Thuat An Toan Dien - SlideShare
-
AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐIỆN - SlideShare
-
AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG - Ppt Tải Xuống - SlidePlayer
-
Bài Thuyết Trình: Kỹ Thuật An Toàn Về điện - TaiLieu.VN
-
Bài Giảng An Toàn điện - ViecLamVui
-
Slide Thuyết Trình Về An Toàn điện - ViecLamVui
-
Slide Huấn Luyện An Toàn điện - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 33. An Toàn điện - - Thư Viện Bài Giảng điện Tử
-
1. Bài Giảng An Toàn điện.ppt
-
An Toàn điện Slide
-
[PPT] GHI NHỚ: Tai Nạn điện Thường Xảy Ra Khi
-
Bài 33. An Toàn điện Cn T17 Ppt - Nslide
-
Bài Thuyết Trình: Kỹ Thuật An Toàn Về điện