Slogan Là Gì – Phân Biệt Slogan Với Tagline Trong Thương Hiệu
Có thể bạn quan tâm
Slogan là gì? nếu dịch nghiã ra tiếng Việt có nghĩa là “khẩu hiệu” – tuy hiểu nôm na là vậy nhưng sologan lại mang một ý nghĩa vô cùng to lớn cho một chiến dịch marketing. Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng nhất có thể để bạn hiểu rõ khái niệm slogan và phân biệt với tagline.
- Slogan là gì?
- Phân biệt Slogan và Tagline
- Yếu tố nào tạo nên một slogan hay?
- Slogan phải có sự liên quan đến thương hiệu
- Khách hàng là người quyết định slogan tốt hay tệ
- Ngắn gọn và truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp
- Bảo đảm được tính trung thực
- Những câu Slogan nổi tiếng nhất của các thương hiệu năm 2021
- Honda: The Power Of Dream
- McDonald’s: i’m lovin’ it
- Apple: Think Different
- Dove: Real Beauty
- Nike: Just Do It.
Slogan là gì?
Slogan trong từ điển tiếng Anh được định nghĩa là “An easily-remembered and frequently repeated phrase which is used in advertising“. Nó có nghĩa là “một cụm từ dễ nhớ, được nhắc lại thường xuyên mà người ta hay sử dụng trong lĩnh vực quảng cáo” hay nói một cách ngắn gọn hơn, slogan là “khẩu hiệu”.
Như đã nói: mục đích lớn nhất của slogan là để tiếp thị, quảng cáo. Các doanh nghiệp sử dụng slogan để thu hút sự chú ý cho thương hiệu của họ. Chúng thường có đặc điểm là ngắn gọn và để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem nhờ việc chơi chữ, điệp âm, mở rộng ngữ nghĩa… cho những câu chữ tưởng chừng rất bình thường.
Có thể nói slogan có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc marketing/quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp. Các chiến dịch marketing thành hay bại đôi khi chính do slogan quyết định!
Slogan là một câu nói ngắn gọn, đôi khi chỉ vỏn vẹn vài từ. Có lẽ vì vậy mà không ít người lầm tưởng rằng việc sáng tạo ra slogan rất dễ, bộ phận Marketing chỉ cần “bịa” đại ra một câu là xong. Sự thật hoàn toàn không phải như vậy! Tuy chỉ là những câu từ hết sức ngắn gọn nhưng slogan là kết tinh của sự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của cả một đội ngũ.
Để có được một slogan hay và ấn tượng, đội ngũ marketing của doanh nghiệp phải suy tính đến nhiều vấn đề như: số lượng từ cho slogan nên là bao nhiêu, âm điệu như thế nào; slogan có phù hợp với nhu cầu khách hàng không, có nổi bật hơn các đối thủ cạnh tranh hay không… Nói chung, để có được slogan chất lượng thì đội ngũ marketing phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức!
Phân biệt Slogan và Tagline
Tagline là gì? Tagline thường dễ bị nhầm lẫn với slogan. Đây là một thuật ngữ trong Marketing – nếu dịch nghĩa tiếng Việt cũng có thể hiểu là “khẩu hiêu”, tuy nhiên đừng nhầm lẫn giữa Slogan và tagline.
|
|
➡️ Tìm hiểu thêm: Chiến lược marketing là gì và các chiến lược marketing cơ bản
Yếu tố nào tạo nên một slogan hay?
Bạn đã nắm được slogan là gì cũng như tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp rồi, vậy bạn có muốn tiếp tục khám phá xem một slogan đạt “chuẩn” thì phải hội tụ những yếu tố nào hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
Slogan phải có sự liên quan đến thương hiệu
Điều kiện đầu tiên để xác định một slogan tốt đó là nó phải có sự liên quan đến thương hiệu của doanh nghiệp. Slogan của bạn đủ ấn tượng, khách hàng thấy một lần là nhớ mãi. Thế nhưng việc ghi nhớ ấy chẳng có ý nghĩa gì nếu họ chẳng biết slogan ấy thuộc về doanh nghiệp nào. Vì vậy, khi thiết kế slogan hãy nhớ rằng nó phải đủ ấn tượng nhưng cũng phải trở thành bộ nhận diện thương hiệu cũng như chiến dịch tạo nên từ slogan đó nữa nhé!
