SMT Là Gì? Ứng Dụng Máy Tự động Trong Sản Xuất Linh Kiện điện Tử

Ngành sản xuất linh kiện điện tử đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Với nhiều khu công nghiệp được mở ra, nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tăng lên. Kéo theo sự phát triển về các ngành công nghiệp với những tiến bộ công nghệ được áp dụng. Điều này mang tới hi vọng Việt Nam sớm trở thành một đất nước phát triển công nghiệp. 

Để điều đó trở thành sự thật, người Việt cần liên tục mở rộng kiến thức, nắm bắt cơ hội học hỏi, đi tắt đón đầu những công nghệ mới, phát triển thế mạnh ta đang có. Trong bài viết này, hãy cùng VCC tìm hiểu thuật ngữ SMT là gì? Ứng dụng của nó trong ngành sản xuất linh kiện điện tử như thế nào?

Mục lục chính

Toggle
  • SMT là gì?
    • Lịch sử phát triển của công nghệ SMT
      • Nếu như trước kia, PCB được lắp ráp bằng cách:
  • Các thuật ngữ liên quan tới SMT
  • Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ dán bề mặt SMT
    • Ưu điểm của SMT
    • Nhược điểm của công nghệ dán bề mặt SMT
  • Các công đoạn trong sản xuất linh kiện điện tử
  • Công ty chế tạo máy tự động theo yêu cầu cho ngành sản xuất linh kiện điện tử
    • Tài liệu tham khảo:

SMT là gì?

Theo Wikipedia, SMT tiếng Anh là Surface Mount Technology, có nghĩa là Công nghệ dán bề mặt. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành chế tạo điện tử. Được hiểu đơn giản là công nghệ trong ngành chế tạo bo mạch điện tử.

SMT là gì? Máy tự động trong ngành sản xuất linh kiện điện tử
Bảng mạch sử dụng công nghệ SMT trong USB

Lịch sử phát triển của công nghệ SMT

Bắt đầu được thiết kế phần lớn bởi IBM vào năm 1960. Và công nghệ dán bề mặt được gọi là “planar mounting” (Lắp phẳng). Ban đầu SMT được ứng dụng để chế tạo 1 chiếc máy tính. Sau đó nó được áp dụng để chế tạo thiết bị dẫn hướng tự động cho tên lửa. 

IBM là một tập đoàn công nghệ đa quốc gia thành lập từ năm 1911. 

Đến năm 1986, các linh kiện gắn trên bề mặt chiếm nhiều nhất 10% thị trường, nhưng đã nhanh chóng trở nên phổ biến. Vào cuối những năm 1990, phần lớn các cụm mạch in điện tử công nghệ cao bị chi phối bởi các thiết bị gắn kết bề mặt. Lúc này việc lắp ráp bảng mạch in (PCB) bằng phương pháp tự động hóa đã tăng lên. 

Nếu như trước kia, PCB được lắp ráp bằng cách:

  • Cắm các linh kiện lên bo mạch xuyên qua các lỗ trên mạch inhay PCB có sẵn. Linh kiện cần có chân đủ dài để cắm xuyên sang mặt bên kia. Sau đó thao tác hàn gắn sẽ được thực hiện bằng hàn sóng hoặc hàn tay ở bên đó. 
Chế tạo bảng mạch điện tử bằng phương pháp đục lỗ
Bảng mạch đục lỗ sẵn trên thị trường

Thì khi SMT ra đời, PCB được thực hiện 1 cách tự động hóa. Linh kiện được máy gắp lên khỏi vị trí sau đó đặt vào bảng mạch in và hàn tự động. Công nghệ này được thực hiện với sai số cực nhỏ. Được thực hiện bởi máy tự động chính xác, điều khiển bằng máy tính hoàn toàn, từ việc gắp, lắp, hàn tới công nghệ kiểm tra camera vision.

smt-trong-sản-xuất-bảng-mạch-điện-tử-tự-động

Chính những ưu điểm và lợi thế mà SMT mang lại đã khiến công nghệ này rất nhanh được nhìn nhận và ứng dụng mạnh mẽ.

Ngày nay công nghệ gắn trên bề mặt là công nghệ chính được sử dụng để lắp ráp PCB trong sản xuất điện tử. Các thành phần của SMT có thể được chế tạo rất nhỏ và có thể các loại được sử dụng trong hàng tỷ, đặc biệt là tụ điện và điện trở SMT.

Các thuật ngữ liên quan tới SMT

Thuật ngữ SMp Hình thức mở rộng
SMD Thiết bị gắn trên bề mặt (linh kiện chủ động, thụ động và cơ điện)
SMT Công nghệ gắn kết bề mặt (công nghệ lắp ráp và gắn kết)
SMA Lắp ráp gắn trên bề mặt (mô-đun được lắp ráp bằng SMT)
SMC Các thành phần gắn trên bề mặt (các thành phần cho SMT)
SMP Gói gắn kết bề mặt (dạng hộp SMD)
SME Thiết bị gắn trên bề mặt (máy lắp ráp SMT)

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ dán bề mặt SMT

Ưu điểm của SMT

Công nghệ gắn bề mặt SMT là một ứng dụng của tự động hóa mức cao. Nó được thừa hưởng các ưu điểm mà tự động hóa mang lại cho ngành công nghiệp sản xuất như:

  • Giảm chi phí lao động
  • Năng suất tăng
  • Chất lượng đồng bộ

Nhược điểm của công nghệ dán bề mặt SMTsmt là gì SMT trong ngành sản xuất linh kiện điện tử

  • SMT được chế tạo với kích thước nhỏ, khoảng cách hẹp, vì thế việc sửa chữa cũng khó khăn hơn. 
  • Các chất hàn sử dụng được trong sản xuất PCB bằng công nghệ tự động hóa ngày càng ít. 
  • SMT chỉ thực hiện được bằng các thiết bị tự động hóa. Điều này yêu cầu doanh nghiệp sản xuất phải đầu tư máy móc, thiết bị. Điều này không hẳn là nhược điểm. Bởi tự động hóa đang là xu hướng phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
  • SMT không phù hợp với việc chế tạo thủ công hoặc tự động hóa thấp. Vốn đầu tư ít hay quy mô nhỏ cũng vậy. Đây là một lý do tại sao nhiều công nghệ gắn xuyên lỗ vẫn được sản xuất.

