Slogan Có được Bảo Hộ Không? - - ASLAW Law

Hiện nay, hòa nhập vào nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức lựa chọn phương thức đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ với một cơ chế riêng. Nhãn hiệu bao gồm: phần hình hoặc phần chữ hoặc cả hình và chữ .

Để tạo ra khẩu hiệu riêng cho doanh nghiệp mình, slogan được chú ý nhiều hơn. Vậy slogan có được bảo hộ không và cơ chế bảo hộ ra sao?

Slogan được hiểu là khẩu hiệu là cụm từ hoặc câu nói được sử dụng làm tiêu chí và đặc điểm của doanh nghiệp. Slogan thường ngắn gọn và súc tích. Hiện nay pháp luật không có quy định riêng bảo hộ slogan. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa slogan không được bảo hộ. Xét về bản chất, slogan là yếu tố từ ngữ nhìn thấy được, nếu slogan tạo ra được khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ khác thì cũng sẽ được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ như nhãn hiệu.

Tuy nhiên, nếu xem xét thực tế, slogan như một tài sản vô hình của doanh nghiệp, slogan là khẩu hiệu thương mại của công ty, gắn liền với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Như vậy, slogan rất dễ bị từ chối bảo hộ khi trùng vào điểm c khoản 2 Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Dấu hiệu chỉ thời gian , địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng , chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính chất mô ta hàng hóa dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

Điều đó có nghĩa là: nếu slogan mang tính mô tả sản phẩm hàng hóa,thể hiện công dụng, giá trị của sản phẩm thì sẽ bị loại trừ việc bảo hộ. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có một giải pháp khác để slogan của mình được bảo hộ. Đó là chứng minh khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng thực tế.  Trên thực tế, nhiều slogan đã được bảo hộ nhờ cơ chế này. Ví dụ: Slogan của Viettel: “ Hãy nói theo cách của bạn” hay của Bitis: “ Nâng niu bàn chân Việt”.

Thiết nghĩ, mỗi doanh nghiệp khi xây dựng slogan đều hướng tới khả năng phân biệt, khẩu hiệu, phong cách riêng của mình. Vì vậy nhu cầu bảo hộ cho slogan là rất cần thiết. Hiện nay, chưa có cơ chế bảo hộ riêng cho slogan, các doanh nghiệp có thể nhờ sự giúp đỡ của ASLAW – Công ty chuyên về sở hữu trí tuệ để đánh giá khả năng đăng ký và bảo hộ slogan của doanh nghiệp theo cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu.

Từ khóa » Slogan Vay Vốn