Khách hàng là người quyết định slogan tốt hay tệ
Bạn cảm thấy slogan của mình đã đủ tốt nhưng khách hàng lại không nghĩ vậy. Và nếu không được lòng khách hàng thì slogan của bạn rõ ràng là fail rồi, nó sẽ kéo theo cả chiến dịch marketing của công ty cũng fail theo luôn đó! Vì thế khi thiết kế xong slogan, bạn hãy đem nó để giới thiệu với một số bạn bè, người thân, người quen… và lắng nghe ý kiến của họ về nó xem sao nhé! Nếu slogan của bạn được họ chấp nhận hoặc khen ngợi thì % thành công khi bạn public nó ra thị trường chắc hẳn sẽ cao.
Ngắn gọn và truyền tải được thông điệp của doanh nghiệp
Đặc trưng quan trọng nhất của slogan là ngắn gọn, súc tích. Bạn sẽ nhận ra rằng chẳng có quy tắc nào nói cho bạn biết chính xác slogan phải dài bao nhiêu, chứa bao nhiêu từ. Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu thì độ dài lý tưởng của slogan nên rơi vào khoảng 3 đến 5 từ. Phần lớn khách hàng sẽ không chú ý đến những câu từ dài dòng kiểu “tràng giang đại hải”. Những khẩu hiệu ngắn gọn sẽ dễ gây ấn tượng với họ hơn. Tại sao ư? Bởi vì những câu ngắn dễ ghi nhớ, dễ in sâu vào tâm trí họ hơn những câu dài!
Và slogan chỉ ngắn gọn, súc tích thôi thì chưa đủ, nó còn phải truyền tải được thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến người tiêu dùng nữa. Slogan của bạn phải đọng lại được gì đó trong lòng khách hàng. Nói tóm lại, ngắn và có thông điệp ý nghĩa chính là 2 yếu tố cốt lõi để tạo ra một slogan hay!
Bảo đảm được tính trung thực
Một slogan đạt chuẩn còn phải bảo đảm được tính trung thực. Nó phải được tạo nên dựa trên sự thật chứ không phải là những lời khen có cánh quá đà dành cho thương hiệu của bản thân. Nếu bạn nhận được được rằng sản phẩm của bạn chưa phải là “đỉnh” nhất thì đừng vỗ ngực tự hào khoe với khách hàng rằng “Bạn là nhất”.
Một ví dụ điển hình đó là thương hiệu bia Carlsberg. Họ đã bị khách hàng lên án suốt một thời gian dài chỉ vì họ tung ra khẩu hiệu “Probably the best lager in the world”. Khách hàng chính là những người đánh giá công tâm nhất, họ đã uống và khẳng định dòng bia lager của Carlsberg không phải loại có chất lượng tốt nhất thị trường. Vậy thì cớ sao họ dám khẳng định một cách chắc nịch như thế? Một doanh nghiệp thông minh sẽ biết đề cập đến lợi ích khách hàng trong slogan chứ không phải sa đà vào việc “đánh bóng” bản thân.
➡️ Khám phá: Operation Manager là gì? Tố chất để là một Operation Manager
Những câu Slogan nổi tiếng nhất của các thương hiệu năm 2021
Dưới đây là slogan của một số thương hiệu nổi tiếng để bạn đọc và tham khảo!
Honda: The Power Of Dream
Slogan này của Honda đã quá nổi tiếng, gần như chẳng ai mà không biết đến nó. Nó đáp ứng đủ 2 tiêu chí là ngắn gọn và có ý nghĩa tích cực. Nó nhấn mạnh rằng mỗi người đều ước mơ có một chiếc xe thích hợp và họ chắc chắn phấn đấu để có được nó!
