SMC: Sóng Lớn "xìu" Dần Và Góc Khuất Tài Chính đằng Sau Hàng Tồn Kho

Sóng cổ phiếu SMC “ỉu” dần

Sau chu kỳ tăng giá ấn tượng trong vòng 1 năm, cổ phiếu SMC đảo chiều trong sự tiếc nuối của những nhà đầu tư vẫn còn đặt kỳ vọng vào cổ phiếu thép này.

Trước khi nổi sóng, cổ phiếu SMC chỉ loanh quanh khoảng dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn tháng 9/2020. Tuy vậy, SMC đã có hơn một năm hoàng kim với một chu kỳ tăng kéo dài suốt từ tháng 9/2020 cho đến khi lập đỉnh vào tháng 10/2021.

Trong giai đoạn này, thị giá cổ phiếu SMC tăng từ mốc dưới 10.000 đồng/cổ phiếu lên chạm ngưỡng 55.000 đồng/cổ phiếu. Với tốc độ tăng giá này, SMC có thể coi là một trong những cổ phiếu siêu lợi nhuận cho các nhà đầu nắm giữ đúng thời điểm.

SMC: Sóng lớn 'xìu' dần và góc khuất tài chính đằng sau hàng tồn kho
SMC: Sóng lớn chìm dần và góc khuất tài chính đằng sau hàng tồn kho
MPC: Hàng tồn kho đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, tất cả đang thế chấp ngân hàng Yeah 1 (mã YEG): Hàng tồn kho ‘bay hơi' 75% giá trị PVD: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hơn 125 tỷ đồng

Mặc dù vậy, sức cầu của đại gia ngành thép lại có tín hiệu “xìu” dần từ khoảng giữa tháng 10/2021 đến nay. Sau khi chạm đỉnh 55.000 đồng/cổ phiếu, SMC đã bước vào chu kỳ đi xuống và hiện chỉ còn quanh mốc khoảng hơn 40.000 đồng/cổ phiếu. Chưa kể, đà đổ dốc của SMC có còn tiếp tục hay không cũng vẫn là một ẩn số không dễ phán đoán trong thời gian tới.

Điều đáng chú ý là giai đoạn giảm giá của cổ phiếu SMC diễn ra ngay sau khi công ty này đưa ra kết quả kinh doanh 9 tháng 2021 với lợi nhuận tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm ngoái.

9 tháng đầu năm 2021, SMC đạt doanh thu thuần 15.163 tỷ đồng, tăng gần 35% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế 9 tháng lên tới 869 tỷ đồng, tăng trưởng tới 457% so với 9 tháng đầu năm ngoái.

Tăng trưởng lợi nhuận của công ty này trong 9 tháng đầu năm chủ yếu có được nhờ giá trị tăng mạnh lợi nhuận gộp. Cụ thể, lợi nhuận gộp 9 tháng đạt 1.359 tỷ đồng, tăng 183% so với cùng kỳ. Đây là giai đoạn SMC hưởng lợi từ sự tăng giá thép và lợi nhuận gộp tăng mạnh nhờ sự hưởng lợi từ chênh lệch giá nguyên liệu đầu vào nhập thời điểm giá thấp và bán thành phẩm tại thời điểm giá cao.

Góc khuất từ hàng tồn kho

Mới đây, Hội đồng quản trị SMC vừa đưa ra kế hoạch mục tiêu năm 2022 với sản lượng tiêu thụ 1,25 triệu tấn thép các loại, lợi nhuận sau thuế dự kiến 300 tỷ đồng.

Mục tiêu lợi nhuận này khá khiêm tốn so với kết quả kinh doanh mà công ty này đã đạt được trong 9 tháng đầu năm 2021. Điều này cũng cho thấy công ty cũng mường tượng những khó khăn và doanh nghiệp có thể sẽ phải đối diện trong năm 2022, khi mà những cơ hội “trời cho” từ diễn biến tăng giá thép như trong năm 2021 có thể sẽ không còn.

Thậm chí, rủi ro tài chính có thể xuất hiện tạo ra “hiệu ứng ngược” cho SMC nếu như thị trường thép có diễn biến đi xuống, trong khi đại gia thép vẫn đang ôm một khối hàng tồn kho giá trị lớn. Đồng thời, nguồn lực dòng tiền kinh doanh cũng đang được hút mạnh vào kho hàng trị giá nhiều nghìn tỷ của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho hiện đang là nhóm tài sản có giá trị lớn nhất của SMC và có xu hướng tăng khá nhanh trong năm 2021. Tại thời điểm đầu năm, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp này chỉ là 1.804 tỷ đồng và đến cuối tháng 9/2021 đã tăng lên mức 3.469 tỷ đồng (tăng hơn 92% trong 9 tháng đầu năm 2021).

Thực chất, giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp thép tăng cũng là điều tất yếu trong bối cảnh giá nguyên liệu tăng để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh thường kỳ của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp thép khác cũng có tốc độ tăng mạnh hàng tồn kho trong thời gian qua, cụ thể giá trị hàng tồn kho của Hòa Phát (HPG) đã tăng 75% trong 9 tháng đầu năm, hàng tồn kho của Thép Việt Ý (VIS) tăng gần 85%, của Thép Nam Kim (NKG) thậm chí còn tăng 201% trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, xét về cơ cấu hàng tồn kho của SMC cho thấy, công ty đang nhập nguyên liệu nhiều hơn so với nhu cầu sản xuất thường kỳ. Cụ thể, hàng tồn kho là nguyên vật liệu đã tăng từ 622 tỷ đồng đầu năm lên 1.890 tỷ đồng vào cuối tháng 9 (tăng 204%). Trong khi đó, hàng tồn kho là thành phẩm giai đoạn này tăng từ 512 tỷ đồng lên 1.008 tỷ đồng (chỉ tăng 97%, tăng chậm hơn khá nhiều so với tốc độ tăng của nguyên vật liệu).

Việc nhập nguyên liệu nhiều trong giai đoạn giá tăng có thể giúp doanh nghiệp có lãi nhờ “buôn” hàng tồn kho nếu giá nguyên liệu tiếp tục vẫn tăng. Tuy nhiên, “canh bạc” sẽ đổ bể nếu nguyên liệu giảm giá, thậm chí thị trường không giảm mà chỉ đi ngang cũng sẽ là một kịch bản không thuận lợi về tài chính do doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép lớn về chi phí vốn.

Trong khi đó, một vài số liệu tài chính khác của SMC cho thấy khối hàng tồn kho đang hút khá nhiều nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Đây cũng là lý do khiến cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm 2021 của SMC âm tới 1.537 tỷ đồng. Áp lực dòng tiền của SMC theo đó cũng lớn hơn một số doanh nghiệp thép khác, chẳng hạn Tập đoàn Hòa Phát hoặc Tập đoàn Hoa Sen (HSG) tuy cũng tăng mạnh hàng tồn kho, nhưng những công ty này vẫn giữ được dòng tiền thuần kinh doanh dương.

So sánh mức tăng hàng tồn kho của SMC so với một số doanh nghiệp thép khác (tỷ đồng)

SMC

Hòa Phát

Thép Nam Kim

Thép Việt – Ý

Số đầu năm

1.804

26.287

2.371

820

Cuối tháng 9

3.469

46.006

7.138

1516

Tăng trưởng

92%

75%

201%

84,9%

Từ khóa » Tôn Smc