Các công đoạn trong sản xuất linh kiện điện tử

Ngày nay, một bo mạch – tùy vào yêu cầu sử dụng được thiết kế – mà có thể chế tạo theo công nghệ xuyên lỗ, hoặc theo công nghệ SMT, hoặc kết hợp cả hai. Việc áp dụng công nghệ SMT mang lại một trình độ sản xuất tự động hóa cao độ và mang lại năng suất cũng như sự linh động cực cao trong việc thay đổi model sản xuất.

Quy trình sản xuất bảng mạch điện tử bằng SMT được thực hiện hoàn toàn tự động. Một dây chuyền sản xuất PCB theo công nghệ SMT bao gồm các máy tự động theo quy trình:

Loader -> Screen Printer -> SPI -> Chip mounter -> Refflow -> AOI -> Unloader -> VM Inspection -> Ultrasonic PCB Cleanning

Quy trình sản xuất bảng mạch điện tử PCB bằng công nghệ SMT

– Bộ nạp Loader nạp thành phần đầu vào dây chuyền sử dụng máy tự động Loader.

– Quy trình 1: In hỗn hợp hàn (Solder paster Printer).

– Quy trình 2: Kiểm tra hỗn hợp hàn (Solder paster inspection – SPI)

– Quy trình 3: Lắp đặt linh kiện, Chip (Mounter)

– Quy trình 4: Hàn linh kiện bằng lò Hàn hồi lưu (Reflow)

– Quy trình 5: Kiểm tra mối hàn bằng máy tự động kiểm tra Quang học AOI (Auto Optical Inspection)

– Bộ Unloader dỡ sản phẩm khỏi băng chuyền chuyển sang quy trình kiểm tra. Máy tự động Unloader.

– Quy trình 6: Kiểm tra mối hàn bằng máy kiểm tra tia X (X-ray inspection)

– Quy trình 7: Rửa, sấy mạch điện tử với máy rửa tự động sử dụng sóng siêu âm.

– Quy trình 8: Đóng gói sản phẩm.

Công ty chế tạo máy tự động theo yêu cầu cho ngành sản xuất linh kiện điện tử

Hiện nay, ngành chế tạo máy tự động theo yêu cầu tại Việt Nam đang phát triển và đã đạt được những dấu ấn nhất định trên thị trường quốc tế. Là một doanh nghiệp Việt tham gia vào thị trường chế tạo máy ngành công nghiệp hỗ trợ từ những ngày đầu. Công ty Cổ phần Công nghệ Năng lực Việt tự hào là đối tác tin cậy của nhiều doanh nghiệp FDI Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,… Chúng tôi chuyên chế tạo máy theo yêu cầu cho những ngành như:

  • Sản xuất linh kiện ô tô, xe máy, xe đạp điện…
  • Sản xuất linh kiện điện tử, bảng mạch PCB
  • Sản xuất thực phẩm
  • Vận chuyển tự động hàng hóa trong sản xuất với xe tự hành AGV
  • Sản xuất may mặc, in ấn…

các doanh nghiệp vốn Nhật Bản, là đối tác thân thiêt

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu chế tạo máy theo yêu cầu với chất lượng Nhật Bản tại Việt Nam. vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NĂNG LỰC VIỆT ( VCC TECH )

Trụ sở chính: Lô đất số B2-3-3b, KCN Nam Thăng Long – P. Thụy Phương – Q. Bắc Từ Liêm – TP. Hà Nội. 

  • Hotline/Zalo: 0934 683 166
  • Tel: (+84)24.37805300 – Fax: (+84)24.37805301
  • Mail: contact@vcc-group.vn
  • Website: www.vcc-tech.vn

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ, P. Máy Tơ, Q.Ngô Quyền, TP. Hải Phòng

– Tel: (+84)225.883.2161 – Fax:(+84)225.883.2162

VPĐD TP.HCM: P7-03.OT.08 Toà Nhà PARK 7 , KĐT Vinhomes Central Park , số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, P. 22, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

– Tel: (+84)986 003 885

Tài liệu tham khảo:

Wikipedia – Surface-mount technology – https://en.wikipedia.org/wiki/Surface-mount_technology

Công ty Cổ phần Công nghệ Năng Lực Việt

Email: contact@vcc-group.vn

Hotline/Zalo: 0934683166

Website: www.vcc-tech.vn

Trụ sở chính và nhà máy tại Hà Nội: Lô đất số B2-3-3b Khu công nghiệp Nam Thăng Long - P. Thụy Phương - Q. Bắc Từ Liêm - TP. Hà Nội.Tel: (+84)24.37805300 - Fax: (+84)24.37805301

HN: https://g.page/vcc-group-vn?share

VPĐD Hải Phòng: Số 25 Điện Biên Phủ , Phường Máy Tơ , Quận Ngô Quyền , Thành Phố Hải Phòng.Tel: (+84)0225.883.2161 - Fax: (+84)0225.883.2162

HP: 

VPĐD TP.HCM: Lô D6, Đường số 3, Khu công nghiệp Bình Chiểu, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

HCM:https://goo.gl/maps/nbfXTor3UzLxmSTQA

Từ khóa » Học Smt