McDonald’s: i’m lovin’ it
McDonald’s là thương hiệu đồ ăn fast food đã quá nổi tiếng và khẩu hiệu cho chiến dịch quảng cáo năm 2015 của họ – “i’m lovin it” vẫn luôn khiến người ta nhớ mãi! Nó là một sự khẳng định đơn giản rằng đồ ăn của họ luôn được người tiêu dùng yêu thích bất chấp những cáo buộc rằng các quán ăn fast food phục vụ thức ăn không lành mạnh, không tốt cho sức khỏe. Slogan của hãng còn nổi tiếng đến nỗi được rapper Pusha T viết thành một bài hát và để Justin Timberlake thể hiện ca khúc này.
Apple: Think Different
Khẩu hiệu quảng cáo “Think Different” của Apple được sử dụng từ năm 1997 cho đến năm 2002. Nó khẳng định điểm độc đáo của Apple cũng như những người sáng lập ra nó. Họ có những suy nghĩ khác biệt, họ dám đi trước đón đầu và họ thành công. Không thể phủ nhận rằng slogan này đã góp sức đưa Apple lên vị trí “ông trùm” ngành công nghệ điện tử như hiện nay.
Dove: Real Beauty
Năm 2004, Dove đã tung ra chiến dịch “Real Beauty” và lấy tên chiến dịch này làm slogan cho doanh nghiệp luôn. Chiến dịch đã thành công vang dội, điều đó rõ ràng có sự góp công rất lớn của slogan. Chỉ 2 từ “Real Beauty” – Vẻ đẹp đích thực thôi nhưng đã đánh trúng hoàn toàn tâm lý của phụ nữ trên khắp hành tinh. Là phụ nữ ai cũng yêu cái đẹp, ai cũng muốn có một mái tóc khiến người khác phải ngưỡng mộ và đó là lý do họ tìm đến Dove!
Nike: Just Do It.
Slogan được đặt ra vào năm 1988 của Nike đã được vinh danh là “Slogan tốt nhất thế kỷ XX”, chỉ vậy cũng đủ hiểu được sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó. Nó mang đến một thông điệp rằng “Cứ làm đi!”. Chỉ cần bạn mặc trang phục của Nike, đội mũ, đi giày của Nike thì bạn làm gì cũng thành công! Chẳng cần suy nghĩ gì hết mà cứ làm thôi, mọi thứ khác đã có Nike lo rồi!
Trên đây là những thông tin Newstimviec muốn chia sẻ đến bạn về khái niệm slogan. Bạn chắc chắn đã hiểu rõ slogan là gì cũng như tầm quan trọng của nó. Bạn cũng đã nắm được các yếu tố làm nên một slogan hay và tham khảo được các slogan ấn tượng của các thương hiệu nổi tiếng rồi. Vậy doanh nghiệp bạn đang làm việc có slogan hay không? Nó có ấn tượng hay không? Chia sẻ cho chúng tôi cùng biết nhé!
Từ khóa » Slogan Khác Biệt
-
Những Slogan Hay Tạo Sự Khác Biệt - Brocanvas
-
1 Slogan Hoàn Hảo Hay 1 Slogan Khác Biệt - Blog
-
Slogan Là Gì, 3 Khác Biệt Giữa Slogan Với Tagline | Vũ Digital
-
Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa Tagline Và Slogan, Tầm Nhìn Và Sứ Mệnh?
-
Đó Là Tagline, Hay Là Slogan?
-
5 Từ Khóa để Có Một Slogan Hay | Sao Kim Branding
-
Slogan Thương Hiệu Là Gì? Sự Khác Biệt Tạo Ra Giá Trị Lớn
-
Cách Phân Biệt Tagline Và Slogan - Digizone Việt Nam
-
Slogan Là Gì? Phân Biệt Slogan Và Tagline | Brade Mar
-
Những Câu Slogan Hay Nhất Mọi Lĩnh Vực Trong Kinh Doanh 2022
-
Sáng Tác Slogan Chuyên Nghiệp - Khác Biệt Và Đột Phá
-
Tagline Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Slogan Và Tagline Là Gì?
-
4 Tiêu Chí Giúp Bạn Có Slogan Hoàn Hảo - Kiến Thức Kinh Doanh